Thứ bảy, 27/04/2024 01:11
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ sáu, 17/06/2022 13:32

Phụ nữ mang thai ăn vải thiều được không?

Vải là loại trái cây nhiệt đới được nhiều người yêu thích trong mùa hè vì có vị ngọt dịu, mọng nước. Tuy nhiên, nhiều thông tin cho rằng phụ nữ mang thai không nên ăn vải để tránh ảnh hưởng đến thai nhi.

Gần đây, thông tin phụ nữ mang thai không nên ăn vải được chia sẻ nhiều trên diễn đàn, hội nhóm của các mẹ bỉm sữa ở mạng xã hội Facebook. Nhiều người truyền tai nhau “mang thai không nên ăn vải nếu không sẽ sảy thai” khiến các mẹ bầu hoang mang, có người thèm nhưng không dám ăn.

Tuy nhiên, không ít mẹ bầu phản bác lại thông tin này khi chia sẻ bản thân vẫn ăn vải bình thường hoặc ăn ít, không kiêng hoàn toàn. Nhiều người quen của họ cũng ăn vải trong thai kỳ và sinh con khỏe mạnh.

ba-bau-an-vai-duoc-khong-cach-an-vai-dung-khi-dang-mang-thai-202108241846599979

Vải là một trong những loại trái cây được nhiều người ưa chuộng trong mùa hè (Ảnh minh họa)

Giải đáp thắc mắc này, BS. Bùi Thị Phương - Chuyên khoa Sản, Trường Cao đẳng Y tế Hà Nội cho biết, vải là một loại trái cây nhiệt đới có hương vị đặc trưng, vị ngọt dễ chịu có thể khiến một số bà bầu thèm ăn vải trong thai kỳ.

Tuy nhiên, quả vải rất giàu đường, có thể bổ sung thêm calo vào tổng lượng calo cung cấp cho cơ thể. Hơn nữa, nó có thể gây ra tăng đột biến glucose nếu tiêu thụ quá mức. Do đó, biết được một người nên ăn bao nhiêu quả vải trong thời kỳ mang thai là rất quan trọng để đạt được đầy đủ lợi ích của nó.

Cũng theo BS. Phương ăn nhiều vải trong thời tiết nắng nóng sẽ gây nóng trong vì vải thiều quá ngọt, chứa nhiều đường. Khi cơ thể bị nóng trong, ăn vải sẽ khiến mụn hay những vết ban đỏ xuất hiện. Bên cạnh đó có thể làm phát sinh một số tình trạng như đau họng, chảy máu mũi, loét miệng…

"Nếu ăn quá nhiều vải, lượng đường dư thừa trong trái cây sẽ khiến lượng đường trong máu tăng đột biến, làm tăng nguy cơ mắc đái tháo đường thai kỳ và khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn nếu thai phụ đã mắc phải bệnh này", BS Phương nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, BS Phương cũng khuyến cáo, ăn quá nhiều vải có thể làm giảm huyết áp đến mức nguy hiểm, gây ra các tình trạng như mờ mắt, chóng mặt, lạnh, buồn nôn, thở nông và cực kỳ mệt mỏi.

Ăn vải có thể làm tăng nguy cơ chảy máu khi chúng tương tác với các loại thuốc như aspirin, thuốc chống đông máu (heparin hoặc warfarin), thuốc chống kết tập tiểu cầu (clopidogrel) và NSAID (naproxen hoặc ibuprofen).

Những rủi ro này có thể được giảm thiểu bằng cách lựa chọn cẩn thận những quả vải chất lượng, bảo quản đúng cách và lưu ý chỉ ăn một lượng quả vải hợp lý.

Từ những tác dụng phụ có thể gặp khi ăn vải, BS. Bùi Thị Phương cũng đưa ra khuyến cáo, những mẹ bầu có sức khỏe bình thường có thể ăn vải cùng nhiều loại trái cây khác. Tuy nhiên, chỉ nên ăn một lượng vừa phải tương đương với 7-10 trái vải, chia thành nhiều bữa trong ngày. Thời điểm tốt nhất là nên ăn vải sau bữa ăn khoảng 1-2 giờ, không nên ăn khi đối vì có thể gây hiện tượng "say" hay ngộ độc vải.

ba-bau-an-vai-duoc-khong-cach-an-vai-dung-khi-dang-mang-thai-202108241846107173

Mẹ bầu nên vải với một lượng vừa phải và khoa học (Ảnh minh họa)

"Những mẹ bầu được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì tốt nhất không nên ăn vải. Vì vải chứa một hàm lượng đường cao, nên khi ăn nhiều gan sẽ không thể chuyển hóa hết được fructose, lúc đó lượng đường trong máu tăng cao bất thường có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ và bé", BS Phương nói.

Nữ bác sĩ chia sẻ, thay vì việc ăn vải, có thể sử dụng nước ép vải khi mang thai, tuy nhiên hãy chọn nước ép vải tươi thay vì nước ép đóng hộp để tránh dư thừa đường.

Chia sẻ thêm về vấn đề này, ThS.BS Phan Chí Thành, chánh văn phòng Trung tâm Đào tạo và Chỉ đạo tuyến, Bệnh viện Phụ sản Trung ương (Hà Nội) nhận định, không phải chị em nào khi mang bầu cũng phải kiêng vải hoàn toàn. Vải có hàm lượng calo cao nhưng loại quả này giàu chất xơ, giúp giảm hấp thụ đường vào trong máu.

“Phụ nữ không mắc bệnh tiểu đường thai kỳ trong có thể ăn vải. Tuy nhiên, cần ăn với một lượng vừa phải, khoa học”, bác sĩ Thành khuyến cáo.

Người mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, đa thai, tăng cân, dư ối, thừa cân hoặc mắc bệnh tiểu đường cần theo dõi lượng đường trong máu sau ăn hàng ngày. Từ đó, mẹ bầu có thể điều chỉnh chế độ ăn phù hợp.

-->> Nhịn "yêu" khi mang thai: Có cần thiết không?

Kim Ngân  
Cảnh báo “dọn” bikini quá thường xuyên làm tăng nguy cơ nhiễm trùng khó chịu tái phát
Thói quen khi tắm khiến phụ nữ mắc bệnh phụ khoa
Quyết sang trời Tây học tập, nữ tiến sĩ hối hận khi ngày trở về không thể sinh con
Căng thẳng làm giảm khả năng mang thai của phụ nữ?
Chuyện 'yêu' ở người cao tuổi: Bao nhiêu là đủ?
Ngân hàng tinh trùng: Giúp nam giới đảm bảo khả năng sinh sản trong tương lai
Vì sao các cặp đôi sắp sinh con đều thích ăn dâu tây?
Nam giới có con ở độ tuổi nào là tốt nhất?
Phát bệnh vì kiêng cữ sau sinh theo tục lệ dân gian
Uống thuốc tránh thai lùi ngày 'đèn đỏ' được không?
Mất hứng “chuyện ấy” sau sinh con
'Kiêng' để dự trữ tinh trùng: Nên không?
Dùng thuốc tiêm tránh thai làm tăng nguy cơ u não gấp 5 lần
Chuyên gia cảnh báo polyp buồng tử cung: Bệnh thường gặp, biến chứng nguy hiểm
Vì sao phụ nữ dễ ốm hơn trong ngày 'đèn đỏ'?
Thói quen ăn uống tưởng chừng vô hại lại gây vô sinh ở phụ nữ
'Chuyện ấy' giảm nhiệt vì... nước hoa
Độ tuổi nào hết ham muốn tình dục?
Tiền sản giật khi mang thai nguy hiểm thế nào, điều trị ra sao?
Bi hài bí kíp “săn rồng vàng”
Xem thêm