Chủ nhật, 12/05/2024 15:31
|
Hà nội 21*C/61%
Chủ nhật, 28/04/2024 06:32

Những tác hại tiềm ẩn khi sử dụng kem chống nắng hàng ngày

Sử dụng kem chống nắng là biện pháp hữu hiệu để bảo vệ làn da khỏi tác hại của tia cực tím. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích như ngăn ngừa cháy nắng, nám da, lão hóa sớm hay ung thư da thì trong một số trường hợp, kem chống nắng cũng có thể tiềm ẩn rủi ro.

Theo Style Craze, thoa kem chống nắng là một bước quan trọng trong quy trình chăm sóc da. Dù không thể phủ nhận lợi ích khi sử dụng kem chống nắng nhưng tác dụng phụ của kem chống nắng đã được quan tâm trong một thời gian.

Kem chống nắng được chia thành hai loại là kem chống nắng vật lý và kem chống nắng hóa học. Hai loại kem chống nắng này khác nhau về cơ chế chống nắng và một số đặc tính.

Kem chống nắng vật lý bảo vệ da bằng cơ chế phản xạ lại các tia UV, chống được cả tia UVA và UVB, ít gây dị ứng kích ứng tuy nhiên có thể làm da khô và thô ráp.

n1

Ảnh minh họa

Trong khi đó, kem chống nắng hóa học bảo vệ da bằng cơ chế hấp thụ, các phân tử hữu cơ hấp thụ tia UV có năng lượng cao và giải phóng các tia có năng lượng thấp hơn, từ đó giảm tác động của ánh nắng lên da. Loại kem chống nắng này có ưu điểm thấm nhanh vào da, không gây bóng da tuy nhiên có thể gây dị ứng, kích ứng và hấp thụ toàn thân.

Tác hại của kem chống nắng

Dị ứng da

Kem chống nắng bao gồm một số hóa chất có thể gây kích ứng da như mẩn đỏ, sưng tấy, kích ứng và ngứa. Phản ứng dị ứng này có thể là kết quả của các hóa chất có trong kem chống nắng như nước hoa và chất bảo quản.

Trong đó, thành phần PABA được sử dụng lý tưởng trong nhiều loại kem chống nắng thương mại có thể gây ra tỷ lệ phản ứng dị ứng cao. Do đó, chất này đang bị loại bỏ khỏi nhiều loại kem chống nắng phổ biến của các thương hiệu có uy tín.

Gây mụn

Nếu là một người có làn da nhạy cảm, dễ nổi mụn trứng cá thì một số hóa chất trong sản phẩm kem chống nắng có thể làm trầm trọng thêm vấn đề của bạn.

Để loại bỏ tác dụng phụ này của kem chống nắng, người dùng nên ưu tiên lựa chọn kem chống nắng không gây mụn và không chứa dầu. Nên sử dụng kem chống nắng phù hợp nhất với loại da của bạn. Tránh sử dụng kem chống nắng toàn thân cho mặt vì kem chống nắng toàn thân thường có kết cấu dày gây bít tắc lỗ chân lông dẫn đến nổi mụn.

n2

Ảnh minh họa

Kích ứng mắt

Bất cứ loại kem chống nắng nào dù nhẹ dịu và lành tính đề có khả năng gây đau và kích ứng khi dính vào mắt. Nếu nghiêm trọng cũng có thể dẫn đến bỏng và nhạy cảm tạm thời với ánh sáng. Một số người cho rằng, kem chống nắng hóa học cũng có thể gây mù mắt nếu không được rửa sạch kịp thời. Nếu kem chống nắng dính vào mắt, hãy rửa kỹ bằng nước mát hoặc đến gặp bác sĩ.

Tăng nguy cơ ung thư vú

Dù hiếm gặp nhưng một số loại kem chống nắng bao gồm các thành phần có thể có tác dụng estrogen đối với tế bào ung thư vú. Một số loại kem chống nắng có thể ảnh hưởng đến nồng độ estrogen trong máu. Do đó, tránh sử dụng kem chống nắng hóa học cho trẻ nhỏ, vì da của chúng có xu hướng hấp thụ hóa chất ngay lập tức.

Đau ở vùng có lông

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều dạng kem chống nắng khác nhau như gel, thuốc xịt, thuốc mỡ, kem và que sáp. Việc chọn loại kem chống nắng là do cá nhân người dùng. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo kem chống nắng dạng gel tốt nhất cho những vùng có nhiều lông như da đầu hoặc ngực của nam giới. Trong khi đó, một số loại kem chống nắng có thể làm căng hoặc khô da và có thể gây đau ở những vùng có lông do có thành phần hóa học gây kích ứng.

Mủ trong nang lông

Kem chống nắng cộng mồ hôi, bụi bẩn có thể gây ra các nốt ngứa trên da, có xu hướng phát triển thành các nốt mẩn đỏ sần sùi. Đôi khi, chúng còn biến thành những mụn nước chứa đầy mủ xung quanh nang lông.

n3

Ảnh minh họa

Một số lưu ý khi chọn mua kem chống nắng

Để tránh tình trạng da bị kích ứng khi dùng kem chống nắng, người dùng cần lựa chọn sản phẩm dành riêng cho da nhạy cảm nếu có làn da dễ bị kích ứng, sử dụng kem chống nắng cho từng vùng da riêng biệt. Vì cấu tạo của vùng da mặt và cơ thể khác nhau, kiểm tra kỹ thành phần trước khi mua và chọn các sản phẩm không chứa các chất gây kích ứng, thử nghiệm sản phẩm trên một vùng nhỏ của da trước khi sử dụng để kiểm tra có phản ứng bất thường hay không.

Bên cạnh đó, nếu phát hiện kem chống nắng đã hết hạn sử dụng, không nên tiếp tục sử dụng vì có thể không còn hiệu quả và gây tác dụng phụ.

Ngoài việc sử dụng kem chống nắng, cần đội mũ nón, áo che mặt và kính râm để bảo vệ da khỏi ánh nắng trực tiếp.

Trong quá trình sử dụng, nếu có bất kỳ triệu chứng kích ứng nào, hãy ngừng sử dụng ngay lập tức và tham khảo ý kiến từ bác sĩ hoặc chuyên gia da liễu để được tư vấn, xác định nguyên nhân gây kích ứng và điều trị kịp thời.

--> Sai lầm dùng kem chống nắng làm da xỉn màu, dễ gây ung thư da

Phương Anh  
Công thức diện áo thun trẻ trung dành cho phụ nữ U40+
Những điều cần thực hiện trước khi thoa kem chống nắng
Ra mắt bộ sưu tập “Mẹ yêu” nhân ngày Mother's Day
Thoa kem chống nắng bao lâu thì có thể tiếp xúc với nước?
Vì sao đồ cũ của Chanel, Louis Vuitton có giá bán 'trên trời'?
Lời khuyên 'vàng' cho người cao huyết áp
Da dầu nên dưỡng ẩm vào ban đêm không?
Bổ sung 7 nhóm thực phẩm cho mái tóc chắc khỏe, dày dặn
5 màu sắc trang phục nổi bật, ăn ảnh đáng sắm nhất Hè 2024
'Bảo bối' giúp giữ gìn làn da khỏe đẹp suốt ngày hè
3 quy tắc 'vàng' giúp tập thể dục thể thao đạt hiệu quả
3 loại nước giúp Dương Mịch luôn có body thanh mảnh, da căng mướt ở tuổi U40
Bổ sung thực phẩm gì sau khi tập cơ bụng để nhanh có '6 múi'?
4 kiểu váy 'hack' dáng, chiều cao như tăng thêm 10cm
6 cách 'biến' da khô thành căng mọng suốt mùa hè
6 hoạt động tưởng không liên quan nhưng giúp bạn giảm cân thần kỳ
5 biến chứng nguy hiểm dễ gặp khi tiêm meso căng bóng da
5 tips chăm sóc da căng mọng bất chấp mùa hè nắng nóng
Giải nhiệt mùa hè bằng chân váy trắng vừa thanh lịch vừa quyến rũ
4 bữa sáng giàu protein giúp xây dựng cơ bắp cho người tập gym
Xem thêm