Thứ sáu, 22/11/2024 13:05     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ bảy, 27/04/2024 05:00

Bí mật kinh hoàng trong phòng ngủ của con gái 17 tuổi

Ngày nào cũng ôm điện thoại từ 0 giờ đêm cho đến khoảng 1h sáng, nữ sinh 17 tuổi khiến gia đình “sốc” nặng khi biết sự thật những việc làm hàng đêm của con.

Từ học sinh giỏi đến muốn bỏ học vì… nghiện điện thoại

Mới đây, Viện Sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận nữ bệnh nhân 17 tuổi ở Hà Nội với biểu hiện chậm chạp, đêm ngủ ít, chán ăn, bỏ học, mệt mỏi, học hành sa sút…

Được biết, thiếu nữ hiện đang trong đội tuyển học sinh giỏi của trường. Theo người nhà bệnh nhân, do học xa nhà nên em ở nhà người thân và được bố trí phòng riêng. Khi vừa vào lớp 10, bố mẹ đồng ý cho em sử dụng điện thoại. Thời gian đầu em chỉ dùng điện thoại trong việc học bài nên bố mẹ hoàn toàn an tâm.

Được một thời gian, thấy con gái có biểu hiện “nghiện” điện thoại, gần như không lúc nào rời, cộng với việc cô giáo phản ánh việc con tự ý nghỉ học, nên gia đình đã lắp camera theo dõi trong phòng con.

Người thân của bệnh nhân cho biết thêm, thời gian gần đây từ 0 giờ đêm cho đến khoảng 1h sáng, ngày nào em cũng chơi điện thoại.

“Mấy hôm đầu tiên con chưa biết có camera, tôi phóng to ra thì thấy màn hình điện thoại có những hình ảnh mang tính khiêu dâm. Đó là hình ảnh, video chat sex với những người bạn mà con quen qua mạng xã hội. Khi biết có camera theo dõi thì con liền trèo lên rút wifi ra. Nửa đêm thấy vậy tôi liền mở cửa, tịch thu luôn điện thoại và báo cho mẹ của con để tìm hiểu”, người thân của bệnh nhân cho biết thêm.

dien thoai

Ảnh minh họa

Theo lời mẹ của bệnh nhân, khi kiểm tra điện thoại chị đã bị sốc vì những nội dung trong tin nhắn của của con gái với những người kết bạn qua Facebook.

“Những câu chuyện con kể với bạn hoàn toàn không có thật, nào là bố mẹ bỏ nhau, ly dị, con phải sống một mình… Con bé cũng nhắn tin với nhiều người khác nhau, có cả những bạn sống ở nước ngoài”, mẹ của bệnh nhân cho biết.

Sau khi bị thu giữ điện thoại, con gái bắt đầu có nhiều biểu hiện chán ăn, mệt mỏi, chậm chạp không muốn tiếp xúc nói chuyện với mọi người, không muốn đi học và luôn đòi nghỉ học.

Bố mẹ cần lưu ý gì khi con đến tuổi vị thành niên?

TS Trịnh Thị Bích Huyền - Viện Sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, sau khi thăm khám, bác sĩ đã cho đơn thuốc về nhà và tới đây bệnh nhân vẫn còn phải qua bước đánh giá tâm lý thì mới có thể kết luận bệnh án được. Tuy nhiên, đánh giá về tình hình sức khỏe ban đầu, bác sĩ cho biết đây là một dạng của căn bệnh rối loạn tâm lý tuổi vị thành niên.

Chuyên gia này cũng cho đây là trường hợp may mắn được phát hiện kịp thời: “Nếu không được phát hiện sớm, bệnh nhân sẽ nghiện internet thì hậu quả nặng nề với sức khỏe. Ngoài ra, bệnh nhân kết bạn với những người lạ nhưng có những hành vi như khiêu dâm, ảnh sex thì hậu quả vô cùng nguy hiểm nếu một ngày nào đó những hình ảnh ấy lan bị lan tràn trên mạng xã hội ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần”.

Bác sĩ Huyền chia sẻ từng có nhiều vụ án mạng thương tâm xuất phát từ những mối quan hệ qua mạng xã hội mà mình không biết đối tượng mình đang quan hệ là ai.

Qua đây, TS. BS Trịnh Thị Bích Huyền đưa ra lời khuyên đối với các bậc cha mẹ, ở độ tuổi vị thành niên, những thay đổi về nhận thức, thể chất, tâm lý và cảm xúc thường làm cho trẻ nhạy cảm hơn với mọi thứ xung quanh. Trẻ gặp khó khăn trong việc tự điều chỉnh để thích nghi trong mối quan hệ với mọi người và những vấn đề khác trong cuộc sống.

Theo chuyên gia, về mặt bản chất, trong tiến trình phát triển, ở tuổi vị thành niên các con có sự thay đổi lớn về cơ thể, về hormone, ngoại hình, tâm tính, thay đổi về hành vi, nhận thức…

Vì vậy, các bậc phụ huynh cần thường xuyên quan tâm đến con, nhất là ở độ tuổi vị thành niên trẻ có biểu hiện rất khác thường nằm ngoài tầm kiểm soát cảm xúc của các con. Bản thân người lớn cũng cần phải học hỏi kiến thức để thường xuyên đồng hành với các con trong các độ tuổi và hãy là bạn của chính con mình.

-->> Bé gái 12 tuổi bị xâm hại sinh con: Chuyên gia nhắn nhủ gì với phụ huynh?

Thúy Ngà  
Cha mẹ hướng con học 4 ngành này ra trường không lo thất nghiệp
5 thói quen phải uốn nắn cho con trước 6 tuổi, sau tuổi này muốn dạy cũng khó
Trẻ cãi lại khi bị bố mẹ mắng: Nên mừng hay lo?
Mẹ yêu bà nội hay bà ngoại hơn?
5 điều báo động khi trẻ thường xuyên xem điện thoại
Con cả và con thứ ai thông minh hơn?
Làm gì để giúp trẻ tránh tổn thương tâm lý sau lũ lụt?
Trẻ ngủ muộn nguy hiểm như thế nào, đi ngủ mấy giờ là tốt nhất?
Khác biệt về tính cách giữa những đứa trẻ hoạt ngôn và trầm tính
Vì sao bố mẹ Phần Lan dạy trẻ khoe thất bại?
Xử lý thế nào khi con cái trưởng thành vẫn 'ăn bám' cha mẹ?
Có nên cho trẻ ngủ chung với cha mẹ, mấy tuổi cần ngủ riêng?
Có nên dạy con làm việc nhà, mấy tuổi là phù hợp?
Nỗi khổ người giàu khi dạy con
Gia đình có em bé thứ 2, con lớn ngủ với ai là tốt nhất?
Biết 3 điều này cha mẹ hãy mạnh dạn cho trẻ khóc
Con cái thừa hưởng trí thông minh từ bố hay mẹ?
Bí quyết dạy con của gia đình Thụy Điển
3 điều cần nói với trẻ khi dạy về kỹ năng an toàn
Cha mẹ thường cấm con nghịch nước nhưng không hay biết 5 điều bất ngờ
Xem thêm