Thứ năm, 02/05/2024 18:56
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ sáu, 20/05/2022 09:05

4 triệu chứng cần đi khám hậu Covid-19

Theo Bộ Y tế, hậu Covid-19, nếu người bệnh mệt mỏi kéo dài kèm với 4 triệu chứng dưới đây, cần đi khám ngay để chuẩn đoán và điều trị sớm.

Bộ Y tế vừa ban hành quyết định Hướng dẫn Phục hồi chức năng và tự chăm sóc các bệnh có liên quan sau mắc Covid-19 (hậu Covid-19).

Hậu Covid-19, mệt mỏi là triệu chứng thường gặp nhất

Theo Bộ Y tế, mệt mỏi là một trong những triệu chứng thường gặp nhất ở giai đoạn hồi phục sau mắc Covid-19, được mô tả là một cảm giác quá tải hay kiệt sức cả về thể chất và tinh thần.

Mệt mỏi về thể chất: khi mệt mỏi sau mắc Covid-19, chúng ta sẽ cảm thấy cơ thể mình rất nặng nề và ngay cả những hoạt động thể lực dù nhẹ nhàng cũng tiêu tốn rất nhiều năng lượng.

Mệt mỏi về nhận thức và tinh thần: khi mệt mỏi, mỗi người sẽ khó tập trung suy nghĩ, hoặc tiếp nhận thông tin mới, trí nhớ cũng như công việc, học tập của bạn bị ảnh hưởng. Thậm chí cả việc tìm từ ngữ đơn giản để viết hay nói cũng có thể trở thành khó khăn. Mệt mỏi làm cho người đã mắc Covid-19 kiệt sức sau khi hoàn thành những công việc thường ngày.

Cảm giác mệt mỏi sau mắc Covid-19 là có thể thức dậy với cảm giác mệt mỏi y như trước khi ngủ. Mức độ mệt mỏi có thể thay đổi theo tuần, theo ngày hoặc theo giờ.

Người mệt mỏi sẽ không còn động lực để làm bất cứ điều gì vì quá mệt và/hoặc cảm thấy cơ thể mình sẽ kiệt sức ngay cả khi thực hiện những việc đơn giản nhất, trong khi rất khó giải thích tình trạng kiệt sức của mình cho gia đình, bạn bè và đồng nghiệp hiểu.

IMG_7452

Theo Bộ Y tế, mệt mỏi là một trong những triệu chứng thường gặp nhất ở giai đoạn hồi phục sau mắc COVID-19, được mô tả là một cảm giác quá tải hay kiệt sức cả về thể chất và tinh thần (Ảnh minh họa)

Cũng tại hướng dẫn này, Bộ Y tế nhấn mạnh, việc xây dựng nhịp độ là một chiến lược giúp người đã bị mắc Covid-19 tránh bị tổn thương đồng thời quản lý các hoạt động mà không làm nặng thêm các triệu chứng hiện có.

Theo đó, mỗi người nên xây dựng một kế hoạch linh hoạt cho phép hoạt động trong khả năng hiện tại của mình và tránh bị quá tải. Sau đó, mức độ hoạt động có thể được tăng dần lên một cách có kiểm soát theo thời gian, khi mức năng lượng và các triệu chứng của bạn được cải thiện.

Người bệnh hậu Covid-19 mệt mỏi là điều không tránh khỏi, vì thế người dân cần cho bản thân thời gian để phục hồi, không nên lo lắng thái quá, tự đòi hỏi mình quay trở về "khỏe mạnh như chưa có Covid-19".

Hậu Covid-19: 4 triệu chứng cần đi khám ngay

Tại hướng dẫn này, Bộ Y tế nhấn mạnh nếu sau mắc Covid-19 tình trạng mệt mỏi kéo dài mặc dù đã tự điều chỉnh về nhịp độ và các hoạt động ưu tiên, ảnh hưởng rõ rệt đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày, kèm theo một số triệu chứng như:

- Mệt mỏi sau khi làm việc gắng sức và kéo dài trên 24 giờ;

- Ngủ không yên giấc;

- Suy giảm trí nhớ hoặc khả năng tập trung;

- Đau cơ, đau nhiều khớp nhưng không sưng, nóng, đỏ; Đau họng hoặc loét miệng; đau đầu ... thì bạn cần đi khám tại phòng khám chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Ngoài ra, nếu cảm thấy mệt mỏi kéo dài sau mắc Covid-19, đồng thời có bệnh mạn tính về tim mạch (bệnh mạch vành, suy tim...), bệnh nội khoa (đái tháo đường, bệnh thận mạn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính...) hoặc có biến chứng về tim mạch, hô hấp...trong thời gian nhiễm Covid-19, người bệnh không nên trì hoãn mà cần khám và quản lý sớm tại các phòng khám chuyên khoa tương ứng...

kham-hau-covid-19-b-16529562778041398879594

Hậu Covid-19 thấy kiệt quệ, giảm trí nhớ, đau cơ, đau khớp nhiều, ngủ không yên giấc cần đi khám (Ảnh minh họa)

Cũng tại quyết định Hướng dẫn Phục hồi chức năng và tự chăm sóc các bệnh có liên quan sau mắc Covid-19, về "Dấu hiệu cảnh báo"cần sự trợ giúp y tế khẩn cấp từ nhân viên y tế, Bộ Y tế nêu rõ những biến chứng y khoa có thể xuất hiện trong quá trình phục hồi sau mắc Covid-19 và cần sự thăm khám y tế khẩn cấp. Người bệnh cần liên hệ ngay với nhân viên y tế nếu xuất hiện bất kỳ triệu chứng nguy hiểm nào sau đây:

- Khó thở khi hoạt động nhẹ mà tình trạng này không cải thiện khi thực hiện bất kỳ tư thế làm giảm khó thở nào.

- Có sự thay đổi tình trạng khó thở khi nghỉ ngơi mà không thấy đỡ hơn khi thực hiện các kỹ thuật vận động và tập thể dục.

- Đau ngực, tim đập nhanh hoặc chóng mặt khi ở một số tư thế hoặc trong quá trình tập luyện hay hoạt động thể lực.

- Tình trạng lẫn lộn ngày càng xấu đi hoặc bạn cảm thấy khó nói hay khó hiểu lời nói.

- Thay đổi cảm giác và vận động trên mặt, tay hay chân, đặc biệt là các dấu hiệu này chỉ có ở một bên cơ thể, và/hoặc tình trạng lo âu hay tâm trạng xấu đi, hay có ý nghĩ muốn làm hại bản thân.

Kim Ngân  
Điều gì xảy ra với cơ thể khi luôn ăn tối trước 19h?
Phát hiện bệnh nguy hiểm từ những lần đổ mồ hôi bất thường
Tại sao nên sử dụng thực phẩm bổ sung để hỗ trợ sức khỏe âm đạo?
2 người tử vong do nắng nóng: Bác sĩ chỉ dấu hiệu cần đề phòng
4 biện pháp phòng ngừa tránh say nắng cực hiệu quả
Có nên tắm nhiều lần để giải nhiệt khi trời nắng nóng?
Hầu hết người già sống tới 80 không làm 4 điều này ở tuổi 60
Mỗi tối ăn 1 tép tỏi, điều kỳ diệu gì xảy ra với cơ thể bạn?
Tưởng bị viêm khớp, đi khám phát hiện ra hội chứng ống cổ tay
Mặt biến dạng sau 3 ngày cắt môi hình trái tim
Cách cải thiện mề đay mẩn ngứa từ cây nhà lá vườn
Áo chống nắng dày hay mỏng chống tia UV tốt hơn?
Ngủ bên chồng, mơ làm 'chuyện ấy'... với kẻ lạ
Rách hậu môn, thủng trực tràng do đạp xe
Tin tưởng bạn trai, cô gái sốc khi gặp phải bệnh khó nói
Sai lầm khi bật quạt mùa hè có thể gây đột quỵ
Đi bộ 11 phút mỗi ngày tăng tuổi thọ, giảm nguy cơ tử vong sớm
Liên tiếp trẻ bị đuối nước, bác sĩ cảnh báo an toàn trong kỳ nghỉ dài
6 bí quyết cân bằng nội tiết tố tự nhiên, không cần thuốc
Cảm giác nôn nao khi đói là dấu hiệu của bệnh gì?
Xem thêm