Thứ hai, 15/04/2024 11:24
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ hai, 18/03/2024 09:50

Tiền sản giật khi mang thai nguy hiểm thế nào, điều trị ra sao?

Tiền sản giật xảy ra khi bạn đang mang thai và bị huyết áp cao, có quá nhiều protein trong nước tiểu và sưng tấy ở chân, bàn chân và bàn tay. Nó có thể dao động từ nhẹ đến nặng, thường xảy ra vào cuối thai kỳ, mặc dù có thể đến sớm hơn hoặc ngay sau khi sinh.

Bác sĩ Phan Hoàng Anh Đào, Giám đốc phòng khám Hội KHHGĐ Đà Nẵng cho rằng: “Tiền sản giật có thể dẫn đến sản giật, một tình trạng nghiêm trọng có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ và bé và trong một số trường hợp hiếm gặp có thể gây tử vong”.

f1733a5cf49758c90186

Bác sĩ Phan Hoàng Anh Đào, Giám đốc phòng khám Hội KHHGĐ Đà Nẵng

Triệu chứng tiền sản giật

Theo bác sĩ Đào, ngoài tình trạng sưng tấy (còn gọi là phù nề), tiểu nhiều protein và huyết áp trên 140/90, các triệu chứng tiền sản giật bao gồm: Tăng cân đột ngột trong 1 hoặc 2 ngày do lượng dịch cơ thể tăng nhiều, đau vai, đau bụng, đặc biệt là ở phía trên bên phải, đau đầu dữ dội, thay đổi phản xạ hoặc trạng thái tinh thần, đi tiểu ít hoặc không đi tiểu chút nào, chóng mặt, khó thở, nôn mửa và buồn nôn nghiêm trọng, tầm nhìn thay đổi như đèn nhấp nháy, ruồi bay hoặc tầm nhìn mờ.

“Sản phụ có thể bị tiền sản giật và không có triệu chứng, vì vậy điều quan trọng là phải đến gặp bác sĩ để kiểm tra huyết áp và xét nghiệm nước tiểu thường xuyên” – Bác sĩ Đào cho hay.

tien-san-giat-phu-chan-khi-mang-thai

Ảnh minh họa.

Tiền sản giật phát triển nhanh như thế nào?

Tiền sản giật có thể xảy ra sớm nhất là khi bạn mang thai được 20 tuần, nhưng trường hợp này rất hiếm. Các triệu chứng thường bắt đầu sau 34 tuần. Trong một số trường hợp, các triệu chứng phát triển sau khi sinh, thường là trong vòng 48 giờ sau khi sinh.

Nguyên nhân tiền sản giật

Nguyên nhân chính xác của tiền sản giật liên quan đến một số yếu tố. Các chuyên gia tin rằng nó bắt đầu tại nhau thai - cơ quan nuôi dưỡng thai nhi trong suốt thai kỳ. Đầu thai kỳ, các mạch máu mới phát triển để đưa máu qua nhau thai và đến thai nhi một cách hiệu quả.

Ở phụ nữ bị tiền sản giật, những mạch máu này không phát triển bình thường hoặc hoạt động không đúng. Các mạch máu này hẹp hơn các mạch máu bình thường và có các phản ứng khác nhau với tín hiệu nội tiết tố dẫn đến hạn chế lượng máu chảy qua.

Các rối loạn huyết áp cao khác khi mang thai

Tăng huyết áp thai kỳ: Đây là tình trạng huyết áp cao bắt đầu sau tuần thứ 20 của thai kỳ nhưng không gây ra lượng protein cao trong nước tiểu của bạn. Nó thường biến mất sau khi sinh.

Tăng huyết áp mãn tính: Đây là tình trạng huyết áp cao bắt đầu trước khi bạn mang thai hoặc trước tuần thứ 20 của thai kỳ.

Tăng huyết áp mãn tính kèm theo tiền sản giật: Đây là tình trạng huyết áp cao mãn tính trở nên trầm trọng hơn khi mang thai, gây ra nhiều protein trong nước tiểu và các biến chứng khác.

Yếu tố nguy cơ tiền sản giật

Bác sĩ Đào cho biết có những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc tiền sản giật như tiền sử tiền sản giật, mang nhiều hơn một em bé (sinh đôi, sinh ba hoặc nhiều hơn), tăng huyết áp mãn tính, bệnh thận, tiểu đường, các tình trạng tự miễn dịch như lupus.

Bên cạnh đó có nhiều yếu tố nguy cơ vừa phải như mang thai lần đầu, BMI trên 30, có tiền sử gia đình bị tiền sản giật (mẹ hoặc chị gái của bạn đã mắc bệnh này), ở độ tuổi 35 trở lên, có biến chứng trong lần mang thai trước đây (sinh con nhẹ cân).

Điều trị tiền sản giật thế nào?

“Bác sĩ sẽ nói chuyện với bạn về thời điểm sinh dựa trên khoảng thời gian thai nhi của bạn, em bé hoạt động tốt như thế nào trong bụng bạn và mức độ nghiêm trọng của chứng tiền sản giật.

Nếu em bé của bạn phát triển tốt, thường là từ tuần thứ 37 trở đi, bác sĩ có thể tiến hành kích thích chuyển dạ hoặc mổ lấy thai. Điều này sẽ giúp tình trạng tiền sản giật không trở nên trầm trọng hơn.

Nếu em bé của bạn chưa gần đủ tháng có thể điều trị chứng tiền sản giật nhẹ cho đến khi em bé của bạn phát triển đủ để được sinh nở an toàn. Càng gần đến ngày dự sinh thì càng tốt cho em bé” – Bác sĩ Đào nói.

Phòng chống tiền sản giật thế nào?

Theo Bác sĩ Đào cách phòng và điều trị tiền sản giật là người phụ nữ trước khi mang thai phải đến cơ sở y tế để được tư vấn và khám sức khỏe trước khi mang thai, trong quá trình mang thai phải đi khám thai định kỳ để phát hiện thai nghén nguy cơ cao, nếu có gì bất thường phải được theo dõi và điều trị ngay.

Nếu bạn có nguy cơ cao bị tiền sản giật, bác sĩ có thể đề nghị dùng aspirin liều thấp (81 miligam) mỗi ngày.

Ngoài ra, hãy nói chuyện với bác sĩ về những thay đổi trong lối sống có thể giúp bạn khỏe mạnh và giúp ngăn ngừa tiền sản giật. Bạn có thể cần phải giảm cân nếu bạn thừa cân, bỏ thuốc lá, luyện tập thể dục đều đặn, kiểm soát huyết áp hoặc lượng đường trong máu.

-> Không đặt áp lực "tìm con" giúp tăng khả năng thụ thai

Thùy Linh  
Chuyện 'yêu' ở người cao tuổi: Bao nhiêu là đủ?
Ngân hàng tinh trùng: Giúp nam giới đảm bảo khả năng sinh sản trong tương lai
Vì sao các cặp đôi sắp sinh con đều thích ăn dâu tây?
Nam giới có con ở độ tuổi nào là tốt nhất?
Phát bệnh vì kiêng cữ sau sinh theo tục lệ dân gian
Uống thuốc tránh thai lùi ngày 'đèn đỏ' được không?
Mất hứng “chuyện ấy” sau sinh con
'Kiêng' để dự trữ tinh trùng: Nên không?
Dùng thuốc tiêm tránh thai làm tăng nguy cơ u não gấp 5 lần
Chuyên gia cảnh báo polyp buồng tử cung: Bệnh thường gặp, biến chứng nguy hiểm
Vì sao phụ nữ dễ ốm hơn trong ngày 'đèn đỏ'?
Thói quen ăn uống tưởng chừng vô hại lại gây vô sinh ở phụ nữ
'Chuyện ấy' giảm nhiệt vì... nước hoa
Độ tuổi nào hết ham muốn tình dục?
Tiền sản giật khi mang thai nguy hiểm thế nào, điều trị ra sao?
Bi hài bí kíp “săn rồng vàng”
Vì sao ăn nhiều muối lại 'làm yếu' chuyện phòng the?
Vợ bầu nguy kịch vì chồng không cho nhập viện để… chờ ngày đẹp
4 nguyên nhân bất ngờ gây hiếm muộn ở nam giới
Nhập viện vì 'chiêu hiểm' bôi kem đánh răng khi 'lâm trận'
Xem thêm