Thứ tư, 17/04/2024 15:04
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ ba, 05/07/2022 14:36

4 tai nạn trẻ hay gặp vào mùa hè và cách khắc phục

Là nhóm trẻ vị thành niên thiếu ý thức về an toàn, trẻ em đã trở thành nhóm có tỷ lệ tai nạn thương tích cao trong những năm gần đây.

"Báo cáo đánh giá về tình trạng thương tích ở trẻ vị thành niên và trẻ em của Trung Quốc" cho thấy rằng hơn 54.000 trẻ em chết vì tai nạn thương tích hàng năm, với trung bình 148 trẻ em mỗi ngày. Nhóm 1 - 4 tuổi có tỷ lệ tử vong cao nhất, chiếm 33%. Số liệu theo dõi cấp cứu và ngoại trú từ Hệ thống Giám sát Thương tật Quốc gia cho thấy, trong giai đoạn 2010 - 2015, nhóm 1 - 4 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất trong số các ca tai nạn thương tích của trẻ 0 - 18 tuổi được cấp cứu ngoại trú.

Phó Trưởng khoa phòng chống dịch bệnh của bệnh viện nhi đã đưa ra lời cảnh báo hãy luôn thắt chặt sợi dây "an toàn" cho trẻ. Đồng thời chỉ ra 4 loại tai nạn thương tích phổ biến ở trẻ em.

Thương tật do ngã: Ngã từ độ cao 20 cm có thể gây tử vong

Mức độ chấn thương do ngã không nhất thiết phải tỷ lệ thuận với độ cao khi ngã, ngã từ độ cao 20 cm có thể gây tử vong.

Trước hết, cha mẹ nên đánh giá xem môi trường xung quanh có an toàn không và đưa trẻ ra khỏi môi trường nguy hiểm càng sớm càng tốt, sau đó kiểm tra ý thức của trẻ có tỉnh táo hay không, kiểm tra mạch và nhịp thở của trẻ.

Lấy ví dụ về phòng ngừa chấn thương do ngã giường. Để phòng tránh, cha mẹ nên kiểm tra thanh chắn giường có chắc chắn khi rời đi không, cửa sổ có an toàn không, có đồ lặt vặt trên ban công có thể cho phép trẻ trèo lên tùy ý hay không, liệu các tủ ở nhà, bao gồm cả tủ ngăn kéo, có được gắn cố định vào tường hay không,…

tai nan tre em Giadinhonline (2)

Ảnh minh họa.

Đuối nước: 5cm là đủ để một em bé chết đuối

Trên thực tế, không phải tất cả các vụ đuối nước của trẻ em đều xảy ra ở sông, hồ, nhà là nơi thường xảy ra đuối nước, đối với trẻ nhỏ chỉ cần 5cm nước là có thể xảy ra đuối nước.

Cha mẹ phải giáo dục con em mình không bơi ở những vùng nguy hiểm, bể bơi không chính thống.

Nếu gặp một người bạn bị đuối nước, trẻ không được tự mình giải cứu, nếu không có thể khiến cả hai trẻ gặp nguy hiểm. Cách đúng đắn cho trẻ là kêu cứu và nhờ người lớn xung quanh giúp đỡ.

Ngoài ra, khi tắm cho trẻ trong chậu tại nhà, không nên để trẻ một mình để nghe điện thoại hoặc làm việc khác, đề phòng trẻ bị trượt chân xuống nước và chết đuối.

Đối với những gia đình có em bé nhỏ thì phải đậy kín các xô, chậu nước ở nhà.

tai nan tre em Giadinhonline (1)

Ảnh minh họa.

Tai nạn bỏng ở trẻ em

Khi trẻ bị bỏng, hãy rửa sạch vết thương bằng nước lạnh trong 15 - 30 phút, nếu vết thương không thể rửa được, hãy chườm lạnh. Không sử dụng đá viên, có thể gây hạ thân nhiệt, thậm chí gây sốc cho trẻ.

Nhẹ nhàng tháo bỏ những vật cứng trên vùng bỏng như giầy, dép, vòng trước khi vết bỏng sưng nề.

Che phủ vùng bỏng bằng gạc vô khuẩn. Nếu không có gạc có thể dùng vải sạch.

An ủi trẻ, cho uống nước và đặt trẻ ở tư thế nằm.

Nếu vết bỏng nhẹ, diện tích da bị bỏng nhỏ, tổn thương có thể tự liền nhờ quá trình biểu mô hóa, thì sau khi sơ cứu có thể điều trị tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ. Nếu nặng hơn thì ngay sau khi sơ cứu cần chuyển trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để các bác sĩ điều trị kịp thời.

Nếu quần áo trẻ bị cháy, điều trước tiên là phải giữ yên trẻ. Bất cứ sự chuyển động nào cũng sẽ làm ngọn lửa đáng sợ hơn.

Chặn bé lại, không để bé hốt hoảng chạy quanh vì như thế sẽ thổi bừng ngọn lửa. Đặt bé nằm trên sàn, phần bị bỏng ở phía trên.

Bọc bé trong một cái áo hay một tấm mền thô dày bằng len dạ để dập lửa. Đừng bao giờ dùng hàng nilon vì nó dễ bắt lửa.

Lăn bé trên sàn nhà để ngọn lửa tắt hẳn. Dội nước hoặc chất lỏng không bắt lửa, nếu có, lên người bé.

Lưu ý: Không cởi đồ bé ra. Quần áo có thể dính sát vào da, cởi quần áo sẽ càng gây tổn thương nhiều hơn.

Vô tình nuốt phải dị vật

Nếu trẻ vô tình nuốt phải đồ chơi, bác sĩ sẽ quyết định để tự thải nó ra ngoài hay sử dụng thiết bị y tế tùy theo kết quả đánh giá. Nếu cần tự đào thải, bạn có thể cho trẻ ăn một số thức ăn có chất xơ thô để thúc đẩy nhu động ruột.

Nếu không may nuốt phải pin, phụ huynh phải đưa trẻ đến bệnh viện càng nhanh càng tốt. Vì dịch tiêu hóa, axit dạ dày,… có thể làm hỏng bề mặt của pin, chất điện phân bên trong nó có thể gây bỏng thực quản, dạ dày thậm chí là thủng.

Để ngăn ngừa thương tích, các bậc cha mẹ cần giúp con em nhận biết và tránh các yếu tố nguy cơ, các mối nguy hiểm tiềm tàng trong môi trường, đồng thời không ngừng trau dồi nhận thức của con em mình về mối nguy hiểm khi chúng lớn lên.

-> Vì sao nhiều trẻ biết bơi vẫn đuối nước?

T. Linh (Theo Aboluowang)  
Chất lượng giấc ngủ kém làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2
Người cao và người thấp, ai sống thọ hơn?
Đầu tư 100 triệu USD phát triển thuốc điều trị trầm cảm, bệnh thần kinh
Nước lọc sử dụng được trong bao lâu?
Phòng ngừa mắc u phổi hiệu quả từ thảo dược thiên nhiên
Bữa ăn thực dưỡng đánh bay mỡ máu cao
Cụ bà 74 tuổi có 2 bàng quang
Chú rể nhập viện cấp cứu ngay trong ngày cưới
Người ăn nhanh và ăn chậm, ai khỏe hơn?
Tin lời 'ngậm vòng chữa viêm họng”, người phụ nữ nuốt luôn chiếc vòng đá
Cảnh báo bệnh về da thường gặp trong mùa hè và cách phòng tránh
Dễ tức giận là dấu hiệu của bệnh gì?
Chồng như 'hổ đói' bất ngờ biến thành 'mèo ngoan' sau cánh cửa phòng ngủ
Mất thị lực, tổn thương não sau 2 tuần uống detox giảm cân siêu tốc
Chó hàng xóm nặng 20kg cắn phải khâu gần 70 mũi
Bà ngoại hiến gan cứu sống cháu gái 2 tuổi
Giải pháp đối phó viêm thanh quản mạn tính từ thảo dược
Ngủ trưa 6 phút hay 60 phút?
Trẻ sơ sinh ngủ ngáy có phải dấu hiệu bệnh nguy hiểm?
Cứu 'của quý' cho thợ nhôm bị máy cưa cắt gần đứt lìa
Xem thêm