Thứ tư, 15/05/2024 07:04
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ sáu, 10/08/2018 06:15

Người lớn có bị bệnh tay chân miệng không?

Liệu virus gây bệnh tay chân miệng có thể lây nhiễm cho cả người lớn hay không. Bài viết dưới đây sẽ cho bạn câu trả lời.

Người lớn có bị bệnh tay chân miệng không?

Mọi người thường nhầm lẫn bệnh tay chân miệng chỉ có trẻ em mắc phải mà nó không lây nhiễm qua người lớn. Tuy nhiên, đây là một quan niệm không hề đúng, vì bệnh tay chân miệng chủ yếu gặp phải ở trẻ nhỏ, nhưng nó vẫn có thể lây lan sang người lớn thông qua những virus từ mầm bệnh.

tay-chan

Khoảng thời gian từ tháng 9 – 11 hàng năm thường dễ có dịch lây lan và đặc biệt là với những phụ huynh có con mắc bệnh tay chân miệng, cần chú ý trong việc giữ vệ sinh phòng bệnh cho cả gia đình. (Ảnh minh họa)

-> Những dấu hiệu nhận biết bệnh tay chân miệng

Theo các bác sĩ khoa vi sinh miễn dịch Viện Paster TP.HCM chia sẻ: “Từ các tài liệu y khoa trên thế giới, từ trước đến nay bệnh tay chân miệng thường xuất hiện ở trẻ dưới 5 tuổi. Điều này không có nghĩa là bé lớn hơn hoặc người lớn thì không bị virus tấn công và gây bệnh”.

Vì vậy, hiện nay không thể chắc chắn 100% rằng căn bệnh này có thể lây sang người lớn, mà cần phải theo dõi một thời gian thì mới có thể xác định được. Và theo các bác sĩ chuyên khoa, để biết được bệnh nhân có mắc bệnh tay chân miệng hay không, tốt nhất là phải tiến hành những xét nghiệm cụ thể theo yêu cầu.

Những dấu hiệu nhận biết bệnh tay chân miệng ở người lớn

Theo bác sĩ Nguyễn Trung Cấp (Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương), các triệu chứng thường xuất hiện 3 đến 6 ngày sau khi nhiễm viruts bao gồm: sốt nhẹ, đau họng, chán ăn và bồn chồn.

Sau vài ba ngày phát triển triệu chứng đầu tiên sẽ xuất hiện các mụn nước nhỏ. Các mụn nước nhỏ cso thể xuất hiện ở trong miệng, bàn tay, cánh tay, bàn chân, đùi, mông. Kích thước mụn nước rất nhỏ hoặc như hạt đậu.

Sau thời gian ủ bệnh thì quanh miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông hay bẹn có thể có mụn nước, một số trường hợp chỉ nổi ban nên dễ nhầm lẫn với sốt phát ban, sởi…

Thường thì bệnh tay chân miệng có thể chăm sóc tại nhà, tuy nhiên có những triệu chứng có thể là biểu hiện của biến chứng nguy hiểm như: sốt cao trên 39 độ, sốt dài ngày và khó hạ sốt, nôn ói nhiều, li bì, run tay, chân, tay chân yếu sức, khó thở…

Các biến chứng của bệnh tay chân miệng có thể là viêm màng não, viêm tim hay viêm phổi, có những trường hợp bệnh chuyển biến nặng mà không điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

Video: Mẹo đẩy lùi bệnh "tay chân miệng" ở trẻ em (Nguồn: VTC1)

Phương Vũ (T/H)  
Lợi ích 'vàng' của BHA trong chu trình chăm sóc da
4 lý do đàn ông lười “yêu”
Những mẹo làm đẹp dân gian tuyệt đối không nên thử
Những rủi ro “khôn lường” khi ăn hàu sống
Loại lá quốc dân này chính là 'kem chống nắng tự nhiên'
Công dụng chữa “bách bệnh” của rau diếp cá
Điều gì xảy ra với cơ thể khi bổ sung quá nhiều chất xơ mỗi ngày?
Hè nắng nóng, đừng bỏ qua món ăn từ mướp đắng vừa bổ dưỡng, vừa thanh nhiệt
Bị lạc nội mạc tử cung nên và không nên ăn gì?
5 đồ uống buổi sáng giúp kiểm soát huyết áp mà không cần thuốc
Nhiều người ngáy to nhưng tỉnh dậy vẫn một mực phủ nhận, vì sao vậy?
Nhầm lẫn tai hại trong tiệm spa
9 bước cần thực hiện để xây dựng một lối sống lành mạnh
Công thức diện áo thun trẻ trung dành cho phụ nữ U40+
Biết 5 tác dụng này sẽ hiểu vì sao nhiều người uống nước dừa mỗi ngày
Những điều cần thực hiện trước khi thoa kem chống nắng
Ra mắt bộ sưu tập “Mẹ yêu” nhân ngày Mother's Day
Bé 5 tháng tuổi mặt sưng nề do thói quen tai hại từ người lớn
Thoa kem chống nắng bao lâu thì có thể tiếp xúc với nước?
Cưới chồng 3 năm không thể mang thai, bác sĩ kết luận do thói quen từ 10 năm trước
Xem thêm