Thứ ba, 30/04/2024 01:33
|
Hà nội 21*C/61%
Chủ nhật, 10/01/2021 19:00

Tại sao dễ bị ốm khi trời lạnh?

Trời lạnh, con người thường dễ bị ốm hơn và cơ thể cảm thấy yếu hơn so với các mùa khác. Vậy vì sao điều này dễ xảy ra hơn mỗi khi đến mùa lạnh?

Lý do mùa đông dễ bị ốm trời lạnh

Hầu hết mọi người đều cảm thấy mình dễ bị ốm hơn khi trời lạnh bởi vì thời tiết lạnh khiến mọi người ở trong phòng nhiều hơn, điều này đồng nghĩa với việc tiếp xúc với mầm bệnh, người bệnh nhiều hơn khiến bạn dễ bị lây bệnh hơn..

Empty

Ảnh minh họa

Ngoài ra, các mạch máu của bạn có thể co lại khi thời tiết lạnh, điều này làm cho các tế bào bạch cầu mất nhiều thời gian hơn để di chuyển đến niêm mạc (màng nhầy), vì thế, khả năng phòng ngừa và chống lại vi khuẩn, virus cũng giảm đi.

Không khí khô của mùa lạnh cũng có thể làm màng nhầy trở nên khô và cứng, làm các triệu chứng cảm lạnh tồi tệ hơn.

Theo Gia đình & Xã Hội BS Nguyễn Trường (Viện Lão khoa) cho biết: "Trời lạnh làm nhiều người ốm vì thời tiết nhất là người già, trẻ em hệ miễn dịch yếu và nhạy cảm hơn với các loại virus, thiếu vitamin.

Người có bệnh mãn tính cũng dễ tiến triển thành các đợt cấp, nặng hơn. Người cao tuổi, phụ nữ sau tuổi 35 còn hay bị mắc chứng đau nhức xương khớp khi lạnh và mưa rét."

Ngoài ra, còn nhiều lý do khác cũng góp phần làm giảm khả năng miễn dịch của bạn vào mùa lạnh. Một trong số đó là thiếu vitamin D, điều này là do bạn ít tiếp xúc với ánh sáng mặt trời vào mùa đông. Hơn nữa, các tế bào ở đường hô hấp cũng có nguy cơ bị ảnh hưởng cao hơn khi tiếp xúc với nhiệt độ thấp.

Đồng thời, các loại virus như Rhinovirus, virus cúm có thể sinh tồn và nhân lên dễ dàng hơn khi thời tiết lạnh. Rhinovirus là loại virus phổ biến gây ra cảm lạnh thông thường, đôi khi chúng còn gây ra viêm họng hay nhiễm trùng tai. Tương tự các loại virus cúm A, B,… có thể gây bệnh cúm ở người dễ dàng hơn trong thời tiết lạnh.

Cách bảo vệ sức khỏe mùa lạnh

- Vệ sinh chân tay sạch sẽ

- Giữ ấm cơ thể trong nhà và mặc quần áo ấm khi đi ra ngoài

- Giữ nhiệt độ trong nhà đủ ấm không quá chênh lệch nhiều so với bên ngoài phòng chống sốc nhiệt

- Vận động thường xuyên

- Ăn uống điều độ, uống nhiều nước trái cây và ăn hoa quả

- Uống ly sữa ấm mỗi ngày để bảo vệ sức khỏe

->5 cách giữ ấm cơ thể ngày Đông lạnh

Xem thêm: Bạn nên tắm nước nóng hay nước lạnh (Nguồn: Zing)

Hoàng Ly (T/H)  
Tưởng bị viêm khớp, đi khám phát hiện ra hội chứng ống cổ tay
Mặt biến dạng sau 3 ngày cắt môi hình trái tim
Cách cải thiện mề đay mẩn ngứa từ cây nhà lá vườn
Áo chống nắng dày hay mỏng chống tia UV tốt hơn?
Ngủ bên chồng, mơ làm 'chuyện ấy'... với kẻ lạ
Rách hậu môn, thủng trực tràng do đạp xe
Tin tưởng bạn trai, cô gái sốc khi gặp phải bệnh khó nói
Sai lầm khi bật quạt mùa hè có thể gây đột quỵ
Đi bộ 11 phút mỗi ngày tăng tuổi thọ, giảm nguy cơ tử vong sớm
Liên tiếp trẻ bị đuối nước, bác sĩ cảnh báo an toàn trong kỳ nghỉ dài
6 bí quyết cân bằng nội tiết tố tự nhiên, không cần thuốc
Cảm giác nôn nao khi đói là dấu hiệu của bệnh gì?
Hình dạng khuôn mặt tiết lộ tính cách gì của bạn?
Người phụ nữ đột quỵ sau khi làm “chuyện ấy”
Giá đỗ có thực sự giúp sung sức trong 'cuộc yêu''?
Vì sao tập thể dục thường xuyên vẫn tăng cân vù vù?
Bé trai 3 tuổi ngộ độc chì nguy kịch sau khi uống thuốc nam
Bổ sung chất xơ đúng cách tránh đầy hơi, chuột rút
Hà Nội vào đỉnh dịch tay chân miệng: Chuyên gia chỉ dấu hiệu không nên chủ quan
Mắc Covid-19 liên tục trong 613 ngày
Xem thêm