Thứ sáu, 14/03/2025 12:05     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ hai, 06/05/2024 06:30

Lạm dụng đồ uống có đường nhân tạo tăng 20% nguy cơ mắc bệnh tim

Nghiên cứu mới của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ cho thấy đồ uống có đường nhân tạo có thể tác động tiêu cực đến sức khỏe tim mạch của bạn.

Nếu thường xuyên uống đồ có chất làm ngọt nhân tạo nó có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch một cách nghiêm trọng.

Nghiên cứu trên tạp chí Circulation cho rằng: Loạn nhịp tim và Điện sinh lý học đã tìm thấy mối liên hệ tiềm tàng giữa việc tiêu thụ đồ uống có chất tạo ngọt nhân tạo và việc tăng nguy cơ rung tâm nhĩ (AFib). Rung tâm nhĩ là một tình trạng phổ biến đặc trưng bởi nhịp tim không đều có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như đột quỵ, suy tim và các vấn đề liên quan đến tim khác.

Cụ thể, các nhà nghiên cứu quan sát thấy nguy cơ rung tâm nhĩ tăng 20% đối với những người uống hơn 2 lít đồ uống có chất tạo ngọt nhân tạo mỗi tuần, ước tính có khoảng 12,1 triệu người Mỹ sẽ mắc bệnh này vào năm 2030.

Empty

Ảnh minh họa

Và họ phát hiện ra rằng những người tiêu thụ từ 2 lít đồ uống có chất làm ngọt nhân tạo trở lên mỗi tuần có nguy cơ mắc rung tâm nhĩ cao hơn 20% so với những người không tiêu thụ những đồ uống này. Ngoài ra, những người tiêu thụ lượng đồ uống có đường tương tự có nguy cơ mắc rung tâm nhĩ cao hơn 10%. Nếu tiêu thụ 1 lít hoặc ít hơn mỗi tuần nước trái cây không đường, chẳng hạn như nước cam hoặc nước rau, có liên quan đến nguy cơ mắc rung tâm nhĩ thấp hơn 8%.

Theo nhà nghiên cứu Ningjian Wang tại Trường Y Đại học Shanghai Jiao Tong ở Thượng Hải, Trung Quốc cho biết: “Những phát hiện trong nghiên cứu không thể kết luận dứt khoát rằng một loại đồ uống lại có nhiều nguy cơ sức khỏe hơn loại khác do chế độ uống của mỗi người là khác nhau". Tuy nhiên, dựa trên những phát hiện này, khuyên mọi người nên giảm hoặc thậm chí tránh đồ uống có đường và chất tạo ngọt nhân tạo vì nó có thể gây ra những nguy cơ tiềm ẩn cho sức khỏe.

Trong khi các cơ chế chính xác liên quan đến đồ uống có đường với nguy cơ mắc rung tâm nhĩ vẫn chưa rõ ràng, nhà nghiên cứu Wang cho rằng các yếu tố như tình trạng kháng insulin và phản ứng của cơ thể với các chất làm ngọt khác nhau có thể đóng một vai trò nào đó. Chất làm ngọt nhân tạo thường thấy trong thực phẩm và đồ uống bao gồm sucralose, aspartame, saccharin và acesulfame.

chat ngot nhan tao 1

Ảnh minh họa

Điều cần lưu ý là nghiên cứu này có những hạn chế do không thể chứng minh mối quan hệ nhân quả giữa việc tiêu thụ đồ uống và nguy cơ rung tâm nhĩ.

Mặc dù cần nhiều nghiên cứu hơn để hiểu đầy đủ về mối quan hệ giữa chất làm ngọt nhân tạo và rung tâm nhĩ nhưng rõ ràng rằng việc giảm lượng đồ uống này có thể có tác động tích cực đến sức khỏe tim mạch của bạn. Lựa chọn thay thế đồ ngọt tự nhiên như nước, trà thảo dược hoặc nước lọc có thể giúp giảm nguy cơ mắc rung tâm nhĩ và các tình trạng liên quan đến bệnh tim khác.

-> Không phải đồ ngọt, có loại thực phẩm làm tăng 44% nguy cơ tiểu đường

Hoàng Ly (Theo Eating Well)  
Nhiễm trùng nguy kịch sau 1 tuần tự đắp lá cây trị vết thương tại nhà
Nam học sinh bị chìa khóa xuyên sọ não 3cm
Sụt 10kg trong vòng 5 tháng, biết sự thật ai cũng ngớ người
Đứt gân, nhiễm trùng cổ tay sau 4 mũi tiêm khớp của 'thần y'
Nhập viện do đắp thuốc nam chữa u tuyến giáp
Bé trai 11 tuổi mắc bệnh ác tính hiếm gặp
Cựu bác sĩ Đội tuyển Việt Nam chỉ 6 chấn thương thường gặp  khi chơi bóng và cách hồi phục
Khuyên lưỡi rơi vào dạ dày khi ăn cơm
Người đàn ông chấn thương sọ não biến chứng được cứu sống thần kỳ
Đau xương khớp khi trời lạnh, bác sĩ nói gì?
Nhiễm trùng nghiêm trọng từ vết xước nhỏ trên má
Nữ bác sĩ bỏ tiền túi làm xét nghiệm cho bệnh nhân
Thành lập Trung tâm Chăm sóc khách hàng Danka Việt Nam
Mắc giun đũa từ chó nuôi trong nhà
Nhập viện nguy kịch sau thời gian lơ là điều trị mỡ máu
Xương cá xuyên thành bàng quang gây áp xe trong ổ bụng
Giảm 37% nguy cơ tử vong nhờ... trông cháu
Khoai tây, khoai lang, hành tây mọc mầm ăn được không?
Suy hô hấp, tổn thương phổi nguy kịch do biến chứng cúm A
Đau đầu, buồn nôn, người phụ nữ bất ngờ phát hiện nhiễm khuẩn não mô cầu nguy hiểm
Xem thêm