Chủ nhật, 05/05/2024 08:59
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ năm, 14/04/2022 08:02

Trẻ mắc COVID-19 bao lâu có thể tiêm vắc xin?

Theo Bộ Y tế, trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi đã mắc Covid-19 sẽ trì hoãn việc tiêm chủng vắc xin phòng sau khi khỏi bệnh ít nhất 3 tháng.

Tại Hội nghị trực tuyến về triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho người đã mắc COVID-19 vừa diễn ra, các chuyên gia đã thống nhất chủ trương tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi đã mắc COVID-19 sau khi khỏi bệnh ít nhất 3 tháng, tiêm các liều cơ bản cùng loại vắc xin cho trẻ.

Theo hướng dẫn sàng lọc của Bệnh viện Nhi trung ương, các bé đã mắc COVID-19 có hai trường hợp: thứ nhất là hoãn tiêm 2 tháng kể từ ngày khởi phát; thứ hai có thể tiêm sớm hơn ngay sau khi trẻ khỏi bệnh khi đã xem xét từng cá thể, có cân nhắc giữa lợi ích tiêm ngừa và nguy cơ có thể xảy ra rủi ro.

Nếu bé bị bệnh nặng khi mắc COVID-19 như hội chứng viêm đa cơ quan (MIS-C) thì nên hoãn tiêm cho đến khi bé hồi phục hoàn toàn, chuyển tiêm tại bệnh viện nếu đủ điều kiện được tiêm.

tiem vaccine

Trẻ khỏi Covid-19 ít nhất 3 tháng mới được tiêm vaccine

Trước đó, tại Hội nghị trực tuyến về tập huấn tiêm chủng vắc xin Covid-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi diễn ra vào chiều 31/3, GS Phan Trọng Lân, Cục trưởng Y tế dự phòng, Bộ Y tế, cho rằng nên tiêm vắc xin Covid-19 cho trẻ 5-11 tuổi sau khi khỏi bệnh khoảng 3 tháng.

"Trẻ em mắc Covid-19 nhẹ nên có thể hệ miễn dịch chưa đầy đủ, vì vậy cần thiết tiêm vắc xin sau khi nhiễm để phòng bệnh. Thời điểm tiêm là ba tháng sau khi mắc bệnh, khi đó cơ thể trẻ đã hồi phục và đảm bảo an toàn tiêm chủng”, GS Phan Trọng Lân nói.

PGS Dương Thị Hồng, Trưởng văn phòng Tiêm chủng mở rộng, Phó viện trưởng Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, cho biết, cả nước có hơn 11,8 triệu trẻ em trong độ tuổi tiêm chủng đợt này. Trẻ em ở nhóm tuổi lớn, từ 11 tuổi (tức học lớp 6) sẽ tiêm trước, sau đó hạ thấp dần.

Trẻ sẽ tiêm hai mũi vắc xin cùng loại, không tiêm trộn. Hai loại vắc xin được sử dụng là Pfizer (trẻ 5 - 11 tuổi) và Moderna (trẻ 6 - 11 tuổi), gồm một liệu trình hai mũi tiêm cách nhau 4 tuần. Vắc xin Pfizer có liều tiêm 0,2 ml chứa 10 mcg vắc xin; vắc xin Moderna có liều tiêm là 0,25 ml, chứa 50 mcg vắc xin.

Theo PGS.TS Dương Thị Hồng, hai vắc xin được đồng ý tiêm cho trẻ 5 - 11 tuổi là Morderna và Pfizer đều có bản chất là mRNA nên phản ứng sau tiêm tương tự nhau. Hầu hết bé sẽ gặp phản ứng thông thường như đau đầu, tiêu chảy, đau tại vị trí tiêm, có thể mệt mỏi, hơi ớn lạnh và sốt. Phản ứng này xuất hiện ở liều thứ hai nhiều hơn liều thứ nhất.

Các phản ứng gặp ít hơn (dưới 10%) là biểu biện buồn nôn, sưng tấy tại chỗ tiêm. Phản ứng gặp ở dưới 1% trường hợp là nổi hạch, phát ban, ngứa, mề đay, mất ngủ. Một số cháu cũng biểu hiện ngủ li bì, tăng tiết mồ hôi, đau chi, suy nhược, khó chịu, ngứa tại vị trí tiêm. Phản ứng rất hiếm gặp (tỷ lệ 1/10.000; 1/100.000 và 1/1.000.000) là phản ứng phản vệ, viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim.

“Ghi nhận tại một số quốc gia đã triển khai trước Việt Nam cũng như thông báo của nhà sản xuất thì tỷ lệ phản ứng hiếm gặp như viêm cơ tim, viêm ngoài màng tim ở nhóm trẻ 5 - 11 tuổi ít hơn nhóm từ 12 - 17 tuổi. Tuy nhiên, chúng tôi luôn hướng dẫn cán bộ y tế khi triển khai tiêm phải có tinh thần trách nhiệm, cảnh giác với tất cả phản ứng có thể xảy ra”, PGS Dương Thị Hồng cho hay.

duong hong

PGS.TS Dương Thị Hồng - Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương

Phó Viện trưởng Viện Dịch tễ Trung ương cũng thông tin, những phản ứng thông thường đã nêu có thể xuất hiện từ 4 - 8 tiếng sau tiêm vắc xin và sẽ có xu hướng giảm dần sau ngày đầu chứ không tăng nặng. Trường hợp phản ứng thông thường trầm trọng lên thì cần ngay lập tức đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để xử trí kịp thời. Bên cạnh đó, nếu bé xuất hiện những biểu hiện khác với tất cả nội dung cán bộ y tế đã tư vấn thì phụ huynh cũng hãy mạnh dạn gọi điện tới các cơ sở y tế để được tư vấn.

PGS Dương Thị Hồng nhấn mạnh, nếu mải vui chơi, trẻ nhỏ có thể bỏ qua việc kể lại cho cha mẹ những triệu chứng bất thường đang gặp. Bởi vậy, người chăm sóc trẻ phải tích cực hơn, chủ động hơn, hỏi thăm trẻ thường xuyên mới có thể phát hiện kịp thời biểu hiện bất thường. Trường hợp đến cơ sở y tế chậm, bé có thể gặp những rủi ro rất đáng tiếc.

Thông tin từ Bộ Y tế cho biết, hôm nay (14/4) tại Quảng Ninh, Bộ Y tế phát động chiến dịch tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi và hưởng ứng "Tuần lễ tiêm chủng năm 2022". Quảng Ninh là địa phương đầu tiên sẽ triển khai chiến dịch tiêm vaccine cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi.

Thúy Ngà  
Cơ thể con người chịu đựng được mức nhiệt bao nhiêu?
Dấu hiệu của bệnh suy nhược thần kinh mà 99% bị bỏ qua
Phút dại dột sau mâu thuẫn gia đình
Nữ bệnh nhân 17 tuổi suýt chết do biến chứng thủy đậu
30 tuổi không chịu lập gia đình, mẹ đưa vào viện tâm thần phát hiện điều không ngờ
Khám miễn phí cho trẻ đặc biệt nhân Tháng Tự kỷ Thế giới
Điều gì xảy ra với cơ thể khi luôn ăn tối trước 19h?
Phát hiện bệnh nguy hiểm từ những lần đổ mồ hôi bất thường
Tại sao nên sử dụng thực phẩm bổ sung để hỗ trợ sức khỏe âm đạo?
2 người tử vong do nắng nóng: Bác sĩ chỉ dấu hiệu cần đề phòng
4 biện pháp phòng ngừa tránh say nắng cực hiệu quả
Có nên tắm nhiều lần để giải nhiệt khi trời nắng nóng?
Hầu hết người già sống tới 80 không làm 4 điều này ở tuổi 60
Mỗi tối ăn 1 tép tỏi, điều kỳ diệu gì xảy ra với cơ thể bạn?
Tưởng bị viêm khớp, đi khám phát hiện ra hội chứng ống cổ tay
Mặt biến dạng sau 3 ngày cắt môi hình trái tim
Cách cải thiện mề đay mẩn ngứa từ cây nhà lá vườn
Áo chống nắng dày hay mỏng chống tia UV tốt hơn?
Ngủ bên chồng, mơ làm 'chuyện ấy'... với kẻ lạ
Rách hậu môn, thủng trực tràng do đạp xe
Xem thêm