Thứ hai, 29/04/2024 12:08
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ hai, 29/04/2024 12:08

Nắng nóng gay gắt trên cả nước kéo dài đến khi nào?

Nắng nóng đang xảy ra trên diện rộng cả nước, gây ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt của người dân.

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 29 và 30/4, khu vực Tây Bắc Bắc Bộ và khu vực từ Thanh Hóa đến Phú Yên tiếp tục có nắng nóng đặc biệt gay gắt với nền nhiệt cao nhất phổ biến từ 39-42 độ C, có nơi trên 42 độ C. Độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến từ 30-35%.

Các khu vực khác ở Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nền nhiệt cao nhất phổ biến từ 35-39 độ C, có nơi trên 39 độ C. Độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến từ 40-50%.

Khu vực từ Khánh Hòa đến Bình Thuận có nắng nóng với nền nhiệt cao nhất phổ biến từ 35-36 độ C, có nơi trên 36 độ C. Độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến từ 50-55%.

Cơ quan khí tượng lưu ý, nhiệt độ dự báo trong các bản tin nắng nóng và nhiệt độ cảm nhận thực tế ngoài trời có thể chênh lệch từ 2-4 độ, thậm chí có thể cao hơn, phụ thuộc vào điều kiện địa hình, hướng gió, tỷ lệ cây xanh, mặt nước, mật độ bê tông hoá.

nang 2

Ảnh minh họa

Nắng nóng “đổ lửa” bao giờ kết thúc?

Các chuyên gia khí tượng dự báo, ngày 1/5, ở Bắc Bộ khả năng xuất hiện mưa rào và giông, vùng núi cục bộ có nơi mưa vừa, mưa to và giông mạnh. Lúc này, ở phía Đông Bắc Bộ, nắng nóng chấm dứt, nhiệt độ từ 31-34 độ; khu vực phía Tây Bắc Bộ tiếp tục duy trì tình trạng nắng nóng với mức nhiệt cao 35-38 độ.

Từ 2-6/5, khu vực phía Đông Bắc Bộ phổ biến ít mưa, trời nắng; giai đoạn từ 5-6/5 có thể xuất hiện mưa rào và giông về chiều tối, chưa có khả năng xảy ra nắng nóng diện rộng; nhưng ở phía Tây Bắc Bộ các tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình phổ biến ít mưa, tiếp tục xảy ra nắng nóng với mức nhiệt cao 35-38 độ.

Khu vực từ Thanh Hóa-Thừa Thiên Huế, từ 1-2/5, do ảnh hưởng từ không khí lạnh yếu nên nắng nóng có xu hướng suy giảm, nền nhiệt phổ biến từ 34-36 độ. Giai đoạn từ 3-6/5, phổ biến ít mưa, trời nắng nóng trở lại; nhiệt độ từ 35-38 độ, có nơi trên 39 độ.

Đối với khu vực Nam Bộ, từ nay đến 3/5, tiếp tục duy trì hình thái thời tiết ít mưa, nắng nóng trên diện rộng với mức nhiệt cao nhất trong ngày từ 35-38 độ, có nơi trên 38 độ. Đến khoảng ngày 4-5/5, nắng nóng mới có dấu hiệu hạ nhiệt.

Khuyến cáo chăm sóc sức khỏe mùa nắng nóng

Vào mùa nắng nóng, người dân có thể gặp phải một số vấn đề sức khỏe thường gặp như say nắng, say nóng hoặc đột quỵ do nóng. Nguyên nhân chủ yếu là do phải tiếp xúc quá lâu hoặc làm việc trong môi trường nắng nóng, nhiệt độ cao hoặc cũng có thể do thay đổi nhiệt độ môi trường đột ngột.

nang 3

Ảnh minh họa

Để bảo vệ sức khỏe và chủ động phòng, chống dịch, bệnh trong mùa nắng nóng, người dân cần thực hiện các biện pháp bảo vệ sức khỏe theo khuyến cáo của Bộ Y tế.

Theo đó, hạn chế đi ra ngoài trời nắng trong những ngày nắng nóng, đặc biệt trong khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều. Những người đang ở trong phòng điều hòa nhiệt độ thấp không nên đi ra ngoài trời nắng đột ngột mà cần phải có một khoảng thời gian để cơ thể thích nghi với môi trường bên ngoài bằng cách tăng nhiệt độ điều hòa trong phòng hoặc ngồi nghỉ trong bóng mát trước khi đi ra ngoài trời. Mặc quần áo sáng màu, thoáng mát, thấm mồ hôi.

Tăng cường ăn các loại rau xanh và hoa quả, nên có món canh trong bữa ăn hàng ngày. Đặc biệt cần uống tối thiếu 1,5 – 2 lít nước/ngày. Nên uống thành nhiều lần trong ngày, không nên uống quá nhiều nước trong một lần. Rèn luyện thân thể để nâng cao sức đề kháng và sức chống chịu của bản thân với điều kiện thời tiết nắng nóng.

Đối với những người phải làm việc trong thời tiết nắng nóng, bố trí thời gian làm việc vào những lúc trời mát mẻ như vào sáng sớm hoặc chiều muộn. Hạn chế thời gian làm việc trong môi trường nhiệt độ cao. Nếu bắt buộc phải làm việc thì không nên làm việc quá lâu trong môi trường nóng bức, tránh các hoạt động thể lực quá sức. Nên định kỳ sau khoảng 45 phút đến 1 giờ làm việc thì nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát trong khoảng thời gian từ 15 - 20 phút.

Hạn chế tối đa diện tích tiếp xúc của ánh nắng lên cơ thể đặc biệt là vùng vai gáy. Sử dụng phương tiện bảo hộ cá nhân phù hợp khi làm việc ngoài trời nắng như quần áo bảo hộ lao động, mũ, nón, kính. Mặc quần áo rộng, thoáng mát và thấm mồ hôi. Có thể sử dụng thêm các loại kem chống nắng.

Không sử dụng các loại đồ uống có cồn. Cần uống nước đều đặn trong suốt thời gian làm việc. Đặc biệt cần uống thêm các loại nước có bổ sung thêm muối và khoáng chất như Oresol đối với những người bị mất nhiều mồ hôi trong quá trình làm việc, khi uống nước cần tuân thủ hướng dẫn của nhà sản xuất.

Thực hiện các biện pháp làm thoáng mát nơi làm việc như sử dụng mái che, các tấm phản chiếu nhiệt, vật liệu cách nhiệt, hệ thống phun nước, phun sương, lắp đặt hệ thống điều hòa, hệ thống quạt thông gió phù hợp.

Phương Anh  
Nắng nóng gay gắt trên cả nước kéo dài đến khi nào?
Lễ hội du lịch Sầm Sơn 2024: Rực rỡ sắc màu
Nắng nóng, người dân đổ xô đến Công viên nước Hồ Tây
Nắng nóng chưa từng có dịp nghỉ lễ: Làm gì để thanh lọc, làm mát cơ thể mỗi ngày?
Người trẻ háo hức thanh lọc cơ thể để lên outfit chơi lễ
Mê mẩn góc check-in trên con tàu biểu tượng chim Hạc 
Có gì trên chiếc thắt lưng đắt nhất thế giới giá 1,8 tỷ đồng?
Vì sao máy điều hòa có mùi hôi?
Cùng ngư dân Thanh Hóa thắp sáng đèn trên biển
Gần 1,500 vận động viên tham gia Hội khỏe Phù Đổng Cúp Nestlé MILO lần thứ VII
Vì sao công nghệ, máy móc ngày càng hiện đại nhưng con người lại bận rộn hơn?
5 lý do nên chọn du học nghề Đức tại Cao đẳng Việt Mỹ Hà Nội
89% khách đi buýt điện là người đi làm
Hà Nội rực rỡ cờ hoa chào mừng ngày lễ 30/4 - 1/5
Tận mắt xem thợ thủy tinh làm chiếc cốc uống bia hơi huyền thoại
Khuyến cáo 10 biện pháp phòng chống cháy nổ gia đình dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5
6 cách tẩy bay mọi vết bẩn trên nệm
Hà Nội thí điểm ứng dụng cảnh báo cháy gắn với định danh số nhà
Hành trình đến Korea Global School của một học sinh Hà Nội
Uống gì để xua tan căng thẳng mệt mỏi trước mùa thi?
Xem thêm