Thứ bảy, 27/04/2024 06:25
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ sáu, 19/04/2024 11:41

Cao huyết áp uống rượu được không?

Nhiều người bị cao huyết áp phân vân không biết uống rượu có ảnh hưởng đến sức khoẻ hay không. Dưới đây là lý giải của chuyên gia.

Sahadeo Ramnauth - Giám đốc khoa tim mạch ngoại trú tại New York-Presbyterian Queens, cho biết: “Mặc dù tôi không yêu cầu bệnh nhân hoàn toàn từ bỏ việc sử dụng rượu nếu họ bị áp cao, nhưng tôi khuyên họ nên kiểm tra hoặc giảm lượng tiêu thụ rượu”.

Một báo cáo năm 2023 cho thấy uống quá nhiều rượu thường xuyên, vượt quá 30 gam mỗi ngày, có thể làm tăng đáng kể nguy cơ phát triển bệnh cao huyết áp. Theo một phân tích gần đây của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA), càng uống nhiều đồ có chứa cồn mỗi ngày thì huyết áp càng dễ dàng tăng cao.

Vậy uống rượu có tác động như thế nào với những người có bệnh nền cao huyết áp?

cao huyet ap 1

Ảnh minh họa

Uống nhiều rượu ảnh hưởng đến huyết áp thế nào?

Uống rượu dễ gây ra hiện tượng bị kích thích hệ thần kinh giao cảm. Điều này sẽ làm hệ thần kinh trở nên căng thẳng hơn bình thường. Hệ thần kinh được kích hoạt bởi rượu có thể làm tăng nhịp tim và mạch máu nếu kéo dài có thể gây ra các vấn đề sức khỏe như việc cao huyết áp.

Có thể được uống bao nhiêu rượu khi cao huyết áp?

Các chuyên gia khuyên rằng những người bị huyết áp cao không nên uống quá nhiều rượu, đối với nữ giới chỉ nên uống khoảng 1 ly, còn đối với nam giới có thể uống từ 1 - 2 ly.

Ngoài việc cắt giảm rượu, có thể kết hợp các cách thay đổi lối sống khác như tập luyện thường xuyên và kiểm soát căng thẳng, để giúp giảm huyết áp.

Cách tốt nhất để duy trì sức khỏe tốt và giảm huyết áp là duy trì cân nặng hợp lý, tập thể dục thường xuyên và duy trì chế độ ăn uống tốt, ít muối...

Ảnh hưởng từ việc tiêu thụ quá nhiều rượu với người bị cao huyết áp

Hấp thụ quá nhiều rượu ở người cao huyết áp sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng khác:

- Gia tăng huyết áp và gây ra nhiều tình trạng biến chứng nguy hiểm đối với những bệnh nhân mắc bệnh cao huyết áp, đặc biệt là nguy cơ mắc các tình trạng như nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu não.

- Các chuyên gia y tế cảnh báo rằng lạm dụng rượu có hại nghiêm trọng cho sức khỏe, có thể gây ra sự tổn thương đến các mạch máu, thậm chí cả khi đã sử dụng thuốc để kiểm soát tình trạng, tình hình vẫn không được cải thiện.

- Gây tác động đến tốc độ nhịp tim và sự co bóp của mạch máu, dẫn đến cao huyết áp.

- Những người thường xuyên tiêu thụ lượng lớn rượu thường có chỉ số huyết áp cao hơn so với những người tiêu thụ ít hoặc không tiêu thụ rượu, với sự chênh lệch trong khoảng từ 5 đến 10 mmHg.

- Gây tổn thương nghiêm trọng đối với các cơ quan khác, đặc biệt là gan và thận. Trong một số trường hợp, các chất độc từ rượu có thể tích tụ và gây ra các vấn đề như viêm loét dạ dày, xơ gan thậm chí ung thư.

Ngoài ra, việc tiêu thụ quá nhiều rượu cũng là một trong các yếu tố nguy cơ dẫn đến các rối loạn chuyển hóa như rối loạn đường, tăng acid uric, tích tụ mỡ bụng và tăng cân không kiểm soát. Những rối loạn này cũng đóng góp vào việc huyết áp tăng cao.

-> Vì sao nhiều người trẻ cao huyết áp?

Hoàng Ly  
Cảm giác nôn nao khi đói là dấu hiệu của bệnh gì?
Hình dạng khuôn mặt tiết lộ tính cách gì của bạn?
Người phụ nữ đột quỵ sau khi làm “chuyện ấy”
Giá đỗ có thực sự giúp sung sức trong 'cuộc yêu''?
Vì sao tập thể dục thường xuyên vẫn tăng cân vù vù?
Bé trai 3 tuổi ngộ độc chì nguy kịch sau khi uống thuốc nam
Bổ sung chất xơ đúng cách tránh đầy hơi, chuột rút
Hà Nội vào đỉnh dịch tay chân miệng: Chuyên gia chỉ dấu hiệu không nên chủ quan
Mắc Covid-19 liên tục trong 613 ngày
Cô đơn làm tăng 50% nguy cơ mất trí nhớ
Bị ù tai, vo ve trong tai: Điều trị bằng cách nào?
Bất thường ở tim có thể là dấu hiệu ung thư tuyến tiền liệt
Tăng 10% nguy cơ đột quỵ do thói quen khi ngủ
Nơi bẩn nhất trong phòng làm việc, chứa ổ vi khuẩn gấp 400 lần bồn cầu
Bệnh viện không được từ chối, chậm trễ cấp cứu trong dịp nghỉ lễ 30/4-1/5
Chuyên gia Meijibio chia sẻ bí quyết sống lâu khoẻ mạnh
“Đu trend” pha mắm tôm vào trà sữa: Thú vui đánh đổi nguy cơ ngộ độc
Dấu hiệu u xơ tử cung thường gặp là gì?
Chuyên gia y tế thế giới bàn chiến lược cải thiện sức khỏe và bất bình đẳng giới
Thịt gà có 6 dấu hiệu này tuyệt đối không ăn
Xem thêm