Thứ hai, 10/02/2025 14:51     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Chủ nhật, 31/03/2024 06:30

Vì sao phụ nữ dễ ốm hơn trong ngày "đèn đỏ"?

Hệ thống miễn dịch và chu kỳ kinh nguyệt có liên quan trực tiếp với nhau. Vì vậy, phụ nữ có nguy cơ bị ốm cao hơn trong những ngày “đèn đỏ".

Kinh nguyệt không chỉ kéo theo tình trạng chuột rút, đầy hơi, táo bón hoặc đau ở bụng, lưng và chân, chị em cũng có thể bị sốt, cảm lạnh, ho hay rất dễ ốm trong kỳ kinh nguyệt. Điều này khiến nhiều người lo lắng kỳ kinh nguyệt làm suy yếu hệ miễn dịch của cơ thể.

om 3

Ảnh minh họa

Kinh nguyệt có làm suy yếu hệ miễn dịch?

Tiến sĩ sản phụ khoa Komal Bhadu (Ấn Độ) cho biết: “Hệ thống miễn dịch có khả năng nhận biết và loại bỏ các mầm bệnh có hại như vi khuẩn, vi rút, nấm và ký sinh trùng. Khi một mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể, hệ thống miễn dịch coi nó là vật lạ và thực hiện các bước để vô hiệu hóa và loại bỏ nó.”

Bản thân kinh nguyệt không làm suy yếu hệ thống miễn dịch. Tuy nhiên, sự thay đổi nội tiết tố có thể ảnh hưởng đến chức năng miễn dịch khiến nguy cơ bị ốm trong kỳ kinh nguyệt cao hơn.

Theo một nghiên cứu năm 2023 được công bố trên Archives of Gynecology and Obstetrics, hormone tình dục, chẳng hạn như progesterone, dao động trong suốt chu kỳ kinh nguyệt và nó có thể ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch.

Một nghiên cứu khác được công bố trên tạp chí Miễn dịch niêm mạc năm 2017 cho thấy progesterone góp phần làm giảm khả năng chống lại nhiễm trùng của cơ thể.

om 2

Ảnh minh họa

So sánh với các giai đoạn khác, chẳng hạn như trong giai đoạn nang trứng xảy ra sau kỳ kinh, nồng độ estrogen bắt đầu tăng lên. Estrogen có tác dụng kích thích miễn dịch, nghĩa là nó tăng cường một số khía cạnh của phản ứng miễn dịch. Điều này có thể cung cấp sự tăng cường tạm thời cho chức năng miễn dịch.

Hay ở giai đoạn rụng trứng trước kỳ kinh nguyệt, nồng độ estrogen đạt đỉnh. Sự gia tăng estrogen này có thể tăng cường hơn nữa chức năng miễn dịch, có khả năng cung cấp thêm sự bảo vệ chống lại nhiễm trùng.

Trong khi đó, sau khi rụng trứng, trong giai đoạn hoàng thể, nồng độ progesterone tăng lên trong khi nồng độ estrogen giảm. Chuyên gia cho biết, progesterone có tác dụng ức chế miễn dịch, nghĩa là nó có thể làm giảm phản ứng miễn dịch, tăng khả năng bị nhiễm trùng.

Progesterone được biết đến với tác dụng thúc đẩy quá trình mang thai. Mặt khác, các tế bào miễn dịch có nhiệm vụ chống lại mọi vật lạ xâm nhập vào cơ thể.

Vì vậy, các tế bào miễn dịch cố gắng ngăn ngừa mang thai bằng cách tấn công trứng đã thụ tinh. Nhưng progesterone ngăn chặn các tế bào, ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch khiến phụ nữ dễ ốm trong kỳ kinh nguyệt.

om 4

Ảnh minh họa

Bí quyết tăng cường khả năng miễn dịch trong thời kỳ kinh nguyệt

Để tăng cường khả năng miễn dịch trong thời kỳ kinh nguyệt, phụ nữ nên áp dụng các thói quen lối sống lành mạnh như ăn uống khoa học, điều độ.

Chuyên gia cho biết, hãy bổ sung các chất dinh dưỡng thiết yếu và chất chống oxy hóa bằng cách ăn nhiều loại trái cây và rau củ khác nhau. Điều quan trọng không kém là tiêu thụ ngũ cốc nguyên hạt và protein nạc để có chế độ ăn uống cân bằng. Bạn phải đặc biệt chú ý tiêu thụ thực phẩm giàu vitamin C, sắt và protein để phát triển các tế bào miễn dịch.

Ngoài ra, giữ cho cơ thể đủ nước bằng cách uống nước trắng và nước trái cây tươi lành mạnh và thường xuyên tập thể dục cũng giúp tăng cường chức năng miễn dịch.

Phụ nữ cũng cần lưu ý thực hành vệ sinh tốt như rửa tay thường xuyên và duy trì vệ sinh kinh nguyệt để giảm nguy cơ nhiễm trùng.

Thời gian kinh nguyệt khiến nhiều người trở nên nhạy cảm, vì vậy hãy thử quản lý căng thẳng bằng cách thử các kỹ thuật thư giãn như yoga, thiền hoặc các bài tập thở sâu. Đồng thời, ưu tiên giấc ngủ chất lượng tốt để cơ thể bạn được nghỉ ngơi và phục hồi.

Phương Anh (Theo Healthshots)  
Nỗi niềm khó nói tuổi xế chiều
Quý ông 'rủ nhau' khám bệnh tình dục sau Tết
Hậu quả tai hại sau một lần trót thèm 'của lạ'
Chữa bệnh huyết trắng có mùi hôi
Gần 7.000 khách hàng được cung cấp dịch vụ SKSS tại Hội KHHGĐ tỉnh Bình Dương
Mang thai tuần 36 vẫn quyết mổ sớm để... tránh tuổi xung khắc
Thai phụ suýt gây hoạ lớn do từ chối đến phòng khám
Hội KHHGĐ tỉnh Quảng Bình tuyên truyền chăm sóc SKSS/KHHGĐ qua Facebook, Zalo
Tết Nguyên đán, thời điểm vàng “hâm nóng” tình yêu: Bí quyết giúp nam giới tự tin hết “yếu”
Phòng khám Hội KHHGĐ Việt Nam nâng cao hiệu quả nhờ đa dạng các dịch vụ SKSS/KHHGĐ
Tranh cãi hình ảnh sản phụ được “bọc kín” trong túi nylon khi xuất viện
Nỗi khổ của quý ông từ 'thủ phạm' bao cao su
Khám sức khỏe tiền hôn nhân gồm những gì, những ai nên thực hiện?
Trẻ vị thành niên chiếm 20% các ca mang thai tại Việt Nam
Mức sinh giảm thấp nhất trong lịch sử, tuổi kết hôn của nam giới Việt đã vượt 29
Hơn 1 triệu lao động tại các khu công nghiệp, vì sao tỷ suất sinh tại Đồng Nai vẫn ở mức thấp?
Nâng cao chất lượng dân số để đất nước phồn vinh, gia đình hạnh phúc
Từ năm 2006, tỷ số giới tính khi sinh của Việt Nam luôn ở mức trên 110
Bé 2 tháng tuổi mắc giang mai bẩm sinh
Phổi đầy máu đông sau 3 ngày sinh mổ
Xem thêm