Thứ tư, 01/05/2024 13:59
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ bảy, 16/04/2022 07:30

10 điều cha mẹ cần nắm rõ khi tiêm vaccine Covid-19 cho trẻ 5 - 11 tuổi

Theo chuyên gia y tế, có 10 điều khi tiêm vaccine Covid-19 cho trẻ từ 5 - 11 tuổi cha mẹ cần biết để giúp con tiêm an toàn, khỏe mạnh.

Tại Việt Nam, có khoảng 8,2 triệu trẻ em từ 5 - 11 tuổi trên cả nước chuẩn bị tiêm vaccine Covid-19. Đại diện Chương trình Tiêm chủng mở rộng (Bộ Y tế) cho biết tiêm cuốn chiếu theo các lớp, mỗi trẻ tiêm hai liều vaccine Covid-19 cùng loại, cách nhau 4 tuần, không tiêm trộn.

Hai loại vắc xin được sử dụng là Pfizer (trẻ 5 - 11 tuổi) và Moderna (trẻ 6 - 11 tuổi), gồm một liệu trình hai mũi tiêm cách nhau 4 tuần. Vắc xin Pfizer có liều tiêm 0,2 ml chứa 10 mcg vắc xin; vắc xin Moderna có liều tiêm là 0,25 ml, chứa 50 mcg vắc xin.

tiem-vaccine-tre-em-164999-4883-9791-1649996462

Học sinh lớp 6 tại Hạ Long, Quảng Ninh, tiêm vaccine Covid-19 ngày 14/4 (Ảnh: Cổng Thông tin chính phủ)

Theo Bác sĩ CKII Ngô Thị Hiếu Minh - Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa Đức Giang, có 10 điều cần biết giúp gia đình chuẩn bị cho con tiêm vaccine phòng Covid-19 an toàn, khỏe mạnh.

Vì sao cần tiêm chủng trẻ 5-11 tuổi?

Bác sĩ Minh cho biết, từ trẻ sơ sinh đến người cao tuổi đều có thể mắc Covid-19, vì vậy cần tiêm vaccine là giải pháp hàng đầu trong phòng ngừa dịch bệnh. Các nước đều đánh giá vaccine Covid-19 hiệu quả trong phòng bệnh, tái nhiễm, diễn biến nặng.

Cơ chế vaccine hoạt động như thế nào?

Có hai loại vaccine được phê duyệt để tiêm cho trẻ em, gồm của hãng dược Pfizer và Moderna. Cả hai đều được sản xuất theo công nghệ mRNA, tức bọc một đoạn gene của virus trong một lớp bảo vệ, gọi là kháng nguyên, đưa vào cơ thể để kích thích hệ miễn dịch sản sinh kháng thể triệt tiêu kháng nguyên này.

Khi nào trẻ không nêm tiêm vaccine Covid-19?

Trẻ bị dị ứng trong lần đầu tiêm chủng vaccine Covid-19, dị ứng bất kỳ thành phần nào của vaccine thì không được tiêm chủng. Trẻ đang mắc bệnh cấp tính, đang trong một đợt điều trị corticoid (thuốc kháng viêm) liều cao hoặc bệnh mạn tính tiến triển, nên trì hoãn tiêm chủng.

Trẻ bị dị ứng có nên tiêm vaccine?

Trẻ bị dị ứng thông thường, ví dụ viêm mũi dị ứng, dị ứng thời tiết, có thể tiêm vaccine Covid-19. Trường hợp trẻ bị dị ứng nặng, sốc phản vệ với bất kỳ dị nguyên nào như thuốc, thức ăn, nên vào viện theo dõi khi tiêm chủng.

Trẻ khỏi Covid-19 có cần tiêm vaccine?

Trẻ khỏi Covid-19 vẫn cần tiêm chủng do miễn dịch tạo ra khi mắc bệnh không tồn tại lâu trong cơ thể. Thời điểm tiêm vaccine là ba tháng sau khi mắc bệnh.

Cha mẹ cần chuẩn bị gì cho trẻ trước khi tiêm vaccine Covid-19?

Bác sĩ Minh cho biết, trẻ thường có tâm lý sợ tiêm, sợ bác sĩ. Vì vậy, trước khi đưa trẻ đến điểm tiêm chủng, phụ huynh cần trò chuyện, chuẩn bị tâm lý cho con. Sự phân tích, động viên kịp thời sẽ giúp trẻ không bị căng thẳng trong quá trình tiêm.

Người giám hộ cần giữ sức khỏe ổn định cho trẻ trước, trong và sau khi tiêm. Nếu trẻ bị ốm, có biểu hiện bệnh đường hô hấp hoặc nghi mắc Covid-19, gia đình nên hoãn tiêm cho trẻ.

covidd

Trẻ khỏi Covid-19 ít nhất 3 tháng mới được tiêm vaccine (Ảnh minh họa)

Các phản ứng phụ trẻ có thể gặp sau tiêm?

Sau tiêm, trẻ thường có các phản ứng thông thường như sốt, sưng đau tại chỗ tiêm, mệt mỏi... nữ bác sĩ khuyên cha mẹ hãy cùng con ở lại điểm tiêm chủng ít nhất 30 phút để theo dõi, xử trí phản ứng phản vệ nếu có.

Theo dõi sức khỏe trẻ như thế nào sau khi tiêm vaccine?

Chuyên gia y tế khuyến cáo, khi về nhà, phụ huynh cần tiếp tục theo dõi chặt các dấu hiện trên cơ thể trẻ. Trẻ nhỏ thường hiếu động, không ngồi yên tại chỗ lâu, đôi khi chưa thể nói hoặc mô tả kỹ lưỡng các dấu hiệu như người lớn. Do đó, cha mẹ chủ động theo dõi sát diễn biến của con.

Nếu trẻ sốt cao trên 38,5 độ C, gia đình hãy cho uống thuốc hạ sốt và bổ sung nhiều nước. Trẻ nên ăn nhiều trái cây, vitamin, vi chất để hệ miễn dịch hoạt động đáp ứng tốt nhất. Trường hợp bị sưng, đau tại vết tiêm, phụ huynh không nên đắp bất cứ vật gì lên vết tiêm tránh ảnh hưởng đến tác dụng vaccine.

Cha mẹ theo dõi thời gian sốt của trẻ. Trường hợp sốt quá 24 tiếng, sốt cao, khó hạ, không đáp ứng với thuốc hạ sốt, gia đình phải cho nhập viện. Nếu trẻ chỉ sốt trong vòng 24 tiếng, tỉnh táo, không đau ngực, khó thở, có thể theo dõi tiếp tại nhà.

Sau khi tiêm vaccine, trẻ có thể gặp phản ứng viêm cơ tim song tỷ lệ này rất thấp. Triệu chứng viêm cơ tim xuất hiện từ sau thời điểm tiêm cho đến 7 ngày trong tuần đầu sau tiêm và chỉ xuất hiện trong thời gian này. Tuy nhiên, cơ chế này chưa được các chuyên gia trên thế giới giải thích rõ. Trường hợp trẻ đau ngực, khó thở, đây là các dấu hiệu phản ứng nặng, gia đình cần đưa đến bệnh viện để cấp cứu.

Sau khi tiêm vaccine, trẻ có cần ăn kiêng hoặc hạn chế nhiều hoạt động?

Tốt nhất sau tiêm 2-3 ngày đầu trẻ không nên vận động mạnh. Nguyên nhân là bé sẽ có phản ứng quá mức gây khó thở, tim đập nhanh, mệt mỏi... Các triệu chứng này khiến chúng ta bị "nhiễu" khó phân biệt là do trẻ vận động mạnh hay do phản ứng với vaccine để xử trí kịp thời.

Sau tiêm cũng như người lớn, trẻ kiêng các chất kích thích rượu, bia, cà phê. Gia đình nên cho trẻ ăn uống đầy đủ, uống nhiều nước, ăn hoa quả. Nước dừa là nước trái cây rất tốt khi sử dụng cho trẻ sốt virus, sốt xuất huyết, cân bằng điện giải, gia đình có thể cho con uống sau tiêm.

Khi nào trẻ có thể đi học và hoạt động bình thường?

Bác sĩ Minh cho biết, sau 24 - 48 giờ, nếu trẻ khỏe mạnh, sức khỏe bình thường, gia đình có thể cho đến trường.

-->> Trẻ em cần tiêm nhắc lại vaccine Covid-19 không?

Thúy Ngà  
4 biện pháp phòng ngừa tránh say nắng cực hiệu quả
Có nên tắm nhiều lần để giải nhiệt khi trời nắng nóng?
Hầu hết người già sống tới 80 không làm 4 điều này ở tuổi 60
Mỗi tối ăn 1 tép tỏi, điều kỳ diệu gì xảy ra với cơ thể bạn?
Tưởng bị viêm khớp, đi khám phát hiện ra hội chứng ống cổ tay
Mặt biến dạng sau 3 ngày cắt môi hình trái tim
Cách cải thiện mề đay mẩn ngứa từ cây nhà lá vườn
Áo chống nắng dày hay mỏng chống tia UV tốt hơn?
Ngủ bên chồng, mơ làm 'chuyện ấy'... với kẻ lạ
Rách hậu môn, thủng trực tràng do đạp xe
Tin tưởng bạn trai, cô gái sốc khi gặp phải bệnh khó nói
Sai lầm khi bật quạt mùa hè có thể gây đột quỵ
Đi bộ 11 phút mỗi ngày tăng tuổi thọ, giảm nguy cơ tử vong sớm
Liên tiếp trẻ bị đuối nước, bác sĩ cảnh báo an toàn trong kỳ nghỉ dài
6 bí quyết cân bằng nội tiết tố tự nhiên, không cần thuốc
Cảm giác nôn nao khi đói là dấu hiệu của bệnh gì?
Hình dạng khuôn mặt tiết lộ tính cách gì của bạn?
Người phụ nữ đột quỵ sau khi làm “chuyện ấy”
Giá đỗ có thực sự giúp sung sức trong 'cuộc yêu''?
Vì sao tập thể dục thường xuyên vẫn tăng cân vù vù?
Xem thêm