Thứ hai, 29/04/2024 23:14
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ ba, 09/03/2021 19:00

10 thói quen kỳ quặc nhưng đem lại lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe

Nghĩ tới những thói quen xấu chúng ta đều muốn loại bỏ nó càng sớm càng tốt, thế nhưng không phải thói quen nào cũng vậy, đôi khi chúng phát huy lợi ích vào những thời điểm ít ai ngờ tới.

Nếu được hỏi việc hình thành 1 thói quen trong bao lâu, thì thực chất là phải mất 21 ngày. Kết luận này được các nhà khoa học ĐH London đưa ra, đồng thời họ cũng bật mí cho chúng ta biết - phải dành 66 ngày để loại bỏ 1 thói quen cố hữu. Thế nhưng thói quen tốt và xấu luôn tồn tại song song. Và có 1 sự thật là, không phải cứ sạch sẽ là tốt - bởi những thói quen sau đây sẽ giúp ích rất nhiều cho sức khỏe của bạn rất nhiều.

Nhai kẹo cao su

Empty

Nhai kẹo cao su trong lúc nói chuyện với người khác, trong cuộc họp.... là hành động bất lịch sự nhưng ở một không gian phù hợp, thói quen này mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh, nhai kẹo cao su giúp tăng cường trí nhớ, tăng sự tập trung và giảm căng thẳng.

Chơi điện tử

Empty

Những trò chơi điện tử có tốc độ nhanh giúp bạn tăng tốc độ suy nghĩ, phản ứng, từ đó làm tăng khả năng đưa ra quyết định. Các trò chơi mang tính chiến lược đòi hỏi khả năng tư duy cao, kích thích phát triển tư duy logic. Trò chơi đồng đội giúp bạn tăng khả năng làm việc nhóm. Vì thế, nếu có thời gian rảnh, hãy dành thời gian để chơi game để rèn luyện trí óc.

Bừa bộn

Empty

Nhiều nghiên cứu cho thấy một môi trường bừa bộn có thể tốt cho năng suất làm việc, đặc biệt là khi công việc đòi hỏi những suy nghĩ sáng tạo. Những căn phòng ngăn nắp có thể dễ chịu và thoải mái, nhưng sự bừa bộn có thể mang lại những giải pháp ít ai ngờ tới.

Ngủ nướng

Empty

Người ra cho rằng những người ngủ nhiều là lười biếng và không có động lực. Trên thực tế, nhiều người không ngủ đủ trong tuần và thường cố ngủ bù vào cuối tuần. Nhưng giấc ngủ không hiệu quả làm nảy sinh nhiều vấn đề về sức khỏe, từ nguy cơ bị đột quỵ cho đến tăng cân. Vì thế đừng cưỡng lại những ý muốn của cơ thể. Đừng ngủ cả ngày, nhưng cũng đừng cảm thấy tội lỗi khi được phép ngủ nướng thêm một chút.

Xì hơi

Theo tiến sĩ Josh Axe - một nhà dinh dưỡng lâm sàng cho hay, người bình thường có thể xì hơi 14 - 18 lần/ngày, và khoảng 3 - 5 lần trong khi ngủ.

Mỗi khi xì hơi xong bạn cảm thấy nhẹ cả người bởi theo quy luật, hệ tiêu hóa sẽ sản xuất CO2 và metan khoảng 6 giờ sau khi bạn ăn và cơ chế "xì hơi" sẽ giúp tổng các khí không cần thiết này ra cơ thể.

Nếu bạn cảm thấy đầy hơi, khó chịu, đau bụng, không xì hơi cái nào thì ruột bạn có thể đã gặp vấn đề rồi. Lúc này, phần ruột đã có thể bị dị ứng, không hấp thụ được thức ăn nên việc bạn cần làm là đi khám tiêu hóa ngay.

Đi tiểu trong lúc tắm

Empty

Đi tiểu trong lúc tắm - được cho là thói quen của khá nhiều người. Và điều đó có gì xấu hổ đâu. Bởi axit uric và amoniac trong nước tiểu của bạn lại có thể giúp bạn ngăn ngừa nhiễm nấm ở ngón chân nữa. Nếu có lỡ tiểu vào chân mình thì bạn hãy coi đó là liệu trình spa nhẹ nhàng cho bàn chân.

Buôn dưa lê

Empty

Mặc dù bị coi là hành động xấu nhưng 'buôn dưa lê' cũng có những mặt có ích cho sức khỏe. Nghiên cứu tâm lý đã chỉ ra rằng, buôn chuyện giúp giảm căng thẳng, tăng sự gắn kết cho các nhóm bạn và tăng khả năng trao đổi thông tin xã hội.

Ợ hơi

Empty

Tiếng ợ hơi tuy khó nghe nhưng lại là một phần rất bình thường trong quá trình tiêu hóa. Nó giúp loại bỏ không khí dư thừa trong dạ dày, giúp tăng cường sức khỏe tiêu hóa.

Tắm cách ngày

Empty

Bạn không nhất định phải tắm hàng ngày mà nên tùy vào điều kiện khí hậu. Khi độ ẩm không khí thấp, tắm quá thường xuyên có thể làm mất độ ẩm tự nhiên trên da, gây khô da, làm xuất hiện nếp nhăn.

Tắm nước lạnh

Tắm nước lạnh giúp cải thiện lưu thông máu, tăng khả năng chống oxy hóa, giúp da săn chắc hơn. Nó cũng giúp làm giảm huyết áp, cải thiện hệ miễn dịch đồng thời kích thích đốt cháy chất béo, hỗ trợ giảm cân. Đương nhiên, nên điều chỉnh nhiệt độ nước theo khả năng chịu lạnh của cơ thể và thời tiết.

Empty

Chúng ta thường chia các thói quen thành 2 nhóm riêng biệt: Thói quen tốt và thói quen xấu. Nhưng thực ra ranh giới giữa 2 nhóm này lại không hề rõ ràng. Một số thói quen mà chúng ta vẫn nghĩ là xấu thực ra lại rất tốt cho cơ thể bạn, nếu được đặt trong những tình huống cụ thể. Vì thế, đừng kìm hãm cơ thể, mọi thứ sẽ tốt hơn nếu diễn ra một cách tự nhiên.

->4 thói quen hàng ngày gây hại gan, ảnh hưởng sức khỏe

Xem thêm: Thói quen xấu gây hại răng miệng (Nguồn: Zing)

Theo Bestie/Brightside  
Tưởng bị viêm khớp, đi khám phát hiện ra hội chứng ống cổ tay
Mặt biến dạng sau 3 ngày cắt môi hình trái tim
Cách cải thiện mề đay mẩn ngứa từ cây nhà lá vườn
Áo chống nắng dày hay mỏng chống tia UV tốt hơn?
Ngủ bên chồng, mơ làm 'chuyện ấy'... với kẻ lạ
Rách hậu môn, thủng trực tràng do đạp xe
Tin tưởng bạn trai, cô gái sốc khi gặp phải bệnh khó nói
Sai lầm khi bật quạt mùa hè có thể gây đột quỵ
Đi bộ 11 phút mỗi ngày tăng tuổi thọ, giảm nguy cơ tử vong sớm
Liên tiếp trẻ bị đuối nước, bác sĩ cảnh báo an toàn trong kỳ nghỉ dài
6 bí quyết cân bằng nội tiết tố tự nhiên, không cần thuốc
Cảm giác nôn nao khi đói là dấu hiệu của bệnh gì?
Hình dạng khuôn mặt tiết lộ tính cách gì của bạn?
Người phụ nữ đột quỵ sau khi làm “chuyện ấy”
Giá đỗ có thực sự giúp sung sức trong 'cuộc yêu''?
Vì sao tập thể dục thường xuyên vẫn tăng cân vù vù?
Bé trai 3 tuổi ngộ độc chì nguy kịch sau khi uống thuốc nam
Bổ sung chất xơ đúng cách tránh đầy hơi, chuột rút
Hà Nội vào đỉnh dịch tay chân miệng: Chuyên gia chỉ dấu hiệu không nên chủ quan
Mắc Covid-19 liên tục trong 613 ngày
Xem thêm