Thứ tư, 15/05/2024 22:16
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ hai, 29/04/2024 22:27

Tưởng bị viêm khớp, đi khám phát hiện ra hội chứng ống cổ tay

Đi khám bác sĩ sau khi xuất hiện tình trạng cổ tay bị tê, đau dù đã dùng thuốc mua ở nhà một thời gian không khỏi, bà Nguyễn Thị Minh ở Nam Định khá bất ngờ khi bác sĩ kết luận mình bị hội chứng ống cổ tay.

Ban đầu, bà Minh nghĩ mình bị thoái hóa hay viêm khớp nên tự mua thuốc này về điều trị nhưng không khỏi. Đây là lần đầu tiên bà nghe nói tới hội chứng ống cổ tay.

Chia sẻ về trường hợp của bà Mình, ThS. BSCKII Ly Rina hiện đang công tác tại Bệnh viện An Việt cho biết rất nhiều người cũng thường lầm tưởng như vậy và không biết tới hội chứng này dù nó ngày càng phổ biến hơn.

BSCKII Ly Rina cho biết hội chứng ống cổ tay là một hội chứng thường gặp. Đây là tình trạng dây thần kinh giữa bị chèn ép trong ống cổ tay. Việc phát hiện và điều trị sớm rất quan trọng.

Tuy chưa có con số thống kê cụ thể nhưng số bệnh nhân đi khám mắc hội chứng này trong những năm gần đây có chiều hướng gia tăng.

z5298654790096_0f48de033256b2b18390ec46289e69c3

BSCKII Ly Rina cho biết, hội chứng ống cổ tay là một hội chứng thường gặp và có chiều hướng gia tăng trong những năm gần đây

Nguyên nhân gây ra hội chứng ống cổ tay có rất nhiều nhưng thường gặp như công việc vận động cổ tay nhiều, chấn động rung do dụng cụ cầm tay, thoát vị bao hoạt dịch khớp cổ tay, viêm, xơ hoá các dây chằng vùng cổ tay… Hội chứng này còn hay gặp trong các trường hợp viêm đa dây thành kinh do đái tháo đường, nhiễm độc rượu mãn tính…

Khi bị viêm ống cổ tay, người bệnh thường có cảm giác tê bì tay chân, dị cảm, đau buốt do kim châm hoặc rát bỏng ở vùng da thuộc chi phối của dây thần kinh giữa. Đau tăng dần về đêm hoặc khi gấp duỗi cổ tay nhiều lần. Ngoài ra, người bệnh cũng khó cầm nắm, các động tác khéo léo của bàn tay giảm hay đánh rơi đồ vậy. Các triệu chứng này thường tăng về đêm.

BSCKII Ly Rina cho biết tình trạng chèn ép thần kinh giữa kéo dài khiến người bệnh bị hẹp ống cổ tay, gây đau, tê, giảm hoặc mất cảm giác vùng da tay thuộc chi phối của thần kinh giữa, nặng hơn có thể gây teo cơ, giảm chức năng và vận động bàn tay.

Với bệnh nhân bị hội chứng ống cổ tay cần tránh các cử động lặp lại nhiều lần của cổ tay, dùng nẹp cổ tay cho những bệnh nhân có công việc phải cử động cổ tay nhiều. Cùng với đó là điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

BSCKII Ly Rina nhấn mạnh, được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh có thể khỏi hoàn toàn, ngược lại sẽ gây ra những tổn thương và di chứng kéo dài làm ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt và công việc của người bệnh. Chính vì thế, khi xuất hiện các triệu chứng cảnh báo cần tới gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị.

P.V  
5 loại rau củ giúp giải nhiệt tự nhiên, thanh lọc cơ thể vào mùa hè
6 thói quen hàng ngày khiến chứng lo âu tồi tệ hơn
Điều gì xảy ra với cơ thể khi tiêu thụ quá nhiều muối?
Cẩn trọng đột quỵ - căn bệnh nguy hiểm ai cũng dễ mắc
Những rủi ro “khôn lường” khi ăn hàu sống
Công dụng chữa “bách bệnh” của rau diếp cá
Điều gì xảy ra với cơ thể khi bổ sung quá nhiều chất xơ mỗi ngày?
Bị lạc nội mạc tử cung nên và không nên ăn gì?
5 đồ uống buổi sáng giúp kiểm soát huyết áp mà không cần thuốc
Nhiều người ngáy to nhưng tỉnh dậy vẫn một mực phủ nhận, vì sao vậy?
Nhầm lẫn tai hại trong tiệm spa
9 bước cần thực hiện để xây dựng một lối sống lành mạnh
Biết 5 tác dụng này sẽ hiểu vì sao nhiều người uống nước dừa mỗi ngày
Bé 5 tháng tuổi mặt sưng nề do thói quen tai hại từ người lớn
Ung thư đại trực tràng ở Mỹ tăng 500%, ngày càng trẻ hoá độ tuổi
Giải pháp cải thiện ù tai, nghe kém ở người cao tuổi từ thảo dược
Người Việt thích thưởng trà nhưng đa số mắc 3 sai lầm tai hại
Mùa hè nóng nực ăn kem mỗi ngày có tốt không?
Không còn khàn tiếng, u xơ dây thanh quản nhờ bí quyết thảo dược
7 triệu chứng cholesterol cao thường bị bỏ qua ở phụ nữ tuổi 40
Xem thêm