Thứ hai, 06/05/2024 08:26
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ tư, 30/12/2020 14:51

 Trang bị kinh nghiệm phòng bệnh phế cầu khuẩn cho gần 1000 chuyên gia y tế

Hội Y học Dự phòng phối hợp với Văn phòng đại diện Pfizer (Thailand) Limited tại Thành Phố Hồ Chí Minh tổ chức hai hội nghị khoa học “Hành trình 20 năm của vắc-xin cộng hợp ngừa phế cầu khuẩn” tại Hà Nội và TPHCM, đã thu hút sự tham dự của hơn 900 bác sĩ, chuyên gia y tế tại khu vực phía Nam cùng cập nhật kiến thức và thông tin mới nhất trong lĩnh vực dự phòng các bệnh do phế cầu khuẩn.

Phế cầu khuẩn (Streptococcus pneumoniae) là loại vi khuẩn thường trú trong hầu họng người lớn và trẻ em. Loại vi khuẩn này gây ra 4 loại bệnh nguy hiểm, bao gồm: Viêm màng não, nhiễm trùng huyết, viêm phổi và viêm tai giữa cấp. Đây là những căn bệnh có thể gây nhiều biến chứng (viêm tai giữa), để lại nhiều di chứng nặng nề ngay cả sau khi hồi phục (viêm màng não, nhiễm trùng huyết), và thậm chí dẫn đến tử vong. Năm 2017, toàn thế giới có hơn 2,56 triệu người chết vì các bệnh do phế cầu khuẩn gây ra, trong đó hơn 1/3 là trẻ em dưới năm tuổi.

Trong các bệnh do loại vi khuẩn trên gây ra, viêm phổi do phế cầu là căn bệnh có tỷ lệ tử vong từ 10% - 20%. Tỷ lệ này thậm chí có thể lên đến 50% ở những đối tượng có nguy cơ cao như trẻ nhỏ, người già. Đối với viêm màng não - một căn bệnh khác do phế cầu khuẩn gây ra, bên cạnh tỷ lệ tử vong ở trẻ lên đến 50%, người bệnh còn có thể gánh chịu nhiều di chứng lâu dài như điếc, mù, liệt, động kinh, chậm phát triển trí tuệ, trí nhớ kém, và bị chứng đau đầu kéo dài…

HL (524)

“Phế cầu khuẩn là loại vi khuẩn có khả năng kháng lại nhiều loại kháng sinh, quá trình điều trị thường khó khăn, kéo dài và tốn kém. Vi khuẩn này có nhiều chủng loại lan truyền qua đường hô hấp hoặc từ người bệnh sang người khỏe. Các căn bệnh gây ra bởi phế cầu khuẩn đặc biệt nguy hiểm với nhũ nhi và những người mắc bệnh mãn tính như bệnh phổi tắt nghẽn mạn tính (COPD), lao phổi, tim mạch, tiểu đường… Vì lẽ đó, tiêm ngừa vắc-xin là biện pháp khuyến cáo hàng đầu để ngăn ngừa các căn bệnh nguy hiểm gây ra bởi phế cầu khuẩn.” Giáo sư Ron Dagan, Bệnh viện đại học Soroka, Beer-Sheva, Israel chia sẻ tại hội nghị.

DSC_1082

Cũng tại hội nghị, các chuyên gia y tế đã được cập nhật thông tin dịch tễ và vắc-xin phòng ngừa phế cầu khuẩn (vắc-xin PCVs).

“Vắc-xin PCVs được phát triển tương ứng với các chủng phế cầu khuẩn thường gặp theo địa lý – không gian – thời gian. Trong đó, sự phát triển vượt bậc của vắc-xin phòng ngừa phế cầu khuẩn đến thời điểm hiện tại sử dụng được cho cả trẻ em và người lớn đã mang lại những hiệu quả thiết thực đối với sức khỏe cộng đồng, giảm gánh nặng chi phí y tế quốc gia.”, Giáo sư Mark Peter Gerard van der Linden, Đại học Aachen, Đức cho biết.

Ông Pullicino John Paul, Trưởng Văn phòng đại diện Pfizer (Thailand) Limited tại Thành Phố Hồ Chí Minh chia sẻ “Là tập đoàn Dược phẩm với hơn 170 năm kinh nghiệm, Pfizer cam kết đồng hành cùng cộng đồng đẩy lùi những hậu quả nguy hại về sức khỏe do Phế cầu khuẩn gây ra thông qua những giải pháp y tế tiên tiến. Thông qua việc hợp tác với các cơ quan ban ngành, các tổ chức, các hiệp hội y khoa, trường đại học… trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, Pfizer sẽ không ngừng nỗ lực trong công cuộc cải thiện sức khỏe và chất lượng cuộc sống cho người dân Việt Nam.”

PV  
Lạm dụng đồ uống có đường nhân tạo tăng 20% nguy cơ mắc bệnh tim
Quý ông mất bản lĩnh do... thể thao
Cơ thể con người chịu đựng được mức nhiệt bao nhiêu?
Dấu hiệu của bệnh suy nhược thần kinh mà 99% bị bỏ qua
Phút dại dột sau mâu thuẫn gia đình
Nữ bệnh nhân 17 tuổi suýt chết do biến chứng thủy đậu
30 tuổi không chịu lập gia đình, mẹ đưa vào viện tâm thần phát hiện điều không ngờ
Khám miễn phí cho trẻ đặc biệt nhân Tháng Tự kỷ Thế giới
Điều gì xảy ra với cơ thể khi luôn ăn tối trước 19h?
Phát hiện bệnh nguy hiểm từ những lần đổ mồ hôi bất thường
Tại sao nên sử dụng thực phẩm bổ sung để hỗ trợ sức khỏe âm đạo?
2 người tử vong do nắng nóng: Bác sĩ chỉ dấu hiệu cần đề phòng
4 biện pháp phòng ngừa tránh say nắng cực hiệu quả
Có nên tắm nhiều lần để giải nhiệt khi trời nắng nóng?
Hầu hết người già sống tới 80 không làm 4 điều này ở tuổi 60
Mỗi tối ăn 1 tép tỏi, điều kỳ diệu gì xảy ra với cơ thể bạn?
Tưởng bị viêm khớp, đi khám phát hiện ra hội chứng ống cổ tay
Mặt biến dạng sau 3 ngày cắt môi hình trái tim
Cách cải thiện mề đay mẩn ngứa từ cây nhà lá vườn
Áo chống nắng dày hay mỏng chống tia UV tốt hơn?
Xem thêm