Chủ nhật, 28/04/2024 14:29
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ sáu, 08/07/2022 07:23

Mẹo nhỏ phòng bệnh ghẻ ngứa mùa hè

Mùa hè, khí hậu nóng ẩm tạo điều kiện cho vi sinh vật phát triển, vì thế đây cũng là mùa dịch bệnh bùng phát, đặc biệt là các bệnh ngoài da như nấm, ghẻ, viêm da.

Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh ghẻ

Bệnh ghẻ thuộc nhóm bệnh ngoài da do ký sinh trùng ghẻ có tên Sarcoptes scabiei hominis, lây từ người sang người qua tiếp xúc trực tiếp hoặc qua quần áo, chăn chiếu có ghẻ và trứng ghẻ.

ThS.BS Trần Thị Thùy Trang, khoa Da Liễu, Bệnh viện Nhi Trung ương (Hà Nội), cho biết bệnh chủ yếu do ghẻ cái gây ra. Ghẻ đực thường chết sau khi giao hợp. Ghẻ cái ký sinh ở lớp sừng của thượng bì, đào hang về ban đêm, đẻ trứng về ban ngày, trứng nở thành ấu trùng và lột xác trở thành ghẻ trưởng thành.

Ban đêm, ghẻ cái bò ra khỏi hang tìm ghẻ đực, đây là lúc bệnh nhân cảm thấy ngứa, dễ lây truyền, do ngứa gãi làm vương vãi cái ghẻ ra quần áo, giường chiếu…

Ghẻ cái sống 4-6 tuần, đẻ mỗi ngày một đến 5 quả trứng. Sau 3-7 ngày, trứng nở thành ấu trùng, sau đó, lột xác nhiều lần thành cái ghẻ trưởng thành. Ghẻ sinh sôi nảy nở nhanh. Trong điều kiện thuận lợi, một ghẻ cái có thể đẻ tới 150 triệu con sau 3 tháng.

Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào, ảnh hưởng đến mọi tầng lớp trong xã hội. Người thường xuyên tiếp xúc, sinh hoạt chung như ngủ chung, dùng chung màn, khăn, chiếu, gối với người bị ghẻ dễ mắc bệnh.

Thời gian ủ bệnh thường 4-6 tuần. Luống ghẻ là do cái ghẻ đào ở lớp sừng gờ cao hơn mặt da, màu trắng đục hay trắng xám ở đầu luống ghẻ có mụn nước, mụn nước sắp xếp rải rác, riêng biệt.

Bác sĩ Trang cho hay ghẻ thường sinh nở ở đầu, mặt, lòng bàn tay, bàn chân, kẽ ngón tay, cổ tay, nách, bụng, bộ phận sinh dục. Sẩn cục ghẻ có màu nâu, tập trung chủ yếu ở vùng sinh dục trẻ nam, có thể gặp ở nách, mông. Một số sẩn cục tồn tại dai dẳng dù ghẻ đã hết.

benh ghe nuoc

Lòng bàn tay, kẽ ngón tay, cổ tay,... là những vị trí bệnh ghẻ thường sinh nở (Ảnh minh họa)

Trẻ ngứa, gãi thường gây nhiều tổn thương trên da như vết xước, sẩn, trợt, vảy tiết, mụn nước, mụn mủ, chốc hóa, sẹo thâm màu, bạc màu. Thương tổn dai dẳng gây biến chứng nhiễm khuẩn, chàm hóa.

Các biện pháp phòng chống bệnh ghẻ

Với người bệnh ghẻ, các bác sĩ chuyên khoa da liễu sẽ soi kính lúp nhận định tổn thương, các vị trí đặc trưng của bệnh, đặc thù cơn ngứa và dịch tễ trong gia đình có người bị bệnh tương tự cho phép chẩn đoán bệnh ghẻ mà không cần thiết phải xét nghiệm.

Thực tế, một số trường hợp không điển hình, phải thực hiện các xét nghiệm như soi tìm cái ghẻ, chất cặn thải của cái ghẻ dưới kính hiển vi, hoặc bằng máy dermoscopy. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng tìm thấy cái ghẻ.

Để điều trị hiệu quả, bác sĩ Trang khuyến cáo phụ huynh cần lưu ý bôi thuốc trị ghẻ đúng cách vào buổi tối, chú ý bôi kỹ những vùng nếp gấp, sinh dục, quanh móng, sau tai. Trẻ em có thể bôi cả vùng mặt và đầu nếu có thương tổn và theo chỉ định của bác sĩ, cách ly người bệnh, vệ sinh chăn chiếu, đồ dùng…

Phụ thuộc vào tình trạng bệnh nhân bị ghẻ như ghẻ chàm hóa, ghẻ bội nhiễm, hay ghẻ sẩn cục, bác sĩ sẽ có kế hoạch điều trị cụ thể cho từng bệnh nhân bằng thuốc bôi tại chỗ như kem permethrin 5%, dung dịch DEP (diethyl-phtalat), benzyl benzoat 10-25%, ivermectin 1%, sulfur 6-33%, malathion 0,5%, kem crotamiton.

Bệnh nhân có thể dùng thuốc giảm ngứa, kháng sinh, chống viêm nếu trẻ bị ghẻ bội nhiễm, chàm hóa bác sĩ chuyên khoa cân nhắc việc sử dụng thêm. Trường hợp tổn thương da nặng, lan tỏa, ghẻ đáp ứng kém với điều trị thuốc bôi có thể chỉ định thêm thuốc uống Ivermectin, dùng cho trẻ lớn hơn 15 kg.

Theo bác sĩ Trang, cách tốt nhất để phòng tránh bệnh ghẻ là tránh tiếp xúc trực tiếp với da của người bị bệnh ghẻ. Vì thế, người dân không nên sử dụng quần áo hoặc khăn trải giường chung với người bị nhiễm ghẻ.

Gia đình cần vệ sinh, thay đồ dùng cá nhân như quần áo, khăn tắm, chiếu, khăn trải giường hàng ngày (giặt ở nhiệt độ từ 50 độ C trở lên trong ít nhất 10 phút) cho trẻ, sau đó phơi, sấy khô, là ủi hai mặt nếu có thể rồi bịt kín trong túi, sử dụng lại sau khoảng 5 ngày.

-->> 4 tai nạn trẻ hay gặp vào mùa hè và cách khắc phục

Kim Ngân  
Rách hậu môn, thủng trực tràng do đạp xe
Tin tưởng bạn trai, cô gái sốc khi gặp phải bệnh khó nói
Sai lầm khi bật quạt mùa hè có thể gây đột quỵ
Đi bộ 11 phút mỗi ngày tăng tuổi thọ, giảm nguy cơ tử vong sớm
Liên tiếp trẻ bị đuối nước, bác sĩ cảnh báo an toàn trong kỳ nghỉ dài
6 bí quyết cân bằng nội tiết tố tự nhiên, không cần thuốc
Cảm giác nôn nao khi đói là dấu hiệu của bệnh gì?
Hình dạng khuôn mặt tiết lộ tính cách gì của bạn?
Người phụ nữ đột quỵ sau khi làm “chuyện ấy”
Giá đỗ có thực sự giúp sung sức trong 'cuộc yêu''?
Vì sao tập thể dục thường xuyên vẫn tăng cân vù vù?
Bé trai 3 tuổi ngộ độc chì nguy kịch sau khi uống thuốc nam
Bổ sung chất xơ đúng cách tránh đầy hơi, chuột rút
Hà Nội vào đỉnh dịch tay chân miệng: Chuyên gia chỉ dấu hiệu không nên chủ quan
Mắc Covid-19 liên tục trong 613 ngày
Cô đơn làm tăng 50% nguy cơ mất trí nhớ
Bị ù tai, vo ve trong tai: Điều trị bằng cách nào?
Bất thường ở tim có thể là dấu hiệu ung thư tuyến tiền liệt
Tăng 10% nguy cơ đột quỵ do thói quen khi ngủ
Nơi bẩn nhất trong phòng làm việc, chứa ổ vi khuẩn gấp 400 lần bồn cầu
Xem thêm