Thứ hai, 22/04/2024 10:01
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ hai, 22/04/2024 10:01

“Đu trend” pha mắm tôm vào trà sữa: Thú vui đánh đổi nguy cơ ngộ độc

Nhiều người “sởn gai ốc” khi chứng kiến mạng xã hội xuất hiện hàng loạt clip trà sữa kết hợp với các loại nguyên liệu như hành lá, ớt tươi, thậm chí là mắm tôm. Điều này khiến chuyên gia phải lên tiếng cảnh báo.

Trà sữa từ lâu là món được rất nhiều người yêu thích. Thức uống này cũng thường được sáng tạo theo nhiều cách pha chê và nguyên liệu khác nhau, thế nhưng ngay sau khi món "trà sữa - mắm tôm" xuất hiện trên mạng xã hội đã gây bão cộng đồng mạng với những ý kiến trái chiều. Không ít người để lại bình luận "rùng mình", "ghê sợ", "thấy đau bụng" khi xem các clip.

Thậm chí, ngay cả các chuyên gia cũng cho rằng, việc kết hợp trà sữa với mắm tôm chỉ là chiêu trò câu view “lố bịch” chứ không ai dám thử.

Empty

Một tài khoản Tiktok đăng tải cảnh bỏ mắm tôm vào trà sữa và review thử nhận được rất nhiều lượt tương tác (Ảnh: MXH)

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, chuyên gia về Công nghệ thực phẩm cho rằng, việc kết hợp trà sữa với mắm tôm sẽ làm mất đi hương vị của đồ uống, mất an toàn thực phẩm và tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm.

Ông Thịnh cho rằng, việc kết hợp trà sữa, mắm tôm sau đó đưa lên mạng xã hội có lẽ chỉ là để “mua vui”, mục đích tạo sự thu hút, tò mò của người xem và chính người sáng tạo ra món đồ uống có thể cũng không dám sử dụng.

“Với các nguyên liệu như hành lá, cá chiên hay mắm tôm, dù đã được nấu chín cũng không nên kết hợp với trà sữa. Ngoài ra, đây đều là nguyên liệu nặng mùi, gây mất vị đồ uống, thậm chí là phản cảm với người dùng. Nếu cố tình sử dụng, người dùng bị ngộ độc thực phẩm, rối loạn tiêu hóa dẫn tới tiêu chảy là không tránh khỏi”, ông Thịnh cho hay.

Ngay với cả trà sữa truyền thống, ông Thịnh cũng khuyên mọi người không nên sử dụng quá thường xuyên, vì đây là đồ uống cao năng lượng sẽ gây tăng cân, béo phì một cách nhanh chóng. Theo đó, ngoài đường, thành phần của trà sữa chính là kem béo pha với bột trà và chất phụ gia. Khi sử dụng, cơ thể phải hấp thụ nhiều chất béo bão hòa, dẫn tới tăng cân nhanh.

Không chỉ có vậy, việc dùng nhiều trà sữa còn ảnh hưởng rất lớn đến gan, thận của người dùng và là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh lý không lây khác. Hiện nay, không ít cửa hàng trà sữa còn dùng bột màu thay cho bột trà tự nhiên. Do có hương vị tương đồng, người dùng khó có thể nhận ra, nhưng thành phần thực tế lại là chất hóa học tổng hợp.

Nếu uống quá nhiều hoặc lượng phụ gia được thêm vào quá ngưỡng, khi tích tụ lâu dài sẽ là gánh nặng của gan và thận, làm suy giảm chức năng của các bộ phận này. Ngoài ra, việc tiêu thụ quá nhiều đường cũng khiến cho gan, thận phải hoạt động quá tải, từ đó ảnh hưởng đến chức năng của bộ phận này.

tra sua

Uống nhiều trà sữa và thường xuyên có thể tăng nguy cơ thừa cân, béo phì (Ảnh minh họa)

Đặc biệt, hiện không ít người tự mua trà và sữa về rồi pha theo sở thích, việc làm này PGS Nguyễn Duy Thịnh cho rằng, cũng không nên thực hiện. Nguyên nhân là do nguyên liệu, thành phần làm trà sữa mua ở chợ hay các cửa hàng chưa chắc đã đảm bảo chất lượng.

Ngoài ra, việc kết hợp trà và sữa nếu xét về mặt khoa học là không nên. Bởi các protein casein trong sữa sẽ làm suy giảm các hợp chất trong trà. Trong khi đó, các hợp chất này có tác dụng tăng cường bảo vệ cơ thể chống các bệnh tim mạch. Ngược lại, trà cũng đẩy nhanh quá trình đào thải canxi của sữa trước khi cơ thể kịp hấp thu.

Do vậy, khi sử dụng đồ uống này chỉ nên mua ở những nơi uy tín, được kiểm định an toàn về chất lượng. Không nên uống trà sữa bán ở vỉa hè, không uống trà sữa có quá nhiều đường sữa và không uống chúng nhiều lần trong ngày.

-->> “Chữa lành” hay đu trend để "rách nát" hơn?

Thúy Ngà  
“Đu trend” pha mắm tôm vào trà sữa: Thú vui đánh đổi nguy cơ ngộ độc
Dấu hiệu u xơ tử cung thường gặp là gì?
Chuyên gia y tế thế giới bàn chiến lược cải thiện sức khỏe và bất bình đẳng giới
Thịt gà có 6 dấu hiệu này tuyệt đối không ăn
Cải thiện ngồi lâu giúp tăng tuổi thọ ở người lớn tuổi
Loại thực phẩm giúp vui vẻ cả ngày phải bổ sung thường xuyên trong bữa ăn
Hoạt động thể chất làm giảm 23% nguy cơ bệnh tim
Công thức “vàng” cho bữa ăn nhẹ dinh dưỡng, tiện lợi từ sữa tươi và yến mạch
Hoại tử vùng rốn sau khi hút mỡ bụng theo quảng cáo trên mạng
Tập thể dục buổi tối giúp giảm 61% nguy cơ tử vong sớm
Chế độ ăn của người dân Vùng xanh: Bí quyết sống lâu sống khoẻ
Lão hoá và và 4 cách làm chậm lại sự già đi của cơ thể
Cao huyết áp uống rượu được không?
Bé gái 12 tuổi bị xâm hại sinh con: Chuyên gia nhắn nhủ gì với phụ huynh?
Tủ lạnh mất điện bảo quản được thực phẩm trong bao lâu?
Bị rối loạn tâm thần vì loại đồ uống khó bỏ
Liên tiếp các trường hợp tử vong, ngừng tim khi chạy bộ: Bác sĩ khẩn thiết đưa cảnh báo
Trẻ bị sổ mũi, hắt hơi: Nguyên nhân và giải pháp
Phạm 4 điều kiêng kỵ khiến nhiều người ngộ độc khi uống sữa
4 bệnh truyền nhiễm lây lan do sóng nhiệt
Xem thêm