Thứ hai, 29/04/2024 17:45
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ ba, 09/10/2018 10:37

Những món ăn tốt cho trẻ bị bệnh tay chân miệng

Khi bị tay chân miệng, bên cạnh việc khám và điều trị bằng thuốc, người bệnh cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng để bệnh mau khỏi.

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị tay chân miệng

Bệnh Tay chân miệng tại Việt Nam thường được biết đến là một bệnh nhiễm vi rút cấp tính, lây truyền qua đường tiêu hóa, thường gặp ở trẻ nhỏ và có khả năng gây thành dịch lớn.

Theo Th.s. Lương y đa khoa Vũ Quốc Trung (Hội Đông y Việt Nam), tay chân miệng là bệnh dễ lây truyền. Trong Đông y nhắc tới căn bệnh này là do thấp nhiệt tích tụ nung nấu hoặc hỏa độc gây ra mụn.

Mụn phỏng có đặc điểm thường phát ở tay-chân-miệng chứ không lan rộng ra cả cơ thể. Y học hiện đại gọi tên bệnh tay-chân-miệng, Đông y gọi là bệnh lở loét do hỏa độc, thấp nhiệt. Đặc điểm của bệnh mụn thường sưng to, lưỡi cứng, miệng lở loét khó ăn được. Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, làm cho trẻ mệt mỏi, khó chịu, đau đớn miệng khó ăn uống được do mụn lở loét trong miệng.

tay

Tay chân miệng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt những bé dưới 5 tuổi. (Ảnh minh họa)

Những trường hợp trẻ nhỏ bị nhiễm bệnh nặng thường là do mụn chạy vào trong khiến cho bệnh nhi không thể ăn uống được dẫn tới cơ thể suy yếu.

Ăn gì để đẩy lùi bệnh tay chân miệng?

Theo Th.s. Lương y đa khoa Vũ Quốc Trung, trong thời gian trẻ bị bệnh nên cho trẻ ăn những thức ăn mềm dễ tiêu hóa như (cháo, súp), tránh thức ăn còn đang nóng.

mon an cho tre bi tay chan mieng

Cháo đậu xanh thịt lợn là một trong những món ăn giúp trẻ bị tay chân miệng nhanh hồi phục (Ảnh minh họa)

Một số loại cháo thanh nhiệt bổ dưỡng cho trẻ như cháo đậu xanh thịt lợn nạc, cháo đậu xanh nấu với thịt tôm, cháo bí xanh thịt lợn… Các loại cháo này đều có tính thanh nhiệt giải nhiệt độc cho cơ thể.

“Trong trường hợp trẻ bị lở loét miệng, đau, khó ăn, khó nuốt có thể dùng đậu xanh, đậu đỏ sắc nước cho trẻ uống thay nước”, Lương y Vũ Quốc Trung nói.

Lương y Vũ Quốc Trung cũng cho biết, cần cho trẻ ăn thêm các loại trái cây, nhất là các loại quả có nhiều vitamin C sẽ giúp trẻ tăng cường hệ miễn dịch. Tuy nhiên, không ăn những loại trái cây sinh nhiệt như: mít, dứa hoặc những trái cây tính lạnh như dưa hấu, dưa chuột dễ làm cho bệnh thêm nặng.

-> Ghi nhận biến chứng bệnh tay chân miệng gây nhiễm trùng thần kinh trung ương

Video: BS Trương Hữu Khanh khuyến cáo phòng bệnh tay chân miệng (Nguồn: Dân Trí)

Phương Vũ (T/h)  
Mặt biến dạng sau 3 ngày cắt môi hình trái tim
Trẻ trung, sành điệu với công thức diện áo thun và quần jeans
5 kiểu áo xinh xắn, lên hình đẹp chuẩn 'nàng thơ' khi đi du lịch
Cách cải thiện mề đay mẩn ngứa từ cây nhà lá vườn
Áo chống nắng dày hay mỏng chống tia UV tốt hơn?
Học sao Việt diện áo quây thoáng mát, trendy trong dịp hè
Vì sao đàn ông thích đồng hồ, phụ nữ lại chi 'tiền tấn' cho túi xách hàng hiệu?
Ngủ bên chồng, mơ làm 'chuyện ấy'... với kẻ lạ
Gợi ý 5 kiểu váy như nàng thơ 'check in' sống ảo dịp lễ 30/4
Rách hậu môn, thủng trực tràng do đạp xe
Tin tưởng bạn trai, cô gái sốc khi gặp phải bệnh khó nói
Sai lầm khi bật quạt mùa hè có thể gây đột quỵ
Những tác hại tiềm ẩn khi sử dụng kem chống nắng hàng ngày
Đi bộ 11 phút mỗi ngày tăng tuổi thọ, giảm nguy cơ tử vong sớm
Thời trang 'hack' tuổi và tôn dáng đỉnh cao của Bảo Anh
Liên tiếp trẻ bị đuối nước, bác sĩ cảnh báo an toàn trong kỳ nghỉ dài
6 bí quyết cân bằng nội tiết tố tự nhiên, không cần thuốc
Cảm giác nôn nao khi đói là dấu hiệu của bệnh gì?
Hình dạng khuôn mặt tiết lộ tính cách gì của bạn?
Cách cung cấp collagen từ bên trong bằng thực phẩm ít tiền
Xem thêm