Thứ năm, 16/05/2024 08:32
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ bảy, 04/05/2024 20:00

Dấu hiệu của bệnh suy nhược thần kinh mà 99% bị bỏ qua

Suy nhược thần kinh là căn bệnh phổ biến hiện nay do áp lực cuộc sống và công việc. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ để lại hệ lụy nghiêm trọng cho người bệnh.

Suy nhược thần kinh là gì?

Suy nhược thần kinh là giai đoạn căng thẳng tột độ về tinh thần hoặc cảm xúc lớn đến mức người bệnh không thể thực hiện các hoạt động bình thường hàng ngày.

Thuật ngữ “suy nhược thần kinh” không phải là thuật ngữ lâm sàng, cũng không phải là một rối loạn sức khỏe tâm thần. Trước đây, được dùng để mô tả nhiều tình trạng sức khỏe tâm thần khác nhau, nhưng ngày nay không còn được các chuyên gia sử dụng. Tuy nhiên, không có nghĩa là suy nhược thần kinh là một phản ứng lành mạnh trước căng thẳng. Trên thực tế, điều này hoàn toàn ngược lại và đôi khi nó có thể chỉ ra một vấn đề tiềm ẩn nào đó như trầm cảm hoặc lo lắng.

Không có nguyên nhân nào cụ thể gây suy nhược thần kinh. Bất cứ điều gì dẫn đến căng thẳng quá mức đều có thể gây ra bệnh như:

+ Bi kịch bất ngờ

+ Một sự thay đổi lớn trong cuộc đời

+ Căng thẳng liên tục trong công việc

+ Sự lo lắng

+ Trầm cảm

+ Ít ngủ

+ Lạm dụng

+ Vấn đề tài chính

Trải qua một số căng thẳng là điều hết sức bình thường của cuộc sống. Khi cảm xúc trở nên quá áp lực cũng khiến tinh thần bị suy sụp. Sớm phát hiện và nhận biết các dấu hiệu đề tìm biện pháp phòng ngừa và điều trị có thể giúp cải thiện bệnh.

suy nhuoc than kinh

Ảnh minh họa

7 dấu hiệu suy nhược thần kinh

Triệu chứng lo âu hoặc trầm cảm

Những cảm giác và hành động lo lắng hoặc trầm cảm là những phản ứng thông thường khi gặp căng thẳng . Bao gồm: Lòng tự trọng thấp, sự sợ hãi, cáu gắt, lo lắng, cảm thấy bất lực, dễ nổi giận, rút lui khỏi gia đình và bạn bè, mất hứng thú với các hoạt động yêu thích của bạn, khó thở, ý nghĩ tự làm hại bản thân hoặc tự tử... Khi căng thẳng trở nên không thể chịu đựng được có thể dẫn đến suy nhược thần kinh.

Khó tập trung

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng căng thẳng ảnh hưởng đến cả tâm trí và cơ thể của bạn. Căng thẳng kéo dài có thể dẫn đến những thay đổi về cấu trúc trong não, điều này có thể ảnh hưởng đến trí nhớ và dẫn đến khó tập trung. Trong trường hợp cực đoan, quá nhiều cortisol thậm chí có thể dẫn đến mất trí nhớ hẳn.

Mất ngủ

Đối với một số người, căng thẳng quá mức có thể gây mất ngủ, khó đi vào giấc ngủ và duy trì giấc ngủ. Khi bạn không thể ngủ, não và cơ thể bạn không phục hồi sau căng thẳng có thể dẫn đến căng thẳng và lo lắng trầm trọng hơn. Thiếu ngủ cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất cũng như hiệu suất tinh thần. Những người có thể phản ứng với căng thẳng bằng cách ngủ quên, điều này cũng có thể dẫn đến các vấn đề về tinh thần và thể chất.

Căng thẳng, mệt mỏi

Quá nhiều căng thẳng có thể khiến bạn cảm thấy vô cùng mệt mỏi, nguyên nhân khác nữa vì ngủ không đủ giấc hoặc ngủ quá nhiều. Theo thời gian, tình trạng kiệt sức mãn tính cùng với căng thẳng có thể dẫn đến suy sụp tinh thần ảnh hưởng đến hệ thần kinh.

suy nhuoc than kinh 2

Ảnh minh họa

Thay đổi khẩu vị ăn uống

Căng thẳng có thể mang lại những thay đổi trong khẩu vị của bạn. Một số người giải quyết căng thẳng bằng cách ăn quá nhiều dẫn đến tăng cân không mong muốn, ngược lại một số người căng thẳng có thể dẫn đến mất cảm giác ngon miệng.

Vấn đề về tiêu hóa

Căng thẳng và lo lắng có thể dẫn đến các vấn đề về dạ dày như chuột rút, đầy hơi, táo bón và tiêu chảy. Nếu bạn mắc hội chứng ruột kích thích, căng thẳng có thể gây ra các cơn bùng phát gây khó chịu về tiêu hóa. Nếu bạn đang căng thẳng và bắt đầu nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào trong số này, đó có thể là dấu hiệu cho thấy đang trên đà suy nhược thần kinh.

Ảo giác

Trong một số trường hợp, căng thẳng tột độ thậm chí có thể gây ảo giác. Bạn có thể nghe hoặc nhìn thấy những thứ không thực sự có ở đó.

Cách điều trị suy nhược thần kinh

Việc điều trị đúng đắn cho chứng suy nhược thần kinh phụ thuộc chủ yếu vào nguyên nhân và từng cá nhân. Một số phương pháp điều trị phổ biến như:

Thay đổi lối sống

Mệt mỏi về tinh thần là đặc điểm chung của suy sụp tinh thần. Đối với một số người, nghỉ ngơi và giảm căng thẳng có thể là một biện pháp khắc phục tại nhà hiệu quả. Những thay đổi có thể:

+ Giảm thiểu công việc hàng ngày của bạn

+ Đi bộ hoặc tập thể dục mỗi ngày

+ Ăn uống lành mạnh

+ Nghỉ ngơi, thư giãn

+ Ngồi thiền

+ Dành thời gian đi bộ cùng thiên nhiên, cảnh vật

Dùng thuốc theo kê đơn bác sĩ

Bác sĩ có thể kê toa thuốc chống trầm cảm hoặc thuốc chống lo âu để giúp giảm các triệu chứng suy nhược thần kinh. Nếu sự căng thẳng của bạn gây ra chứng mất ngủ, bạn có thể được kê đơn thuốc hỗ trợ giấc ngủ.

suy nhuoc than kinh 1

Ảnh minh họa

Sự gián đoạn trong giấc ngủ có thể làm bạn căng thẳng và lo lắng, điều này chỉ làm trầm trọng thêm chứng mất ngủ. Hỗ trợ giấc ngủ có thể giúp giảm căng thẳng hiệu quả.

Tâm lý trị liệu

Còn được gọi là “liệu pháp trò chuyện”, liệu pháp tâm lý giúp bạn vượt qua tình trạng suy nhược thần kinh và giảm nguy cơ gặp phải chứng suy nhược thần kinh khác. Nói chuyện với một chuyên gia có thể giúp bạn xử lý suy nghĩ của mình và tạo ra các giải pháp làm giảm căng thẳng và lo lắng của bạn.

-> Phát hiện bệnh nguy hiểm từ những lần đổ mồ hôi bất thường

Hoàng Ly (Theo Webmd)  
Một ngày cần tiêu thụ bao nhiêu calo để đảm bảo sức khỏe?
Uống nước mía có tăng cân không?
5 loại rau củ giúp giải nhiệt tự nhiên, thanh lọc cơ thể vào mùa hè
6 thói quen hàng ngày khiến chứng lo âu tồi tệ hơn
Điều gì xảy ra với cơ thể khi tiêu thụ quá nhiều muối?
Cẩn trọng đột quỵ - căn bệnh nguy hiểm ai cũng dễ mắc
Những rủi ro “khôn lường” khi ăn hàu sống
Công dụng chữa “bách bệnh” của rau diếp cá
Điều gì xảy ra với cơ thể khi bổ sung quá nhiều chất xơ mỗi ngày?
Bị lạc nội mạc tử cung nên và không nên ăn gì?
5 đồ uống buổi sáng giúp kiểm soát huyết áp mà không cần thuốc
Nhiều người ngáy to nhưng tỉnh dậy vẫn một mực phủ nhận, vì sao vậy?
Nhầm lẫn tai hại trong tiệm spa
9 bước cần thực hiện để xây dựng một lối sống lành mạnh
Biết 5 tác dụng này sẽ hiểu vì sao nhiều người uống nước dừa mỗi ngày
Bé 5 tháng tuổi mặt sưng nề do thói quen tai hại từ người lớn
Ung thư đại trực tràng ở Mỹ tăng 500%, ngày càng trẻ hoá độ tuổi
Giải pháp cải thiện ù tai, nghe kém ở người cao tuổi từ thảo dược
Người Việt thích thưởng trà nhưng đa số mắc 3 sai lầm tai hại
Mùa hè nóng nực ăn kem mỗi ngày có tốt không?
Xem thêm