Thứ sáu, 14/03/2025 23:11     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Tạp chí điện tử Gia đình Việt Nam
Tạp chí điện tử Gia đình Việt Nam
Tạp chí điện tử Gia đình Việt Nam
Thứ tư, 27/03/2024 06:30

Không có gỗ không đỡ được nhà, không xóm giềng không thể sống tốt

Tục ngữ có câu: “Không có gỗ thì không đỡ được nhà, không có hàng xóm thì không thể sống tốt”. Nếu hàng xóm mà không biết giúp đỡ nhau, chỉ nghĩ đến bản thân mình, giữa họ sẽ dễ nảy sinh mâu thuẫn.

Người xưa đã nói rất hay: “Có rượu có thịt thì gặp họ hàng xa; khi gió lửa thổi qua thì muốn gần gũi láng giềng”. Hàng xóm ở gần chúng ta, ở mức độ nào đó, chúng ta vẫn có tiếp xúc với họ dù ít dù nhiều. Vì họ thường xuyên giúp đỡ lẫn nhau, nên giữa họ có sự giao lưu và tương tác qua lại, vì thế hàng xóm ít nhiều sẽ có ảnh hưởng lẫn nhau.

1

Ảnh minh họa.

Lời cảnh báo của tổ tiên: Những gia đình có phúc khí gõ cửa thông thường đều nắm rõ hai bí quyết này.

Nhà hàng xóm xảy ra hỏa hoạn, nếu không tự cứu mình sẽ gặp nguy hiểm

Nếu hàng xóm của bạn gặp nguy hiểm hoặc bị hỏa hoạn, việc giúp hàng xóm dập lửa đồng thời bảo vệ bản thân là điều rất quan trọng. Khoảng cách giữa nhà của mình và nhà hàng xóm cách nhau không xa lắm, nếu lửa không được dập tắt, lửa sẽ lan nhanh và có thể thiêu rụi không chỉ nhà hàng xóm. Nếu hàng xóm thờ ơ, không giúp đỡ lẫn nhau thì có thể trực tiếp gây nguy hiểm cho chính gia đình mình.

Thực tế, mỗi khi gặp nguy hiểm, suy nghĩ đầu tiên của mỗi người có lẽ sẽ là chính mình, điều này cũng dễ hiểu thôi, tuy nhiên, nếu bản thân còn nhiều sức lực, hoặc khi không gặp tình huống quá nguy kịch, nếu có thể đưa tay ra thì nên giúp. Nó có thể không chỉ là giúp đối phương vượt qua được sự nguy cấp mà có thể cứu được chính mình, đồng thời khiến hàng xóm cảm thấy thực sự biết ơn, do đó mối quan hệ với nhau cũng tốt hơn.

Tục ngữ: “Không có gỗ thì không đỡ được nhà, không có hàng xóm thì không thể sống tốt”. Nếu hàng xóm mà không biết giúp đỡ nhau, chỉ nghĩ đến bản thân mình, giữa họ sẽ dễ nảy sinh mâu thuẫn.

1-rat-co-the-nhung-nguoi-hang-xom-3560

Ảnh minh họa.

Có rượu mới uống cùng nhau, có chuyện nói trực tiếp mới thân thiết

Tục ngữ có câu: “Một nghìn vàng mua được hàng xóm, tám trăm vàng mua được một căn nhà”. Trong nhiều trường hợp, mối quan hệ và sự lựa chọn hàng xóm còn quan trọng hơn cả ngôi nhà. Rất nhiều câu chuyện an toàn, đều là do sự thân thiết đến từ hàng xóm với nhau, tránh được những nguy hiểm không đáng có.

Tất cả vốn dĩ cũng chỉ là những mâu thuẫn nhỏ giữa những người hàng xóm với nhau. Vì vậy, chỉ khi chúng ta chú ý đến mối quan hệ giữa những người hàng xóm, hiểu nhau, chân thành đối xử tốt với nhau thì chúng ta mới có thể giảm bớt xung đột.

Thực ra việc hàng xóm nói chuyện với nhau là chuyện rất bình thường, nhưng phải nắm rõ nguyên tắc, điểm mấu chốt, đặc biệt không được bàn tán chuyện thị phi, về cái đúng sai của hàng xóm và của người khác, nếu như có chuyện gì xảy ra thì tốt nhất nên giải thích trực tiếp rõ ràng với nhau, vì nếu nghe qua miệng của người khác rất có thể có sự cường điệu hoặc hiểu lầm, gây mâu thuẫn.

Người xưa vẫn nói: “Không thể giấu hàng xóm điều gì”. Trong cuộc sống hàng ngày, giữa hàng xóm với nhau có thể có rất nhiều sự tình phát sinh, kỳ thực cũng không nhất thiết lúc nào cũng phải nói ra. Vì hiểu nhau mới là điều quan trọng nhất.

Nếu có hàng xóm tốt thì đó là vô giá. Hàng xóm là những người thân thiết nhất với chúng ta ngoài những người thân trong gia đình, nên rất nhiều việc nhỏ nhặt trong cuộc sống đều liên quan đến sự tiếp xúc gần gũi với hàng xóm. Nếu có mối quan hệ tốt với hàng xóm có thể sẽ giúp cuộc sống hàng ngày của bạn suôn sẻ hơn và ít phiền phức hơn.

-> Tại sao nói “Ngựa xem tứ vó, người xem tứ tướng”?

T. Linh (Theo Sohu)  
Tạp chí điện tử Gia đình Việt Nam
Quà 8/3 tặng mẹ cảm động giúp ngày lễ trở nên ý nghĩa
Bí quyết sống chung với mẹ chồng
Đặt sofa phòng khách thế nào để hợp phong thủy?
Rước họa vào nhà khi đặt gương ở 6 vị trí đại kỵ
Cúng Rằm tháng Giêng Ất Tỵ 2025 vào ngày giờ nào đẹp nhất?
Đầu năm đi lễ chùa cầu gì?
Gia đình hạnh phúc nhờ... chuyển đổi số
Tết Việt vẹn tròn sắc vị nhờ 5 món ăn nhà nào cũng làm
Cúng Giao thừa nên làm vào lúc nào, cúng xong có cần hóa vàng không?
Dọn bàn thờ đón Tết như thế nào cho đúng phong thuỷ, không bị 'tán lộc'?
Hương mùi già – Vẻ đẹp thanh tao và những giá trị bền vững trong Tết Việt
Vì sao đầu giường dựa vào 2 bức tường cả nhà sẽ ốm đau?
Đón năm mới bình an nhờ kiêng 8 điều trong dịp Tết
3 kiểu người đi chúc Tết dễ mang may mắn cho gia chủ
Cách chọn cá chép cúng ông Công ông Táo đơn giản lại đẹp
Giàu hay nghèo giao thừa vẫn phải tránh bỏ trống 5 điều để năm mới đổi đời
Cúng ông Công ông Táo sau 12 giờ ngày 23 tháng Chạp được không?
Cúng ông Công ông Táo trước ngày 23 tháng Chạp được không?
7 vật không nên cất trong bếp để năm mới rước Thần tài
Dọn nhà cuối năm bỏ 7 loại cây để đón vận may
Xem thêm