Thứ tư, 01/05/2024 06:51
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ hai, 24/08/2020 19:00

Đừng cố dạy con phải biết chia sẻ khi còn quá nhỏ

“Chia sẻ là quan tâm” - đó là điều bậc cha luôn muốn con cái hiểu. Tuy nhiên, thật khó để khiến con chia sẻ đồ chơi cho bạn bè mà không nổi cơn thịnh nộ. Điều quan trọng là phải tính đến độ tuổi của con và dừng việc dạy con chia sẻ cho đến khi con lớn hơn.

Con còn quá nhỏ để hiểu chia sẻ là gì

Trẻ mới biết đi còn quá nhỏ để hiểu khái niệm chia sẻ. Vì vậy, không có ích gì khi cố gắng giải thích với trẻ rằng chúng nên chia sẻ đồ chơi của mình với một đứa trẻ khác. Đơn giản là con sẽ không hiểu và lời nói của bạn sẽ không dạy con được gì.

day con chia se Giadinhvietnam (1)

Ảnh minh họa.

Đó là lý do tại sao điều quan trọng là phải đợi cho đến khi con bạn lớn hơn một chút, khi chúng đã phát triển đủ về tinh thần và cảm xúc để có thể hiểu được cách chia sẻ và quan tâm được kết nối với nhau và tại sao chia sẻ với người khác là điều tốt.

Sở hữu giúp con xây dựng ý thức về bản thân

Một trong những lý do khiến trẻ mới biết đi không hiểu khái niệm chia sẻ vì chúng chưa có khái niệm về bản thân như một con người riêng biệt. Có những món đồ chơi chỉ là của chúng chứ không ai khác có thể cho chúng hiểu được điều đó. Khi con muốn một thứ gì và quyết định đó là của con, con không phải là người ích kỷ.

Trẻ không hiểu rằng mọi thứ có thể thuộc về người khác chứ không chỉ riêng mình.

Trẻ nghĩ rằng chia sẻ là tặng đồ cho bạn mãi mãi

Một điều khác làm phức tạp vấn đề là khái niệm thời gian. Trẻ mới biết đi cũng chưa hiểu điều đó. Vì vậy, trong khi cha mẹ nghĩ rằng không có gì to tát khi để một đứa trẻ khác chơi đồ chơi của con trong một thời gian, thì con của họ lại coi đó là việc từ bỏ món đồ chơi đó. Bởi vì con không thể biết bạn sẽ chơi bao lâu rồi trả lại.

day con chia se Giadinhvietnam (2)

Ảnh minh họa.

Trẻ không thể kiểm soát cơn thịnh nộ

Thật khó cho trẻ mới biết đi kiểm soát cơn thịnh nộ của mình. Vì vậy, nếu con muốn một cái gì đó cho riêng mình, không có lời nào có thể thuyết phục con bằng cách khác.

Đừng thúc ép con phải chia sẻ. Nếu bạn cứ khăng khăng rằng con bạn phải chia sẻ đồ chơi của chúng với người khác, chúng có thể bắt đầu liên tưởng từ này với điều gì đó tiêu cực và giai đoạn “ích kỷ, muốn có những thứ chỉ cho riêng mình có thể kéo dài hơn.

Cùng với thời gian, con bạn sẽ hiểu thế giới hơn và thậm chí có thể học cách thích chia sẻ vì chúng sẽ thấy rằng điều đó làm cho người khác hạnh phúc.

-> 5 điều cha mẹ cần làm để ngăn con bị bắt cóc

T. Linh (Theo Brightside)  
Thiết kế cửa sổ đại kỵ tránh 10 điều làm tiêu tán tài lộc
Tuổi già keo kiệt chi 5 thứ này phúc khí dễ bay mất
Quanh nhà xuất hiện 3 điều báo hiệu may mắn sắp đến
Vì sao ngày càng nhiều bà nội không muốn chăm cháu?
Hối hận sau 5 năm bán nhà ở quê chuyển về sống gần con trai
Vì sao nói 'phần mộ sụp con cháu ít, trên mộ không có cỏ tài sản cạn kiệt'?
3 tài sản cha mẹ dễ gây bất hòa con cái
Làm gì để sống một mình không cô độc?
Chăm cháu khi về già có 4 điều cấm kỵ không nên nói
Cùng làm một việc, ở một nơi nhưng kẻ giàu, người nghèo
Không có gỗ không đỡ được nhà, không xóm giềng không thể sống tốt
Lời 'dặn dò' con gái trong đám cưới gây sốt MXH, chuyên gia khuyên 'không nên': Vì sao?
Tuổi 70 vợ chồng thỏa thuận 4 điều để an tâm dưỡng già
Con cái trưởng thành thường trốn tránh cha mẹ
34 năm gia đình hạnh phúc nhờ sẻ chia việc nhà
Nữ sinh lớp 8 tự làm hại bản thân do nguyên nhân thường thấy trong các gia đình
3 kiểu gia đình không thay đổi sớm muộn cũng bị đào thải
Phụ nữ hiện đại phải cân bằng gia đình và công việc
Lạnh lùng với người nhà, thân thiện với người ngoài có phải bất hiếu?
Lời chúc 8/3 ý nghĩa dành cho sếp nữ, đồng nghiệp và bạn bè
Xem thêm