Thứ hai, 29/04/2024 13:24
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ hai, 16/01/2023 09:13

Du xuân ngày Tết mẹ bầu chú ý gì?

Đầu xuân năm mới là dịp để mọi người gặp gỡ, chúc tụng nhau, cùng với đó là chế độ sinh hoạt, giờ giấc thay đổi nên mẹ bầu cần hết sức chú ý để bảo đảm sức khỏe.

Chia sẻ về chủ đề này, ThS.BS Phan Chí Thành - Chánh văn phòng Trung tâm Đào tạo và Chỉ đạo tuyến, Bệnh viện Phụ sản Trung ương cho biết, để đón Tết an vui, dù công việc bận rộn đến đâu nhưng các mẹ bầu vẫn nên ưu tiên hàng đầu việc chăm sóc sức khỏe của bản thân và thai nhi.

Empty

Mẹ bầu cần chăm sóc sức khỏe của bản thân và thai nhi những ngày Tết (Ảnh minh họa)

Vấn đề ăn uống ngày Tết của mẹ bầu

Ngày Tết là dịp các mẹ bầu rất dễ tiếp cận với những loại thực phẩm không có lợi cho thai nhi như kẹo bánh ngọt, nước ngọt và rượu bia.

Khi mang thai, mẹ bầu có thể đặc biệt thích các loại đồ ngọt. Tuy nhiên các loại nước ngọt hay kẹo bánh ngọt rất dễ làm đường huyết tăng nhanh.

Bác sĩ Thành đặc biệt lưu ý ở các sản phụ có rối loạn dung nạp đường, đường huyết cao có thể gây mất tim thai trong tử cung. Ăn quá nhiều các loại bánh Tết giàu tinh bột như bánh chưng cũng có thể khiến đường huyết tăng khó kiểm soát.

Ăn quá nhiều vào 1 bữa không tốt cho hệ tiêu hóa của thai phụ cũng như sức khỏe thai nhi. Mẹ bầu hãy đảm bảo ăn vừa đủ và chia làm nhiều bữa nhỏ trong ngày (5 - 6 bữa) với các loại thực phẩm lành mạnh và cân đối chất dinh dưỡng và vitamin.

Empty

Mẹ bầu nên chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày (Ảnh minh họa)

Đặc biệt, rượu bia là các chất kích thích cần đặc biệt tránh trong thai kỳ. Khi mẹ bầu uống rượu, một lượng alcohol sẽ qua bánh nhau, vào máu và tích tụ trong cơ thể thai nhi. Quá trình đào thải chất này sẽ rất chậm so với cơ thể người lớn. Nó có thể khiến thai nhi không hấp thụ đủ chất dinh dưỡng cần thiết, gây cản trở đến sự hình thành và phát triển các cơ quan của cơ thể, đặc biệt trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ.

Uống rượu bia quá nhiều có thể dẫn đến hội chứng rối loạn do nhiễm độc alcohol bào thai. Nếu không uống nhiều nhưng thường xuyên sử dụng rượu bia cũng gây tăng nguy cơ sảy thai, thai chết lưu trong tử cung.

“Bên cạnh đó, rượu bia cũng gây các tác động xấu lên chính cơ thể người mẹ. Do đó, mẹ bầu tuyệt đối không nên uống rượu bia”, vị bác sĩ khuyến cáo.

Giấc ngủ mẹ bầu

Ngày tết có thể có nhiều hoạt động khiến mẹ bầu không thể tuân thủ theo lịch sinh hoạt thường ngày, do đó giấc ngủ rất dễ bị ảnh hưởng. Tuy nhiên mẹ bầu ngủ đủ giấc rất quan trọng cho sự phát triển của thai nhi.

Nghiên cứu cho thấy mẹ ngủ đủ giấc khi mang thai giúp giảm nguy cơ trẻ phải nhập viện trong những năm đầu tiên. Bên cạnh đó, ngủ đủ giấc giúp mẹ bầu giảm căng thẳng, có một tinh thần sảng khoái và tận hưởng những ngày tết thật vui và ý nghĩa bên cạnh gia đình và bạn bè.

Empty

Phụ nữ mang thai không nên di chuyển quá xa và ngồi trên xe quá lâu (Ảnh minh họa)

Di chuyển

Vào dịp Tết, phụ nữ mang thai cũng có nhu cầu về thăm quê, đi du lịch hoặc gặp gỡ, sum họp với người thân, bạn bè. Tuy nhiên, các sự kiện bất ngờ của thai kỳ có thể xảy ra bất kỳ thời điểm nào đặc biệt là sau 36 tuần tuổi thai và ở các thai kỳ nguy cơ cao. Do đó, hãy đảm bảo bạn ở gần bệnh viện và có thể đến ngay bệnh viện khi có dấu hiệu bất thường.

Mặc dù di chuyển không gây ảnh hưởng xấu đến thai, nhưng mẹ bầu cần lưu ý đến nguy cơ thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch nếu đi quãng đường xa và phải ngồi bất động trên xe hoặc máy bay thời gian lâu (>4 giờ).

“Kỳ nghỉ Tết thường kéo dài 1 tuần, vì vậy để yên tâm đón năm mới, trước Tết các bà mẹ nên chủ động đi khám thai, kiểm tra sức khỏe, nhất là những người có lịch khám thai định kỳ trùng vào ngày Tết”, bác sĩ Thành nhắn nhủ.

-->> Sinh con dịp Tết mẹ bầu cần chuẩn bị gì?

Thúy Ngà  
Cảnh báo “dọn” bikini quá thường xuyên làm tăng nguy cơ nhiễm trùng khó chịu tái phát
Thói quen khi tắm khiến phụ nữ mắc bệnh phụ khoa
Quyết sang trời Tây học tập, nữ tiến sĩ hối hận khi ngày trở về không thể sinh con
Căng thẳng làm giảm khả năng mang thai của phụ nữ?
Chuyện 'yêu' ở người cao tuổi: Bao nhiêu là đủ?
Ngân hàng tinh trùng: Giúp nam giới đảm bảo khả năng sinh sản trong tương lai
Vì sao các cặp đôi sắp sinh con đều thích ăn dâu tây?
Nam giới có con ở độ tuổi nào là tốt nhất?
Phát bệnh vì kiêng cữ sau sinh theo tục lệ dân gian
Uống thuốc tránh thai lùi ngày 'đèn đỏ' được không?
Mất hứng “chuyện ấy” sau sinh con
'Kiêng' để dự trữ tinh trùng: Nên không?
Dùng thuốc tiêm tránh thai làm tăng nguy cơ u não gấp 5 lần
Chuyên gia cảnh báo polyp buồng tử cung: Bệnh thường gặp, biến chứng nguy hiểm
Vì sao phụ nữ dễ ốm hơn trong ngày 'đèn đỏ'?
Thói quen ăn uống tưởng chừng vô hại lại gây vô sinh ở phụ nữ
'Chuyện ấy' giảm nhiệt vì... nước hoa
Độ tuổi nào hết ham muốn tình dục?
Tiền sản giật khi mang thai nguy hiểm thế nào, điều trị ra sao?
Bi hài bí kíp “săn rồng vàng”
Xem thêm