Thứ sáu, 03/05/2024 00:10
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ hai, 04/04/2022 06:44

Làm gì khi tức ngực, khó thở, tim đập nhanh hậu COVID-19?

Chuyên gia y tế cho biết, hậu Covid-19 thường xuất hiện các triệu chứng điển hình như đau thắt ngực, hồi hộp, nhịp tim nhanh làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ.

Chia sẻ tại Tọa đàm trực tuyến “Chăm sóc sức khỏe hậu COVID-19: Phát hiện tổn thương tim mạch và cách khắc phục” do Gia đình Việt Nam phối hợp cùng nhãn hàng Mạch vành Win Win của Công ty CP Sao Thái Dương tổ chức, Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Thu Thuỷ - Trưởng khoa Khám bệnh Tự nguyện (Bệnh viện Tim Hà Nội) cho biết, người dân cần hiểu rõ để phát hiện kịp thời và phục hồi những biến chứng về tim mạch hậu COVID - 19.

Theo chuyên gia y tế này, một số triệu chứng về tim mạch điển hình hậu COVID - 19 mà nhiều người có thể mắc phải như: Đau thắt ngực, hồi hộp, nhịp tim nhanh. Cảm giác mệt và rối loạn nhịp tim, bệnh nhân có thể bị suy tim, dẫn đến tình trạng ngộp thở khi đang ngủ ban đêm, làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ, thuyên tắc phổi.

Bac0

Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Thu Thuỷ - Trưởng khoa Khám bệnh Tự nguyện (Bệnh viện Tim Hà Nội)

"Không phải bệnh nhân nào cũng để lại di chứng nhưng nếu không phát hiện kịp thời những biến chứng tim mạch, bệnh nhân có thể bị viêm tim cấp dẫn đến tử vong", TS.BS Nguyễn Thị Thu Thủy nói.

Đặc biệt, một số người cảm thấy tức ngực, nhói đau ngực sau khi khỏi COVID-19 nên cảm thấy rất lo lắng. Do đó, khi nào thấy khó thở, tim đập nhanh, hồi hộp, triệu chứng sương mù não,... cần đến trung tâm tim mạch để bác sĩ đánh giá mức độ xem có đúng mắc tim mạch hậu COVID-19 hay không.

Tại các cơ sở y tế, bác sĩ sẽ làm công thức máu, làm xét nghiệm chuyên sâu xem người đến khám có bị tắc mạch hay không. Với trường hợp nghi ngờ biến chứng nặng sẽ được làm thêm nhiều xét nghiệm chuyên sâu để kịp thời can thiệp.

Khi mắc biến chứng về tim mạch hậu COVID - 19, TS.BS Nguyễn Thị Thu Thủy khuyến cáo người dân cần tránh 2 thái cực là lo lắng quá hoặc chủ quan quá. Đồng thời, bác sĩ Thủy cũng cảnh báo hiện nay có nhiều người có tâm lý chủ quan, đến bệnh viện vào giai đoạn muộn.

Bac (3)

Tọa đàm trực tuyến “Chăm sóc sức khỏe hậu COVID-19: Phát hiện tổn thương tim mạch và cách khắc phục”.

"Chúng ta cần đi khám đúng lúc và đúng thời điểm để bác sĩ đưa ra những lời khuyên chuyên sâu và nắm bắt được tình trạng sức khỏe của mình", BS Thủy nói.

Để tránh tình trạng người bệnh bị suy nhược sau khi mắc COVID - 19, bác sĩ Thủy khuyến cáo mọi người cần có chế độ dinh dưỡng lành mạnh, đầy đủ, đa dạng các loại thực phẩm, chia nhỏ các bữa ăn như sữa, cháo,... Nên ăn nhiều tinh chất tốt cho tim như tôm, cua, các loại hoa quả như chuối, cam. Nên bù đủ dịch cho người bị nhiễm hậu COVID-19.

Đặc biệt, sau khi khỏi COVID - 19, cần thường xuyên tập thở. Nên thở đều, hít sâu và tập luyện hàng ngày, điều độ, tùy theo sức của mình để hệ hô hấp tốt hơn, và cần phải lắng nghe cơ thể của mình để có chế độ phù hợp.

Chương trình tọa đàm trực tuyến với chủ đề: “Chăm sóc sức khỏe hậu COVID-19: Phát hiện tổn thương tim mạch và cách khắc phục” do Gia đình Việt Nam phối hợp cùng nhãn hàng Mạch vành Win Win tổ chức.

Empty
Nam Anh  
Điều gì xảy ra với cơ thể khi luôn ăn tối trước 19h?
Phát hiện bệnh nguy hiểm từ những lần đổ mồ hôi bất thường
Tại sao nên sử dụng thực phẩm bổ sung để hỗ trợ sức khỏe âm đạo?
2 người tử vong do nắng nóng: Bác sĩ chỉ dấu hiệu cần đề phòng
4 biện pháp phòng ngừa tránh say nắng cực hiệu quả
Có nên tắm nhiều lần để giải nhiệt khi trời nắng nóng?
Hầu hết người già sống tới 80 không làm 4 điều này ở tuổi 60
Mỗi tối ăn 1 tép tỏi, điều kỳ diệu gì xảy ra với cơ thể bạn?
Tưởng bị viêm khớp, đi khám phát hiện ra hội chứng ống cổ tay
Mặt biến dạng sau 3 ngày cắt môi hình trái tim
Cách cải thiện mề đay mẩn ngứa từ cây nhà lá vườn
Áo chống nắng dày hay mỏng chống tia UV tốt hơn?
Ngủ bên chồng, mơ làm 'chuyện ấy'... với kẻ lạ
Rách hậu môn, thủng trực tràng do đạp xe
Tin tưởng bạn trai, cô gái sốc khi gặp phải bệnh khó nói
Sai lầm khi bật quạt mùa hè có thể gây đột quỵ
Đi bộ 11 phút mỗi ngày tăng tuổi thọ, giảm nguy cơ tử vong sớm
Liên tiếp trẻ bị đuối nước, bác sĩ cảnh báo an toàn trong kỳ nghỉ dài
6 bí quyết cân bằng nội tiết tố tự nhiên, không cần thuốc
Cảm giác nôn nao khi đói là dấu hiệu của bệnh gì?
Xem thêm