Thứ năm, 25/04/2024 08:05
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ tư, 27/03/2024 06:00

Sai lầm khi sử dụng nước súc miệng

Sử dụng nước súc miệng sát khuẩn ngay sau khi đánh răng là thói quen của không ít người. Tuy nhiên, đây là là một trong những sai lầm khi dùng nước súc miệng mà nhiều người mắc phải.

Nước súc miệng góp phần ngăn ngừa sâu răng, loại bỏ vi khuẩn, giảm khô miệng. Tuy nhiên, điều này chỉ phát huy hiệu quả khi sử dụng đúng cách.

Chia sẻ trên chuyên trang sức khỏe Live Strong, Tiến sĩ James E. Galati - Phó chủ tịch Hiệp hội Nha khoa New York‌ (Mỹ) cho biết có năm sai lầm phổ biến trong thói quen sử dụng nước súc miệng hiện nay có thể ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của các gia đình.

Dùng nước súc miệng ngay sau khi đánh răng

Súc miệng bằng một số loại nước súc miệng ngay sau khi đánh răng có thể gây hại cho răng. Theo Dịch vụ Y tế Quốc gia Vương quốc Anh (NHS), nước súc miệng có tác dụng sát khuẩn, giúp nướu khỏe mạnh hơn nhưng sẽ làm giảm tác dụng của fluoride trong kem đánh răng.

Điều này không có lợi vì fluoride là chất cần thiết để củng cố và ngăn ngừa sâu răng. Do đó, thay vì sử dụng nước súc miệng ngay sau khi đánh răng, hãy sử dụng nước súc miệng sau bữa ăn và ‌trước khi đánh răng.

suc-mieng-2

Ảnh minh họa

Với loại nước súc miệng chứa fluoride có tác dụng giúp hạn chế sâu răng, bạn có thể súc miệng sau khi sử dụng chỉ nha khoa và đánh răng. Tiến sĩ Galati cho biết điều này sẽ giúp fluoride trong nước súc miệng phủ lên răng đã được làm sạch.

Ông cho biết thêm, để thực sự giúp fluoride phát huy tác dụng kỳ diệu của nó, đừng ăn hoặc uống bất cứ thứ gì trong ít nhất 30 phút sau khi súc miệng.

Chọn sai loại nước súc miệng

Không phải tất cả nước súc miệng đều giống nhau. Nước súc miệng có thể chứa nhiều hoạt chất khác nhau và nhiều thành phần không phù hợp với một số người.

Chẳng hạn, nước súc miệng sát khuẩn có chứa cồn thường làm mất nước trong khoang miệng. Vì vậy, nếu bạn gặp tình trạng như khô miệng, mô bị loét hoặc viêm trong miệng thì không nên sử dụng loại nước súc miệng có chứa cồn vì chúng có thể khiến vấn đề trở nên trầm trọng hơn.

Hơn nữa, nước súc miệng có chứa cồn có thể chống chỉ định đối với những người đang cai nghiện rượu vì cồn có thể khiến họ thèm rượu lại.

Tốt nhất, hãy nói chuyện với nha sĩ để được tư vấn loại nước súc miệng cụ thể dựa trên vấn đề tiềm ẩn hoặc tiền sử sức khỏe của bạn.

suc mieng 4

Ảnh minh họa

Dùng nước súc miệng thay vì đánh răng

Khi quá bận để đánh răng, nhiều người nghĩ rằng chỉ cần súc miệng là đủ. Tuy nhiên, nước súc miệng không thay thế cho việc đánh răng và dùng chỉ nha khoa hàng ngày.

Trên thực tế, nước súc miệng chỉ giúp loại bỏ một số mảng bám. Điều đó có nghĩa là bạn vẫn cần đánh răng để loại bỏ mảng bám, mảnh vụn thức ăn để bảo vệ răng và nướu.

Dùng nước súc miệng để trị hôi miệng

Nhiều người thường dùng nước súc miệng để che giấu mùi hôi miệng sau khi ăn những món có mùi khó chịu như tỏi, hành tây,... Tuy nhiên, nó chỉ khắc phục mùi hơi thở tạm thời, không thể giúp điều trị chứng hôi miệng mãn tính.

Hôi miệng có thể do lưỡi bẩn, sâu răng, chứng khô miệng. Theo Hiệp hội Nha khoa Mỹ, trong một số trường hợp, chứng hôi miệng cũng có thể là dấu hiệu của trào ngược dạ dày, tiểu đường, bệnh gan hoặc thận.

Khi đó, nước súc miệng sẽ không giải quyết được những tình trạng tiềm ẩn này. Người bệnh nên đến nha sĩ khám và xác định nguyên nhân, từ đó giải quyết hôi miệng hiệu quả.

suc mieng 1

Ảnh minh họa

Dùng nước súc miệng hơn 2 lần/ngày

Tiến sĩ Galati cho biết: “Việc lạm dụng nước súc miệng có chứa cồn có thể khiến miệng bị khô, gây kích ứng mô và thúc đẩy tích tụ mảng bám. Các mảng bám này có thể dẫn đến sâu răng và bệnh nướu răng”.

Vì vậy, súc miệng quá nhiều sẽ cản trở nỗ lực vệ sinh răng miệng của bạn. Các chuyên gia răng miệng khuyên mọi người chỉ nên dùng nước súc miệng tối đa hai lần mỗi ngày, vào buổi sáng trước khi đánh răng và một lần vào buổi tối, sau bữa ăn.

--> Bàn chải điện hay bàn chải thường tốt hơn, chọn sao cho đúng?

Phương Anh  
Cô đơn làm tăng 50% nguy cơ mất trí nhớ
Bị ù tai, vo ve trong tai: Điều trị bằng cách nào?
Bất thường ở tim có thể là dấu hiệu ung thư tuyến tiền liệt
Tăng 10% nguy cơ đột quỵ do thói quen khi ngủ
Nơi bẩn nhất trong phòng làm việc, chứa ổ vi khuẩn gấp 400 lần bồn cầu
Bệnh viện không được từ chối, chậm trễ cấp cứu trong dịp nghỉ lễ 30/4-1/5
Chuyên gia Meijibio chia sẻ bí quyết sống lâu khoẻ mạnh
“Đu trend” pha mắm tôm vào trà sữa: Thú vui đánh đổi nguy cơ ngộ độc
Dấu hiệu u xơ tử cung thường gặp là gì?
Chuyên gia y tế thế giới bàn chiến lược cải thiện sức khỏe và bất bình đẳng giới
Thịt gà có 6 dấu hiệu này tuyệt đối không ăn
Cải thiện ngồi lâu giúp tăng tuổi thọ ở người lớn tuổi
Loại thực phẩm giúp vui vẻ cả ngày phải bổ sung thường xuyên trong bữa ăn
Hoạt động thể chất làm giảm 23% nguy cơ bệnh tim
Công thức “vàng” cho bữa ăn nhẹ dinh dưỡng, tiện lợi từ sữa tươi và yến mạch
Hoại tử vùng rốn sau khi hút mỡ bụng theo quảng cáo trên mạng
Tập thể dục buổi tối giúp giảm 61% nguy cơ tử vong sớm
Chế độ ăn của người dân Vùng xanh: Bí quyết sống lâu sống khoẻ
Lão hoá và và 4 cách làm chậm lại sự già đi của cơ thể
Cao huyết áp uống rượu được không?
Xem thêm