Thứ hai, 29/04/2024 19:47
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ hai, 21/03/2022 18:42

8 triệu chứng thường gặp hậu COVID-19 và cách khắc phục tại nhà

Nhiều F0 sau khi khỏi bệnh phải đối mặt với tình trạng hậu Covid-19 kéo dài gây ảnh hưởng đến tinh thần và sức khỏe. Với 8 triệu chứng dưới đây theo chuyên gia có thể theo dõi và khắc phục bằng các biện pháp tại nhà.

crh00029-copy-1644413169-8719-1644413505

Covid-19 để lại nhiều di chứng nặng nề cho người mắc bệnh (Ảnh minh họa)

PGS.TS Hoàng Bùi Hải - Phó Giám đốc Bệnh viện Điều trị người bệnh COVID-19, Trưởng khoa Cấp cứu - Hồi sức tích cực Bệnh viện ĐH Y Hà Nội cho biết, tình trạng hậu COVID-19 bao gồm một loạt các triệu chứng về thể chất và tinh thần phát triển trong hoặc sau COVID-19, tiếp tục kéo dài từ 2 tháng trở lên (tức là 3 tháng kể từ khi khởi phát) và không được giải thích bằng chẩn đoán khác. Về cơ bản, điều trị hậu COVID-19 là điều trị theo nguyên nhân và các vấn đề tại thời điểm thăm khám.

Theo PGS.TS Hoàng Bùi Hải, tuỳ thuộc vào các tổn thương do COVID-19 gây ra hoặc do biến chứng trong thời kỳ này mà bác sĩ cần làm thăm dò, phối hợp các chuyên khoa.

Các vấn đề có thể kể đến như thận, gan, nội tiết (đái tháo đường, suy thượng thận), tiêu hoá/dinh dưỡng (tiêu chảy, chán ăn, sụt cân…), da liễu (viêm da, loét da, rụng tóc…), các vấn đề tâm lý, rối loạn giấc ngủ, chất lượng cuộc sống, các quan ngại về kinh tế, xã hội của bệnh nhân.

COVID-19 cấp được tính trong vòng 1 tháng từ lúc khởi phát bệnh, thêm 2 tháng theo dõi tiếp gọi là COVID kéo dài. Ngoài thời gian này nếu có các triệu chứng cơ năng, thực tổn, tâm thần không giải thích được bằng nguyên nhân khác được xem là "hậu COVID". Đa số "hậu COVID" là các biểu hiện rất nhẹ như mệt mỏi, hụt hơi, tức ngực… Bệnh COVID-19 cấp càng nặng thì hậu COVID càng nặng và kéo dài.

Một số triệu chứng hậu COVID-19 được bác sĩ Hoàng Bùi Hải chỉ ra cùng những hướng điều trị.

Khó thở: Là một chiến lược điều trị chung sau COVID-19, cần tìm nguyên nhân cơ bản gây khó thở, thường là do nhiều yếu tố: viêm phổi, viêm phổi tổ chức, suy nhược thần kinh cơ, đợt cấp của bệnh phổi tiềm ẩn, hẹp khí quản do đặt nội khí quản, suy tim...

Với bệnh nhân thở khí trời, SpO2 <92% vẫn tiếp tục được hỗ trợ ô xy gọng kính, cần khám chuyên khoa hô hấp và phục hồi chức năng hô hấp.

tuc-nguc-kho-tho-1

Khó thở hậu Covid là triệu chứng nhiều người gặp phải (Ảnh minh họa)

Ho: Sau khi mắc COVID-19 được quản lý theo cách tương tự như ho ở bệnh nhân mắc hội chứng ho sau virus khác. Cần loại trừ các nguyên nhân ho khác như viêm dạ dày thực quản trào ngược, cơn hen phế quản, suy tim đợt cấp, viêm phổi mới xuất hiện... Có thể sử dụng thuốc giảm ho không kê đơn như benzonatate, guaifenesin, dextromethorphan khi cần thiết.

Các liệu pháp xịt, hít, khí dung như thuốc giãn phế quản hoặc glucocorticoid dạng hít có thể được kê đơn, có thể hữu ích trong một số trường hợp khi nguyên nhân ho là co thắt phế quản.

Bác sĩ Hải khuyến cáo, người bệnh nên hạn chế dùng opioid để điều trị ho do những nguy cơ có hại tiềm ẩn và chỉ được sử dụng cho những bệnh nhân bị ho khó chữa, nặng, không thể dung nạp, ảnh hưởng đến giấc ngủ và/hoặc giảm chất lượng cuộc sống.

Cảm giác khó chịu đau, tức, nặng ngực: Đau ngực do nhồi máu cơ tim, tổn thương cơ tim liên quan đến COVID-19, viêm cơ tim hoặc tắc động mạch phổi cần được đánh giá cấp cứu, nếu nghi ngờ cần nhập viện cấp cứu. Trường hợp đã loại trừ được các tình trạng cấp cứu trên, nếu có hạn chế cơ năng tim, cần tư vấn bác sĩ chuyên khoa tim mạch. Nếu tức ngực do co thắt phế quản, điều trị bằng thuốc giãn phế quản dạng hít, xịt, khí dung.

“Khó chịu ngực dai dẳng sau khi phục hồi sau COVID-19 cấp tính có thể giảm chậm. Thường không cần điều trị trừ khi nó ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Đối với các thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) có thể được sử dụng trong trường hợp không có rối loạn chức năng thận hoặc các chống chỉ định khác như dị ứng, viêm dạ dày tá tràng. Có thể sử dụng liều thấp nhất có hiệu quả trong thời gian ngắn nhất như ibuprofen 400 - 600 mg uống 8 giờ một lần nếu cần trong 1 - 2 tuần, lưu ý viêm dạ dày”, PGS.TS Hoàng Bùi Hải lưu ý.

covid-192-6982

Khó chịu ngực dai dẳng sau khi phục hồi sau COVID-19 cấp tính có thể giảm chậm.

“Rối loạn thần kinh thực vật” tư thế: Với những bệnh nhân bị rối loạn chức năng thực vật tư thế như nhịp tim nhanh xoang không rõ nguyên nhân, chóng mặt khi đứng... sau COVID-19, có thể dùng tất chun tĩnh mạch, đai đeo bụng, uống đủ nước, vật lý trị liệu và điều chỉnh lối sống.

Di chứng thần kinh và nhận thức: Đối với những bệnh nhân có biến chứng thần kinh của COVID-19 cấp tính như đột quỵ, động kinh, bệnh não thiếu ô xy, suy nhược thần kinh cơ liên quan đến hồi sức tích cực, hội chứng Guillain-Barré, viêm não... cần thăm khám thần kinh đầy đủ và đánh giá mức độ thiếu hụt chức năng thần kinh bệnh nhân. Thông thường, không làm thăm dò hình ảnh thần kinh trừ khi có sự thiếu hụt thần kinh không giải thích được hoặc nghi ngờ tổn thương khu trú hoặc tình trạng khác.

“Những bệnh nhân có biến chứng thần kinh sau COVID-19 được quản lý theo cách tương tự như với những bệnh nhân khác. Ví dụ, đối với những bệnh nhân bị yếu cơ không rõ nguyên nhân hoặc rối loạn cảm giác, có thể cần làm điện cơ và các đánh giá dẫn truyền thần kinh”, bác sĩ Hải cho biết thêm.

Tăng đông máu/huyết khối: Nhiều bệnh nhân COVID-19 có tình trạng tăng đông máu trong giai đoạn bệnh cấp tính trên xét nghiệm và một số phát triển huyết khối tĩnh mạch, động mạch, đặc biệt là những bệnh nhân phải nằm hồi sức tích cực.

PGS.TS Hoàng Bùi Hải cho biết, bác sĩ phải tìm tất cả các triệu chứng của huyết khối tĩnh mạch sâu ở chi trên và chi dưới, thuyên tắc phổi hoặc huyết khối động mạch như thiếu máu cục bộ đầu chi.

Đối với bệnh nhân đang dùng thuốc chống đông, bác sĩ xem xét lại thời gian và chỉ định dùng thuốc chống đông, đánh giá sự phù hợp và an toàn như ở bất kỳ bệnh nhân nào đang dùng thuốc chống đông.

Các triệu chứng khứu giác/vị giác: Đối với những bệnh nhân bị mất vị giác hoặc giảm khứu giác hoặc vị giác với COVID-19 cấp tính, bác sĩ sẽ hỏi về mức độ còn lại và cảm giác ngon miệng hoặc cân nặng của họ có bị ảnh hưởng hay không.

Giảm cân có thể gặp với một số bệnh nhân sau khi ốm nặng do nhiều nguyên nhân, mà suy giảm vị giác và khứu giác có thể là một trong những nguyên nhân.

DSC_3333_Dh_1

Nhiều bệnh nhân rơi vào trạng thái mất ngủ, mệt mỏi hậu Covid-19 (Ảnh minh họa)

Mệt mỏi, giảm sức chịu đựng

Bác sĩ Hải cho hay, một số bệnh nhân mệt mỏi có thể liên quan đến bệnh viêm não tủy đau cơ/hội chứng mệt mỏi mãn tính. Khi tư vấn bác sĩ sẽ tìm hiểu tình trạng nào gây nên mệt mỏi, bao gồm tình trạng dùng thuốc/dùng nhiều thuốc cùng lúc, suy nhược, teo cơ, đau, rối loạn giấc ngủ, rối loạn nội tiết, rối loạn tâm thần và/hoặc các triệu chứng tim, phổi.

Bác sĩ khuyến khích người bệnh nên nghỉ ngơi đầy đủ, vệ sinh giấc ngủ tốt và các chiến lược quản lý mệt mỏi cụ thể, có phương pháp để bảo tồn năng lượng trong công việc và sinh hoạt. Đồng thời bệnh nhân nên thiết lập một chế độ ăn uống lành mạnh và cung cấp đủ nước.

Thúy Ngà  
Mặt biến dạng sau 3 ngày cắt môi hình trái tim
Cách cải thiện mề đay mẩn ngứa từ cây nhà lá vườn
Áo chống nắng dày hay mỏng chống tia UV tốt hơn?
Ngủ bên chồng, mơ làm 'chuyện ấy'... với kẻ lạ
Rách hậu môn, thủng trực tràng do đạp xe
Tin tưởng bạn trai, cô gái sốc khi gặp phải bệnh khó nói
Sai lầm khi bật quạt mùa hè có thể gây đột quỵ
Đi bộ 11 phút mỗi ngày tăng tuổi thọ, giảm nguy cơ tử vong sớm
Liên tiếp trẻ bị đuối nước, bác sĩ cảnh báo an toàn trong kỳ nghỉ dài
6 bí quyết cân bằng nội tiết tố tự nhiên, không cần thuốc
Cảm giác nôn nao khi đói là dấu hiệu của bệnh gì?
Hình dạng khuôn mặt tiết lộ tính cách gì của bạn?
Người phụ nữ đột quỵ sau khi làm “chuyện ấy”
Giá đỗ có thực sự giúp sung sức trong 'cuộc yêu''?
Vì sao tập thể dục thường xuyên vẫn tăng cân vù vù?
Bé trai 3 tuổi ngộ độc chì nguy kịch sau khi uống thuốc nam
Bổ sung chất xơ đúng cách tránh đầy hơi, chuột rút
Hà Nội vào đỉnh dịch tay chân miệng: Chuyên gia chỉ dấu hiệu không nên chủ quan
Mắc Covid-19 liên tục trong 613 ngày
Cô đơn làm tăng 50% nguy cơ mất trí nhớ
Xem thêm