Thứ ba, 19/11/2024 08:44     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ ba, 12/03/2024 09:30

Độc đáo lễ hội kén rể ở Hà Nội

Ngày 2/2 Âm lịch hàng năm, người dân làng Đường Yên tổ chức lễ hội kén rể với nhiều nghi thức và trò chơi dân gian độc đáo nhằm tưởng nhớ công ơn của nữ tướng Lê Hoa.

Empty

Lễ hội kén rể thôn Đường Yên (Xuân Nội, Đông Anh) có từ ngàn xưa, được tổ chức vào ngày 2 tháng Hai Âm lịch và được phục dựng lại từ năm 2001 sau 60 năm thất truyền, với nhiều nghi lễ và trò chơi dân gian, thể hiện tinh thần hiếu học, tinh thần thượng võ của dân tộc. Người dân thôn Đương Yên không biệt lứa tuổi háo hức chờ đến giờ tổ chức Lễ hội.

Empty

Không khí lễ hội kén rể nhộn nhịp qua từng ngõ ngách khiến nhiều người dân nơi đây háo hức chờ đợi đến đúng giờ tổ chức.

Empty

Người dân nóng lòng chờ thời điểm lễ hội kén rể chính thức diễn ra.

Empty

Đúng 14 giờ, Lễ hội được diễn ra với mở màn là màn biểu diễn trống hội tỏng sự náo nhiệt và hào hứng của người dân thôn Đường Yên.

Empty

Theo truyền thuyết dân gian và thần phả của đình thì bà Lê Hoa là một danh tướng của Hai Bà Trưng và là người có công chữa bệnh cho dân làng Đường Yên được dân làng tôn vinh thờ phụng. Chuyện kể rằng khi Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa đánh giặc Đông Hán (năm 40-43) thì ở làng Đường Yên có bà Lê Hoa (còn gọi là Ả Lự) tuổi 17-18 vẫn chưa lấy chồng, tình nguyện đi theo Hai Bà Trưng.

Empty

Sau đó bà Lê Hoa chiêu mộ quân sĩ ở các nơi và về Đường Yên làm lễ khao quân vào ngày 25 tháng chạp. Sau khi Hai Bà Trưng thắng trận lên ngôi vua, hai bà phong tước cho bà Lê Hoa là “Nữ sử anh phong”, “Tuệ tĩnh phu nhân”.

Empty

Khi đất nước thanh bình bà Lê Hoa vinh qui bái tổ về làng Đường Yên thì “kiếm gươm vứt bỏ lại hiền như xưa”. Vì là nữ tướng nên khi nước nhà không còn khói lửa đao binh thì phải làm tròn bổn phận của người con gái là đi lấy chồng. Và lễ hội “kén rể” ra đời từ đó.

Empty

Một thành viên trong ban giám khảo cho biết, từ xưa truyền lại thì lễ hội kén rể có những phần thi trong lễ kén rể tái hiện những công việc thường ngày của cư dân lúa nước, gửi gắm trong đó những ước vọng về một cuộc sống ấm no, mùa màng tươi tốt.

Empty
z5239194505895_9b148efc008a66dcc0545574a7175934 (1)

Ban tổ chức cho biết, trước khi diễn ra lễ hội kén rể khoảng một tháng thì các thành viên trong làng đã chuẩn bị và tập luyện công phu. Việc chọn người tham gia được tiến hành kỹ lưỡng. Người đóng vai mẹ của đức Thánh bà Lê Hoa (tức “Mẫu Bà”) phải là người đẹp song toàn, gia đình ổn định. Còn hai chàng rể và người đóng vai đức Thánh bà phải là trai thanh gái lịch, chưa có gia đình.

Empty

Lễ kén rể được chia làm hai phần, gồm phần lễ và phần hội. Phần lễ chính là đám rước trọng thể đưa thần hoàng làng từ đền về đình tế lễ. Trong khi đó, phần hai gồm nhiều trò chơi dân gian tái hiện ở vùng trung du và đồng bằng Bắc bộ. Ở phần thi kén rể sẽ tái hiện 3 trò chơi thể thử tài đối với những chàng rể.

Empty
Empty

Các bậc cao niên trong làng dâng lễ lên Thành Hoàng Làng trước khi lễ hội kén rể diễn ra.

Empty
Empty

Nghi thức múa hổ tại lễ hội kén rể.

Empty
Empty

Phần thi "thi cày” trên sân gạch đòi hỏi hai người đóng giả trâu và người cày cũng như người dẫn đường phải hết sức thông minh và khéo léo.

z5239194490142_aeacb6a4501f7d710eb53419721a6774 (1)

Phàn thi "câu ếch" - người đóng giả làm ếch là các em nhỏ. Ban giám khảo sẽ chấm điểm cao cho những “chú ếch” nhảy khỏe, nhảy nhanh. Ngoài ra, phần thi chó trên chõng, người nào chọc chó kêu to, người đó thắng cuộc năm 2023 không tổ chức.

Empty

Phần thi chọc chó, nếu chó kêu thì đội đó giành chiến thắng.

Empty

Ở phần thi cuối cùng là "bắt chạch" trong chum tạo ra nhiều tiếng cười nhất với người dân cũng như du khách.

Empty

Sau 3 phần thi, Ban giám khảo sẽ chấm cho điểm bằng thẻ. Kết thúc mỗi cuộc thi, Ban giám khảo tuyên bố ai giành phần thắng sau đó cộng thêm điểm thẻ chọn người chiến thắng. Cuối cùng khi kết thúc các phần thi, người thắng cuộc sẽ được cùng nữ tướng làm lễ vinh quy bái tổ.

z5239194787677_e7777453b697158d36f764a5a28bb6ec (1)

Cuối cùng, dân làng tổ chức múa hát mừng cho đôi trai tài gái sắc đã nên duyên. Lễ hội là dịp để dân làng và du khách các nơi có dịp ôn lại truyền thống lịch sử, giúp cho các thế hệ nhất là thế hệ trẻ có một tình yêu quê hương đất nước trong sáng

Thúy Ngà  
Mất hơn 30 triệu đồng, nam thanh niên vội vàng nhập viện sau lần vào phòng khám tư
Nhiễm ký sinh trùng nguy hiểm do thói quen ôm chó mèo
Quán cà phê lạ hút giới trẻ đến thử cảm giác nằm trong quan tài
Công ty Nhật Bản gặp mặt gia đình thực tập sinh Việt Nam
Nữ sinh phố núi Gia Lai vào Đại học Fulbright nhờ suất học bổng từ cấp 2
Ra mắt sách giới thiệu BĐS Việt Nam với người nước ngoài, tặng toàn bộ tiền cho bệnh nhân ung thư
Người dưới 18 tuổi không được chơi một game quá 60 phút mỗi ngày
Kiếm hàng trăm triệu mỗi năm nhờ... khóc thuê
'Cà phê chị em' ở Điện Biên: Nơi những người phụ nữ tìm lại vị thế của mình
Cứu sống người đàn ông 38 tuổi bị ngộ độc thuốc trừ sâu
Hồi sinh bãi bồi dưới chân cầu Long Biên - Hà Nội
Đang cấp cứu trong viện vẫn phải đến ngân hàng xác định danh tính để được rút tiền
Nghệ nhân phố cổ Hà Nội 60 năm giữ nghề kim hoàn thủ công truyền thống
Thị trấn 2.000 dân, 52 năm mới có một em bé chào đời
VinFuture xây cầu nối đưa khoa học Việt Nam vươn tầm toàn cầu
Bóng đá và bóng chuyền Thanh Hóa cùng nhau 'lên đỉnh' trong 1 ngày
Mọc lông khắp người sau 3 tháng tự dùng thuốc gia truyền để tăng cân
Vì sao 11/11 hằng năm được chọn là Ngày lễ Độc thân?
Phẫu thuật kịp thời cho bé gái 26 ngày tuổi bị thoát vị bẹn
Cụ ông gần 100 tuổi mắc ung thư đại tràng
Xem thêm