Thứ năm, 21/11/2024 01:18     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ năm, 09/08/2018 19:59

Bệnh tay chân miệng có nguy hiểm không, cách phòng tránh thế nào?

Bệnh tay chân miệng là một bệnh nhiễm khuẩn cấp tính do virut đường ruột gây ra, hay gặp ở trẻ dưới 5 tuổi.

Bệnh tay chân miệng có nguy hiểm không?

Bệnh chân tay miệng có biểu hiện bệnh cảnh rất khác nhau, có thể không có triệu chứng, có thể sốt nhẹ, phát ban đến thể rất nặng gây tử vong nhanh do biến chứng như phù phổi, suy tuần hoàn, hô hấp với các biểu hiện thần kinh khác nhau.

tay

Bệnh tay chân miệng có thể lây nhiễm thông qua con đường tiếp xúc trực tiếp như sờ, cầm nắm tay, chân (Ảnh minh họa)

-> Những dấu hiệu nhận biết bệnh tay chân miệng

Nhìn chung đa số là thể nhẹ hay gặp ở cộng đồng. Sau thời gian 2 – 4 ngày nhiễm bệnh trẻ sẽ có các biểu hiện sau: Bệnh thường bắt đầu với sốt 38 – 390C, kém ăn, mệt mỏi, thường đau họng; Sau 1 – 2 ngày sốt thường xuất hiện đau ở miệng, nhìn thấy các vết đỏ rộp lên có thể gây loét. Thương tổn thường thấy ở lưỡi, lợi răng và mặt trong niêm mạc má. Đồng thời xuất hiện các ban đỏ ở da, không ngứa, có thể có mụn nước khu trú ở lòng bàn tay, bàn chân, đôi khi có ở mông.

Những trường hợp có biến chứng nặng về hô hấp, thần kinh phải được theo dõi và điều trị ở bệnh viện.

Cách phòng tránh bệnh tay chân miệng

Hiện nay, bệnh tay chân miệng chưa có vắc – xin phòng bệnh, cũng chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, do đó, bố mẹ nên cảnh giác và phòng bệnh cho trẻ.

- Rửa sạch tay cho trẻ: Thường xuyên rửa tay cho trẻ bằng nước rửa tay mỗi khi trẻ tiếp xúc, cầm nắm các đồ vật, đặc biệt ở nơi công cộng, trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh.

- Rửa sạch tay trước khi tiếp xúc với trẻ: Là người chăm sóc trẻ, bạn nên đảm bảo tay mình luôn sạch sẽ trước khi tiếp xúc với trẻ để tránh vô tình lây nhiễm virus tay chân miệng cho trẻ.

- Rửa sạch các dụng cụ, đồ chơi của trẻ: Trước và sau khi cho trẻ chơi với các dụng cụ, đồ chơi của trẻ, hãy rửa sạch và khử trùng.

- Lau sàn, bàn ghế xung quanh khu vực trẻ tiếp xúc bằng nước lau sàn, khử trùng bằng CloraminB 5%.

- Luôn đeo khẩu trang cho trẻ khi trẻ tiếp xúc với môi trường xung quanh. Bạn cũng nên tự chuẩn bị khẩu trang cho mình để tránh bị lây nhiễm và lây sang cho trẻ.

- Không đến những khu vực cách ly người bệnh tay chân miệng. Người bệnh nên được cách ly ít nhất 7 bảy ngày sau khi hỏi hẳn bệnh.

Video: Mẹo đẩy lùi bệnh "tay chân miệng" ở trẻ em (Nguồn: VTC)

Phương Vũ (T/H)  
Cách cải thiện suy tim tại nhà an toàn, hiệu quả
3 người trong gia đình cùng bị nhiễm nấm da từ mèo hoang
Chữa khỏi bệnh nấm móng bằng cách nào?
Chuyên gia VinFuture “mổ xẻ” nguyên nhân đột quỵ ngày càng trẻ hóa
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Vì sao con người lùn đi khi về già?
Lạc nội mạc tử cung mang thai được không?
Kết hợp chặt chẽ viện - trường, đổi mới đào tạo bác sĩ nội trú để nâng chất lượng nhân lực y tế
Bí quyết hết đau lưng do gai cột sống của cô Miện
Gian nan căn bệnh 10 phụ nữ có 1 người mắc, 'cản bước' hành trình làm mẹ
Nỗi oan khó nói của ông chồng bị vợ nghi ngoại tình
Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?
'Thủ phạm' âm thầm gây vô sinh hiếm muộn ở phụ nữ
Rụng tóc bất thường đừng chủ quan, có thể liên quan 7 vấn đề sức khỏe
Vì sao có những khi chợt quên một việc đang định làm, một người đã gặp nhiều lần?
Cuộc sống đảo lộn vì đợt 'càn quét' của loài kiến có độc tố gấp 15 lần rắn hổ mang
Nhiễm trùng đường hô hấp trên ở trẻ và cách cải thiện
Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng
Bệnh khó nói của đàn ông tiền mãn dục
Bí mật chết người từ những lần rơi lệ vì phim ngôn tình
Xem thêm