Thứ tư, 01/05/2024 01:00
|
Hà nội 21*C/61%
Chủ nhật, 13/03/2022 06:30

Vì sao phụ nữ mắc nhiều triệu chứng hậu Covid-19 hơn nam giới?

Trong khi phụ nữ có nhiều khả năng đối mặt với mất ngủ, lo lắng, kinh nguyệt thất thường, nhiễm nấm và rụng tóc thì nam giới thường bị khó thở hậu Covid-19.

Nhiều nghiên cứu ở phương Tây đã kết luận rằng các triệu chứng và mức độ nghiêm trọng của hội chứng Covid kéo dài có sự phân định rõ ràng giữa nam và nữ.

Trong khi phụ nữ có nhiều khả năng đối mặt với mất ngủ, lo lắng, kinh nguyệt thất thường, nhiễm nấm và rụng tóc thì nam giới thường bị khó thở hậu Covid-19.

Theo một số nghiên cứu nhất định, các triệu chứng ở giai đoạn đầu khi mắc COVID-19 ở cả đàn ông và phụ nữ hầu như tương tự nhau. Tuy nhiên, nữ giới phải đối mặt với những di chứng hậu COVID-19 nghiêm trọng hơn và cũng mất nhiều thời gian hơn để hồi phục so với nam giới.

hoi chung hau covid (2)

Ảnh minh họa.

Một bài báo của Lancet được xuất bản vào tháng 11 năm 2020, trong khi tỷ lệ tử vong của trường hợp Covid-19 trên toàn cầu cao hơn ở nam giới so với phụ nữ, ở một số quốc gia, chẳng hạn như Ấn Độ, tỷ lệ tử vong ở phụ nữ cao hơn.

“Nghiên cứu đa trung tâm ở Tây Ban Nha được thực hiện vào năm 2021 chỉ ra rằng phụ nữ trên 45 tuổi dễ phát triển các triệu chứng hậu COVID-19 hơn. Ngoài ra, các triệu chứng ở phụ nữ rất khác biệt, như rối loạn giấc ngủ, đánh trống ngực, lo lắng, đau đầu, mệt mỏi, huyết áp thấp và rụng tóc. Trong khi đó, khó thở là triệu chứng chính của nam giới” - Tiến sĩ Charu Dutt Arora, bác sĩ tư vấn và Trưởng khoa về bệnh truyền nhiễm, Bệnh viện Châu Á Ameri Health ở Faridabad (Ấn Độ) cho biết.

Tiến sĩ Honey Savla, Chuyên gia tư vấn Nội khoa, Bệnh viện Wockhardt, Mumbai nghiên cứu cũng ghi nhận nhiều bệnh nhân kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh và rong kinh ở mức tối đa.

Ngoài ra, tình trạng rụng tóc kéo dài trong nhiều tháng, đặc biệt là ở nhóm trẻ tuổi. Nhiều người có lượng đường trong máu cao, và cũng có những phàn nàn về tình trạng dễ mệt mỏi và khó thở kéo dài. Đặc biệt, các ca nhiễm nấm sinh dục sau COVID-19 gia tăng kể từ làn sóng dịch thứ 2 tại Ấn Độ.

hoi chung hau covid (1)

Ảnh minh họa.

Tiến sĩ Arora giải thích, điều đó xảy ra bởi vì ở cấp độ phân tử, mức IL-6 – 1 chất miễn dịch cao hơn ở phụ nữ trong thời kỳ hậu Covid-19. Các chuyên gia khuyến nghị nhân viên y tế bắt buộc phải điều chỉnh phương pháp điều trị hội chứng COVID kéo dài dựa trên giới tính của bệnh nhân.

Các nghiên cứu cũng cho thấy rằng phụ nữ bị các triệu chứng sau Covid nhiều hơn nam giới và cũng mất nhiều thời gian hơn để hồi phục.

Các triệu chứng COVID kéo dài phổ biến nhất ở nam và nữ

- Mệt mỏi

- Đau nhức cơ

- Huyết áp thấp

- Tức ngực

- Khó thở

- Đau đầu

-> Di chứng hậu Covid-19: “Tôi cảm thấy như có người khác sống trong cơ thể mình”

T. Linh (Theo Hindustantimes)  
Mỗi tối ăn 1 tép tỏi, điều kỳ diệu gì xảy ra với cơ thể bạn?
Tưởng bị viêm khớp, đi khám phát hiện ra hội chứng ống cổ tay
Mặt biến dạng sau 3 ngày cắt môi hình trái tim
Cách cải thiện mề đay mẩn ngứa từ cây nhà lá vườn
Áo chống nắng dày hay mỏng chống tia UV tốt hơn?
Ngủ bên chồng, mơ làm 'chuyện ấy'... với kẻ lạ
Rách hậu môn, thủng trực tràng do đạp xe
Tin tưởng bạn trai, cô gái sốc khi gặp phải bệnh khó nói
Sai lầm khi bật quạt mùa hè có thể gây đột quỵ
Đi bộ 11 phút mỗi ngày tăng tuổi thọ, giảm nguy cơ tử vong sớm
Liên tiếp trẻ bị đuối nước, bác sĩ cảnh báo an toàn trong kỳ nghỉ dài
6 bí quyết cân bằng nội tiết tố tự nhiên, không cần thuốc
Cảm giác nôn nao khi đói là dấu hiệu của bệnh gì?
Hình dạng khuôn mặt tiết lộ tính cách gì của bạn?
Người phụ nữ đột quỵ sau khi làm “chuyện ấy”
Giá đỗ có thực sự giúp sung sức trong 'cuộc yêu''?
Vì sao tập thể dục thường xuyên vẫn tăng cân vù vù?
Bé trai 3 tuổi ngộ độc chì nguy kịch sau khi uống thuốc nam
Bổ sung chất xơ đúng cách tránh đầy hơi, chuột rút
Hà Nội vào đỉnh dịch tay chân miệng: Chuyên gia chỉ dấu hiệu không nên chủ quan
Xem thêm