Thứ năm, 21/11/2024 09:07     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ ba, 30/04/2024 18:57

Vụ “chặt chém” khách Tây 3 quả dứa 500 nghìn đồng gây xôn xao dư luận

Vụ “chặt chém” khách Tây 3 quả dứa 500 nghìn đồng tại quận Hoàn Kiếm, Hà Nội gây xôn xao dư luận trong nước vì làm ảnh hưởng uy tín tới du lịch Việt Nam.

Bất chấp "chặt chém", "chèo kéo" khách du lịch quốc tế

Trên mạng xã hội lan truyền clip vụ việc tranh cãi giữa một người bán hàng và nhóm du khách. Theo clip, nhóm du khách đã tỏ ra rất bất bình vì bị người bán hàng rong "chặt chém" ba quả dứa giá 500 nghìn đồng.

Thực hư vụ việc xảy ra, vào ngày 27/4, trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, Hà Nội xảy ra vụ việc một người bán hàng rong đã bán cho du khách nước ngoài 3 quả dứa với giá 500 nghìn đồng. Vì thấy giá cao, hai du khách đã to tiếng và hết sức tức giận với người bán hàng.

Đến tối 29/4 lực lượng chức năng đã xác định được danh tính người bán hàng trong video và lập hồ sơ xử lý theo quy định của pháp luật.

Người bán hàng rong là bà N.T.T (sinh năm 1968, huyện Phúc Thọ, Hà Nội), đang thuê trọ theo ngày trên địa bàn phường Phúc Tân, quận Hoàn Kiếm. Tại cơ quan công an bà T. đã viết cam kết không tái phạm.

Clip lan truyền trên mạng xã hội và khiến cộng đồng mạng lên án vì việc “chặt chém” du khách làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh du lịch của TP Hà Nội cũng như Việt Nam nói chung.

3 qua dua 500k

Hình ảnh du khách bức xúc vì mua 3 quả dứa 500 nghìn đồng được cắt ra từ clip

Du khách Việt Nam - Quốc tế "phẫn nộ" trước sự "chặt chém" của người bán hàng

Bán hàng rong tại các con đường trung tâm trên Hàng Ngang, Hàng Đào hay các phố lân cận thu hút đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước là chuyện bình thường. Điều bất bình thường ở đây là khi các du khách chứng kiến vụ "chặt chém" chỉ với 3 quả dứa giá 500 nghìn đồng là "hét quá cao". Điều này không thể xảy ra.

Cuối tháng 3/2024 cơ quan chức năng quận Hoàn Kiếm đã xử phạt hành chính một người bán hàng rong khi bán 4 chiếc bánh rán với giá 50.000 đồng cho hai vị khách nước ngoài.

Dạo quanh một vòng khu vực phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội, không khó để phát hiện những gánh hàng rong bán hàng với giá cao hơn rất nhiều so với thị trường.

Du khách Việt cũng không tránh khỏi bị "chặt chém" cho nên với những du khách nước ngoài không rành tiếng Việt, rất khó để họ tránh được những chiếc bẫy này.

Báo Công Thương dẫn lời ông Nguyễn Minh Mẫn - Giám đốc Marketing Công ty TST Touris cho rằng: "Không riêng gì vụ 3 quả dứa bán 500 nghìn đồng, mà gần đây có khá nhiều clip ghi lại hình ảnh khách du lịch quốc tế vì rào cản ngôn ngữ nên khi gặp những người bán hàng rong chèn ép, bắt mua trái cây và lấy luôn tờ tiền mệnh giá cao. Có trường hợp có người phát hiện hỗ trợ, còn riêng trường hợp 3 quả dứa 500 nghìn đồng có lẽ là du khách đã từng nhiều lần đến Việt Nam mới phản ứng dữ dội với cách bán buôn chụp giật của người kinh doanh tại điểm du lịch như vậy".

Ông Vũ Thế Bình - Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam - nhấn mạnh nhiều nước trên thế giới có quy định rõ ràng việc tăng giá vào dịp lễ Tết. Nhưng ở Việt Nam việc này còn chưa được kiểm soát chặt chẽ khiến việc quản lý giá cả, dịch vụ rất khó.

"Việc tăng giá như vậy rất nguy hiểm. Không dịp lễ Tết nào không xảy ra vấn đề, phản ánh của du khách về nạn chặt chém. Người quản lý địa phương cần có trách nhiệm hơn khi để xảy ra vấn đề này. Nếu địa phương không thể quản lý, ngăn chặn, xử lý sẽ khiến địa điểm du lịch mất hình ảnh, sụt giảm khách nghiêm trọng", ông Vũ Thế Bình nói.

Thực tế, không chỉ du khách quốc tế bị “chặt chém”, mà khách du lịch trong nước cũng khó tránh khỏi tình trạng bị “móc ví” từ các hoạt động dịch vụ du lịch, nhất là vào dịp lễ Tết.

Vì vậy, sau vụ việc du khách Tây bị "chặt chém" 3 quả dứa với giá 500 nghìn đồng cần tăng cường sự quản lý của cơ quan chức năng để kiểm soát và ngăn chặn tình trạng tăng giá không đáng có. Thúc đẩy đầu tư vào hạ tầng du lịch, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ du lịch giữ nguyên giá cả hàng năm.

Đồng thời, tăng cường thông tin, giáo dục cộng đồng và các đơn vị làm du lịch về lợi ích của việc phát triển bền vững và bình ổn giá trong du lịch. Có cơ chế giám sát, chế tài nghiêm trong việc không tuân thủ niêm yết giá, đội giá, “chặt chém”... để không làm ảnh hưởng tới ngành du lịch Việt Nam.

-> Vụ hai xe khách tông nhau ở Gia Lai: 1 xe chạy tốc độ 84km/h

Hoàng Ly  
50 năm hành trình rực rỡ của trường Tiểu học Dịch Vọng A - Hà Nội
2 cô giáo Sóc Trăng nhận giải thưởng “Nhà giáo trẻ tiêu biểu” năm 2024
Quỹ Vì Tầm Vóc Việt: “Mô hình hành động tập thể” tạo thay đổi tích cực và bền vững cho cộng đồng
Băng rừng 'gieo chữ' nơi bản làng Hà Giang
Cô giáo mầm non bám trường gieo chữ nơi miền núi Quảng Ninh
Nhà khoa học VinFuture: Giao thông xanh là giải pháp cho ô nhiễm không khí đô thị
Tâm sự thầy giáo trường Y: Thích 'mổ xẻ' để tìm cái đẹp cho đời
“Tiếng oan” sau vô lăng thầy dạy lái xe
Cô giáo 17 năm vào chùa mở lớp học cho trẻ em nghèo, khuyết tật
Giáo dục lấy hạnh phúc làm trọng tâm: Xu hướng tạo nên sự thay đổi tích cực trong trường học
Mất hơn 30 triệu đồng, nam thanh niên vội vàng nhập viện sau lần vào phòng khám tư
Nhiễm ký sinh trùng nguy hiểm do thói quen ôm chó mèo
Quán cà phê lạ hút giới trẻ đến thử cảm giác nằm trong quan tài
Công ty Nhật Bản gặp mặt gia đình thực tập sinh Việt Nam
Nữ sinh phố núi Gia Lai vào Đại học Fulbright nhờ suất học bổng từ cấp 2
Ra mắt sách giới thiệu BĐS Việt Nam với người nước ngoài, tặng toàn bộ tiền cho bệnh nhân ung thư
Người dưới 18 tuổi không được chơi một game quá 60 phút mỗi ngày
Kiếm hàng trăm triệu mỗi năm nhờ... khóc thuê
'Cà phê chị em' ở Điện Biên: Nơi những người phụ nữ tìm lại vị thế của mình
Cứu sống người đàn ông 38 tuổi bị ngộ độc thuốc trừ sâu
Xem thêm