Thứ ba, 30/04/2024 02:21
|
Hà nội 21*C/61%
Chủ nhật, 24/04/2022 10:51

Có 203 triệu chứng hậu Covid-19, người dân nên đi khám khi nào?

Bộ Y tế cho biết, có tới 203 triệu chứng hậu Covid-19 khác nhau. Tuy nhiên, người dân phải hiểu biết về các triệu chứng để tránh đi khám và điều trị không cần thiết.

Theo Bộ Y tế, trong bối cảnh tình hình dịch bệnh Covid-19 hiện nay, số lượng người mắc Covid-19 đã gia tăng ở khắp các tỉnh, thành phố, trong đó một số người dân xuất hiện các dấu hiệu, triệu chứng hậu Covid-19 kéo dài, ảnh hưởng đến sức khỏe hoặc khả năng lao động và có nhu cầu đi kiểm tra sức khỏe.

Các triệu chứng hậu Covid rất đa dạng: có đến 203 triệu chứng khác nhau, có thể xuất hiện sau khi Covid-19 đã hồi phục, hoặc tồn tại dai dẳng từ đầu, hoặc tái phát theo thời gian.

Triệu chứng phổ biến nhất bao gồm mệt mỏi, khó thở, đau cơ xương khớp, giảm hoặc mất vị giác hoặc khứu giác, suy giảm nhận thức, rối loạn giấc ngủ, ho, đau ngực…

Tuy nhiên, không phải người dân nào sau khi khỏi Covid-19 cũng phải đi khám hậu Covid-19.

hau covid

Theo Bộ Y tế có đến 203 triệu chứng khác nhau của hậu COVID-19, có thể xuất hiện sau khi COVID-19 đã hồi phục, hoặc tồn tại dai dẳng từ đầu, hoặc tái phát.

Người dân cần đi khám hậu Covid-19 khi nào?

Để tránh lạm dụng chỉ định khám chữa bệnh hậu Covid-19, Bộ Y tế vừa có văn bản gửi các Bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế; Sở Y tế các tỉnh, thành phố; Y tế các Bộ, ngành về việc khám chữa bệnh hậu Covid-19.

Theo đó, các cơ sở khám, chữa bệnh tăng cường truyền thông, nâng cao nhận thức để người dân hiểu đúng và đầy đủ về các dấu hiệu, triệu chứng hậu Covid-19, thời điểm người dân cần đi khám, chữa bệnh và thực hiện khám, chữa bệnh phù hợp, tránh để người dân lo lắng, hoang mang quá mức, tránh lạm dụng chỉ định ở các cơ sở khám, chữa bệnh.

"Sau mắc Covid-19 một số người chậm hồi phục sức khỏe cần được theo dõi sức khỏe. Hậu Covid-19 xảy ra ở người có tiền sử nhiễm SARS-CoV-2 có các triệu chứng xuất hiện trong hoặc sau khi mắc Covid-19, kéo dài 12 tuần và không thể lý giải bằng các chẩn đoán khác (theo Tổ chức Y tế thế giới và Viện NICE - Vương Quốc Anh).

Chỉ khi các dấu hiệu, triệu chứng của hậu Covid-19 làm sức khỏe con người bị suy giảm kéo dài, tác động đến khả năng quay trở lại làm việc hoặc tham gia cuộc sống xã hội, người dân mới cần đi khám sức khỏe", Bộ Y tế cho biết.

Bộ Y tế cũng nhấn mạnh, người dân không sử dụng các loại thuốc không rõ nguồn gốc, thuốc không được cấp phép lưu hành sản phẩm hay các bài thuốc truyền miệng hoặc theo các nguồn tin không chính thống để chữa bệnh.

Khám điều trị triệu chứng hậu Covid-19 theo hướng dẫn chuyên môn

Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đa khoa hoặc chuyên khoa thực hiện khám bệnh, chữa bệnh hậu Covid-19 theo phạm vi hoạt động chuyên môn được cấp phép.

Đồng thời, các cơ sở khám, chữa bệnh cho người bệnh (người lớn và trẻ em) khi mắc và hậu Covid-19 theo đúng các hướng dẫn chuyên môn do Bộ Y tế đã ban hành, như: Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Covid-19, trong đó có hướng dẫn phục hồi chức năng cho người bệnh Covid-19 sau ra viện, chăm sóc sức khỏe tâm thần; Hướng dẫn Phục hồi chức năng bệnh viêm đường hô hấp cấp tính do SARS-CoV-2 (Covid-19)...

Khám, chữa bệnh cho người có dấu hiệu, triệu chứng hậu Covid-19) nói riêng và khám bệnh, chữa bệnh nói chung theo phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở, theo các lĩnh vực chuyên khoa khi người dân có các dấu hiệu, triệu chứng thuộc các chuyên khoa, tránh tình trạng lạm dụng chỉ định hoặc chỉ định không phù hợp, không cần thiết.

Trong thời gian qua, một số phòng khám, cơ sở y tế đã quảng cáo, mở rộng thăm khám hậu Covid-19 với các gói dịch vụ khác nhau. Một số địa phương đã có văn bản chấn chỉnh tình trạng tự ý mở các gói khám hậu Covid-19 cũng như tình trạng chênh lệch giá khám...

-->> Hụt hơi, khó thở hậu Covid-19: Nỗi lo nhiều người và cách khắc phục

Thúy Ngà  
Tưởng bị viêm khớp, đi khám phát hiện ra hội chứng ống cổ tay
Mặt biến dạng sau 3 ngày cắt môi hình trái tim
Cách cải thiện mề đay mẩn ngứa từ cây nhà lá vườn
Áo chống nắng dày hay mỏng chống tia UV tốt hơn?
Ngủ bên chồng, mơ làm 'chuyện ấy'... với kẻ lạ
Rách hậu môn, thủng trực tràng do đạp xe
Tin tưởng bạn trai, cô gái sốc khi gặp phải bệnh khó nói
Sai lầm khi bật quạt mùa hè có thể gây đột quỵ
Đi bộ 11 phút mỗi ngày tăng tuổi thọ, giảm nguy cơ tử vong sớm
Liên tiếp trẻ bị đuối nước, bác sĩ cảnh báo an toàn trong kỳ nghỉ dài
6 bí quyết cân bằng nội tiết tố tự nhiên, không cần thuốc
Cảm giác nôn nao khi đói là dấu hiệu của bệnh gì?
Hình dạng khuôn mặt tiết lộ tính cách gì của bạn?
Người phụ nữ đột quỵ sau khi làm “chuyện ấy”
Giá đỗ có thực sự giúp sung sức trong 'cuộc yêu''?
Vì sao tập thể dục thường xuyên vẫn tăng cân vù vù?
Bé trai 3 tuổi ngộ độc chì nguy kịch sau khi uống thuốc nam
Bổ sung chất xơ đúng cách tránh đầy hơi, chuột rút
Hà Nội vào đỉnh dịch tay chân miệng: Chuyên gia chỉ dấu hiệu không nên chủ quan
Mắc Covid-19 liên tục trong 613 ngày
Xem thêm