Thứ sáu, 26/04/2024 20:18
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ sáu, 01/04/2022 15:41

Phản ứng thường gặp khi trẻ từ 5 - 11 tuổi tiêm vaccine Covid-19

Bộ Y tế cho phép 2 loại vắc xin Covid-19 được tiêm cho trẻ từ 5 - 11 tuổi là Pfizer và Moderna. Tuỳ từng loại vắc xin có thể xuất hiện nhóm phản ứng khác nhau.

Theo phê duyệt của Bộ Y tế có 2 loại vaccine phòng Covid-19 tiêm cho trẻ trong nhóm tuổi này là: vaccine Pfizer và vaccine Moderna.

vx-tron-1631276536315647749944

Pfizer và Moderna là 2 loại vaccine Covid-19 được sử dụng tiêm cho trẻ từ 5-11 tuổi

PGS.TS Dương Thị Hồng - Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ TW cho biết, thông qua báo cáo trên thế giới, hầu hết trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi sau khi tiêm vaccine phòng Covid-19 đều chỉ gặp các phản ứng thông thường. Một số trường hợp có phản ứng bất thường nhưng tỷ lệ rất nhỏ.

Cụ thể, vắc xin thứ nhất là Comirnaty của Pfizer sử dụng cho trẻ từ 5 đến 11 tuổi. Trẻ có thể gặp các phản ứng sau tiêm vắc xin này như đau đầu, tiêu chảy, đau khớp, đau cơ, đau tại vị trí tiêm, kiệt sức, ớn lạnh, sốt. Đây là các phản ứng rất thường gặp, có tần suất cao hơn khi tiêm liều thứ 2.

Các phản ứng thường gặp khác như buồn nôn, tấy đỏ tại vị trí tiêm. Phản ứng ít gặp hơn gồm nổi hạch, các phản ứng quá mẫn (phát ban, ngứa, mề đay, phù mạch), giảm cảm giác thèm ăn, mất ngủ, ngủ li bì, tăng tiết mồ hôi, đổ mồ hôi đêm, đau chi, suy nhược, khó chịu, ngứa tại vị trí tiêm.

Riêng phản ứng gây viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim là rất hiếm gặp (thấp hơn 1/10.000).

Theo PGS.TS Dương Thị Hồng, các báo cáo cho thấy, phản ứng thường gặp nhất ở nhóm tuổi từ 5-11 tuổi là tại vị trí tiêm chiếm trên 80%, kiệt sức chiếm trên 50%, đau đầu trên 30%, tấy đỏ và sưng tại vị trí tiêm trên 20%, đau cơ và ớn lạnh trên 10%.

Điều đáng lưu ý, vắc xin Pfizer dành cho người lớn hoàn toàn khác so với vắc xin Pfizer dành cho trẻ từ 5 - 11 tuổi, từ hình thức, đóng gói, liều lượng... Trong khi đó, quá trình triển khai tiêm chủng cho trẻ cũng phải thực hiện tiêm nhắc lại cho người trên 18 tuổi. Do đó, nhân viên y tế cần hết sức cẩn trọng trong quy trình tiêm chủng, tránh nhầm lẫn giữa 2 loại vắc xin này.

PGS Hồng cho biết, vắc xin Pfizer cho trẻ từ 5 - 11 tuổi đóng gói có nắp màu cam, liều 0,2ml chứa 10mcg vắc xin mRNA, bằng 1/3 hàm lượng so với liều dành cho người từ 12 tuổi trở lên. Mỗi lọ chứa 10 liều.

vaccine-14005317

Tỷ lệ phản vệ sau tiêm vaccine phòng COVID-19 đối với nhóm trẻ 5 - dưới 12 tuổi khá thấp

Loại vắc xin Covid-19 thứ 2 được Bộ Y tế phê duyệt tiêm cho trẻ em là Spikevax của Moderna. Tuy nhiên, vắc xin Moderna không dùng cho trẻ 5 tuổi mà từ 6 - 11 tuổi.

Liều cho trẻ nhỏ bằng một nửa người lớn, mỗi liều 0,25 ml chứa 50mcg vắc xin mRNA. Mỗi lọ tiêm được 20 liều cho trẻ nhỏ.

Theo PGS.TS Dương Thị Hồng trẻ tiêm vắc xin Moderna thường có các phản ứng sau:

Phản ứng rất thường gặp bao gồm triệu chứng sưng hạch nách ở cùng bên với vị trí tiêm, một số trường hợp sưng hạch bạch huyết khác ở cổ, ở trên xương đòn; đau đầu, buồn nôn/nôn, đau cơ, đau khớp,đau tại vị trí tiêm, mệt mỏi, ớn lạnh, sốt, sưng tại vị trí tiêm, ban đỏ tại vị trí tiêm.

Phản ứng thường gặp như tiêu chảy, phát ban, nổi mề đay tại vị trí tiêm, phát ban tại vị trí tiêm, phản ứng muộn tại vị trí tiêm.

Phản ứng ít gặp như chóng mặt, ngứa tại vị trí tiêm. Phản ứng hiếm gặp như giảm cảm giác, sưng mặt ở người có tiền sử tiêm chất làm đầy da.

Phản ứng rất hiếm gặp gồm viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim. Phản ứng phản vệ, quá mẫn, đau bụng ghi nhận tần xuất không xác định.

Các phản ứng bất lợi được báo cáo nhiều nhất ở trẻ em từ 6 đến 11 tuổi sau liệu trình tiêm cơ bản là đau tại vị trí tiêm (98,4%), mệt mỏi (73,1%), đau đầu (62,1%), đau cơ (35,3%), ớn lạnh (34,6%), buồn nôn/nôn mửa (29,3%), sưng/đau ở nách (27.0%), sốt (25,7%), ban đỏ tại vị trí tiêm (24,0%), sưng tại vị trí tiêm (22,3%) và đau khớp (21,3%).

Các chuyên gia cũng cảnh báo, một số biểu hiện bất thường như như kích thích vật vã, khó thở, đau ngực, mệt mỏi, vã mồ hôi, tay chân lạnh có thể là các chỉ điểm rất sớm cho tình trạng viêm cơ tim.

Tại hội nghị chiều 31/3, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn nhận định, dù Covid-19 ở trẻ nhỏ phần lớn là bệnh nhẹ, nhưng ảnh hưởng đến phụ huynh khi phải nghỉ làm chăm con, học sinh liên quan phải nghỉ học, tạo ra một gánh nặng nhất định.

Các báo cáo cũng cho thấy nhiều biến chứng liên quan đến Covid-19 ở trẻ nhỏ, ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng, dù không nhiều nhưng đáng lo ngại. Cụ thể như viêm cơ tim, viêm đa cơ quan MIS-C. Một số trẻ mắc hội chứng viêm đa cơ quan mức độ nguy kịch được ghi nhận.

Do đó, việc tiêm chủng vắc xin Covdi-19 cho trẻ từ 5-11 tuổi là nhiệm vụ quan trọng, giúp bảo vệ sức khỏe trẻ em, sức khỏe cộng đồng. Từ đó, trẻ được trở lại môi trường học tập, vui chơi an toàn, cha mẹ yên tâm làm việc, hòa nhập trong điều kiện đất nước mở cửa.

Thứ trưởng Bộ Y tế đặc biệt nhấn mạnh sự cần thiết trong theo dõi sau tiêm chủng ở nhóm trẻ này. Đây là lứa tuổi chưa nhận thức được các biểu hiện bất thường, mà phải do phụ huynh, người lớn, phát hiện trong quá trình sinh hoạt, kịp thời can thiệp y tế.

Bộ Y tế cho biết, cả nước sẽ triển khai từ tháng 4/2022 chiến dịch tiêm chủng vắc xin Covid-19 cho trẻ từ 5-11 tuổi, thực hiện tại trường học, các cơ sở tiêm cố định và lưu động. Tiêm cho nhóm từ 11 tuổi (học lớp 6) trước tiên, sau đó hạ thấp dần độ tuổi.

Các địa phương triển khai cuốn chiếu theo trường, theo địa bàn căn cứ vào tình hình dịch và số lượng vắc xin được cung ứng.

Thúy Ngà  
Hình dạng khuôn mặt tiết lộ tính cách gì của bạn?
Người phụ nữ đột quỵ sau khi làm “chuyện ấy”
Giá đỗ có thực sự giúp sung sức trong 'cuộc yêu''?
Vì sao tập thể dục thường xuyên vẫn tăng cân vù vù?
Bé trai 3 tuổi ngộ độc chì nguy kịch sau khi uống thuốc nam
Bổ sung chất xơ đúng cách tránh đầy hơi, chuột rút
Hà Nội vào đỉnh dịch tay chân miệng: Chuyên gia chỉ dấu hiệu không nên chủ quan
Mắc Covid-19 liên tục trong 613 ngày
Cô đơn làm tăng 50% nguy cơ mất trí nhớ
Bị ù tai, vo ve trong tai: Điều trị bằng cách nào?
Bất thường ở tim có thể là dấu hiệu ung thư tuyến tiền liệt
Tăng 10% nguy cơ đột quỵ do thói quen khi ngủ
Nơi bẩn nhất trong phòng làm việc, chứa ổ vi khuẩn gấp 400 lần bồn cầu
Bệnh viện không được từ chối, chậm trễ cấp cứu trong dịp nghỉ lễ 30/4-1/5
Chuyên gia Meijibio chia sẻ bí quyết sống lâu khoẻ mạnh
“Đu trend” pha mắm tôm vào trà sữa: Thú vui đánh đổi nguy cơ ngộ độc
Dấu hiệu u xơ tử cung thường gặp là gì?
Chuyên gia y tế thế giới bàn chiến lược cải thiện sức khỏe và bất bình đẳng giới
Thịt gà có 6 dấu hiệu này tuyệt đối không ăn
Cải thiện ngồi lâu giúp tăng tuổi thọ ở người lớn tuổi
Xem thêm