Thứ sáu, 22/11/2024 14:54     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ tư, 01/05/2024 05:48

Có nên tắm nhiều lần để giải nhiệt khi trời nắng nóng?

Thời tiết nắng nóng, cơ thể dễ ra mồ hôi khiến nhiều người có thói quen tắm liên tục để giải nhiệt. Thói quen này liệu có tốt?

Tác hại khi tắm nhiều lần trong ngày

Gây tổn thương da

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học tại trường Đại học Asahi (Nhật Bản), việc tắm nhiều lần trong ngày sẽ ảnh hưởng đến hệ vi sinh bề mặt của da, mất đi các vi khuẩn có lợi khi sử dụng nhiều hóa chất hay xà phòng sát khuẩn.

Đối với một số người, việc liên tục tiếp xúc với hóa chất trong dầu gội, sữa tắm có thể tác động lên bề mặt da gây thay đổi độ ẩm của da, kích ứng, khô, rạn, nứt da... Từ đó, phá vỡ hàng rào vật lý kèm thay đổi hệ vi sinh bề mặt da trước đó, có thể là nguồn gốc xuất phát các ổ nhiễm khuẩn. Đặc biệt, người già có sức đề kháng yếu, người bệnh về da sẵn có, tổn thương da trong hội chứng Cushing, rất dễ dẫn đến tình trạng nhiễm khuẩn.

tam 1

Ảnh minh họa

Tăng nguy cơ ung thư da

Khi tắm, những động tác kỳ cọ, chà xát mạnh vô tình làm da bị bào mòn bởi các hóa chất có trong xà bông và sữa tắm. Điều này sẽ vô cùng nguy hiểm nếu bạn thường xuyên phải tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, đặc biệt vào những ngày hè tia UV cực mạnh có thể dễ dàng xuyên qua lớp biểu bì, làm tăng nguy cơ bệnh ung thư da.

Nhiệt độ cơ thể bị thay đổi liên tục

Tắm nhiều lần trong ngày khiến cơ thể bị thay đổi nhiệt độ liên tục, không có lợi cho sức khỏe. Theo nghiên cứu tại Trường đại học Wisconsin - Madison, Mỹ, những người tiếp xúc với sự thay đổi nhiệt độ có nhiều khả năng mắc các bệnh về đường hô hấp.

Khi đó người bệnh sẽ có các triệu chứng như hắt hơi, ho, đau họng. Đặc biệt ở người già hay trẻ em, những người có hệ thống điều nhiệt không thích ứng đầy đủ.

Tắm bao nhiêu lần trong ngày nắng nóng?

Theo tiến sĩ Elaine Larson - chuyên gia bệnh truyền nhiễm trường Đại học Columbia (Mỹ), tốt nhất chỉ nên tắm từ 1 - 2 lần/ngày. Đồng thời, mỗi lần tắm chỉ nên dưới 10 phút và tốt nhất nên thực hiện các bước dưỡng ẩm ngay sau khi tắm để hạn chế việc da bị khô hay tổn thương.

David Leffell - một chuyên gia da liễu từ Đại học Yale (Mỹ) cho biết, vào những ngày nắng nóng ngoài việc tắm rửa liên tục, bạn có thể loại bỏ vi khuẩn và mồ hôi bằng cách dùng khăn bông lau nhẹ nhàng toàn bộ cơ thể.

Bên cạnh đó, thói quen thường xuyên thay quần áo khi ra nhiều mồ hôi cũng là một cách hiệu quả để loại bỏ vi khuẩn và hạn chế việc cơ thể bốc mùi.

tam 2

Ảnh minh họa

Lưu ý khi tắm trong mùa hè nắng nóng

Không nên tắm khi vừa đi ngoài nắng về

Tắm khi vừa đi nắng về có thể giúp cơ thể cảm thấy mát mẻ và thoải mái hơn một chút, nhưng thực tế thì đây là một việc làm hết sức nguy hiểm. Khi vừa đi ngoài trời nắng về, nhiệt độ cơ thể còn rất cao. Nếu tắm ngay lúc này sẽ làm cho nhiệt độ thay đổi đột ngột, có thể gây ra đột quỵ.

Ngoài ra, tắm ngay khi cơ thể đang toát mồ hôi, lỗ chân lông vẫn còn mở rộng, sẽ khiến hơi nước sẽ ngấm vào lỗ chân lông có thể dẫn đến tình trạng ho, sốt, viêm phổi,…

Nếu bạn muốn tắm thì chỉ nên để thân nhiệt ổn định lại sau khoảng 10 phút hoặc tốt nhất là 30 phút rồi mới tắm.

Không nên tắm nước quá lạnh

Nhiệt độ cơ thể bình thường của cơ thể con người là khoảng 36,5 độ C. Việc tắm nước quá lạnh sẽ tạo ra sự chênh lệch nhiệt độ lớn giữa cơ thể và môi trường. Điều này khiến chúng ta dễ đối mặt với tình trạng sốc nhiệt.

Khi tắm bằng nước lạnh do nhiệt độ nước quá thấp, cơ thể sẽ cảm thấy lạnh buốt, sinh ra một loạt phản ứng kích ứng, như tim đập nhanh, huyết áp tăng cao, co cơ, thần kinh căng thẳng…

Nước lạnh có thể khiến nhiệt độ cơ thể giảm đột ngột, khiến các lỗ chân lông bị co lại, các vi mạch dưới da cũng bị co lại ảnh hưởng đến tuần hoàn máu. Theo đó, nhiệt độ nước thích hợp nhất để tắm trong mùa hè là khoảng 20 - 25 độ C.

Không nên tắm khuya

Thời tiết nắng nóng khiến mọi người khó ngủ. Vì vậy, nhiều người thường vô tắm muộn cho mát rồi mới đi ngủ. Tuy nhiên, việc tắm khuya trong ngày hè có thể gây tắc mạch máu. Vì vậy, cần tuyệt đối bỏ thói quen này.

Phương Anh  
Kết hợp chặt chẽ viện - trường, đổi mới đào tạo bác sĩ nội trú để nâng chất lượng nhân lực y tế
Bí quyết hết đau lưng do gai cột sống của cô Miện
Nhiễm trùng đường hô hấp trên ở trẻ và cách cải thiện
TPBVSK K3 đóng góp vào thành công giải Golf Vòng tay nhân ái lần thứ 2
Tìm hiểu về polyp thanh quản và cách cải thiện hiệu quả
Vai trò của y tế tại các giải đấu thể thao
3 phụ nữ Việt trên 50 tuổi lại có 1 người mắc bệnh loãng xương
Suy thận độ 2, phù như cây chuối hột - Thử cách này!
Tiểu đêm nhiều có phải do thận kém?
26 tuổi phát hiện ung thư tuyến giáp nhờ lần khám sức khoẻ định kỳ
Bé 22 tháng tuổi nuốt hạt táo đỏ bị thủng ruột
Mổ thay khớp háng có tốt không, để lại những biến chứng gì?
Gia tăng trẻ viêm màng não khi thời tiết thay đổi: Dấu hiệu nhận biết, phòng bệnh thế nào?
Bí quyết khắc phục chậm nói, tăng động, khó ngủ ở trẻ
Nhiễm Herpes lây sang cả chồng sau lần đến spa
Chảy nước dãi khi ngủ cảnh báo bệnh gì?
Luôn nghĩ mình tài giỏi, cô gái trẻ 'té ngửa' khi đi khám bác sĩ tiết lộ điều này
Người già gãy xương khớp háng nguy hiểm thế nào, phòng tránh ra sao?
Hơn 30.000 người Việt tử vong do tai nạn thương tích mỗi năm
Trẻ mắc sỏi bàng quang hiếm gặp do bố mẹ tự ý chữa tại nhà
Xem thêm