Thứ năm, 09/05/2024 12:44
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ ba, 06/02/2024 08:28

Trẻ bị bỏng nguy cơ di chứng nặng do bôi kem đánh răng, trứng gà

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn vừa tiếp nhận liên tiếp 2 trường hợp trẻ nhỏ bị bỏng trong sinh hoạt tại nhà do sự bất cẩn của người lớn.

Cụ thể, 2 bệnh nhi 18 và 19 tháng tuổi (trú tại huyện Cao Lộc và huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn) vào viện trong tình trạng bỏng nặng từ 25 - 30% (vùng bụng, lưng, tay, chân) do nước sôi.

Đáng chú ý, khi trẻ bị bỏng, thay vì nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế, vẫn còn có những sai lầm trong xử lý vết bỏng theo kiểu dân gian. Phụ huynh dùng kem đánh răng, gạo, trứng để bôi lên vết thương, gây ảnh hưởng đến việc điều trị cho trẻ, có nguy cơ để lại những di chứng nặng nề.

photo1707062267918-1707062268128223071191

Liên tiếp 2 trường hợp trẻ nhỏ bị bỏng do sự bất cẩn của người lớn (Ảnh: BVCC)

Những ngày giáp Tết, người lớn bận rộn, còn trẻ em ít được theo sát khi chơi đùa nên đây là thời điểm có nhiều trường hợp trẻ em bị bỏng nhập viện.

Các bác sĩ khuyến cáo khi trẻ bị bỏng tuyệt đối không được thoa kem đánh răng, mỡ trăn, nước mắm, nước măng chua, lòng trắng trứng hay bất cứ loại dung dịch gì lên vết bỏng. Ngoài ra, bác sĩ lưu ý không nên tự ý chọc hút dịch bỏng, ở các vùng da bị bỏng không nên lấy dị vật còn dính lại trên vết bỏng, không được cởi bỏ quần áo của nạn nhân do dễ làm lột hết da của nạn nhân.

Cách sơ cứu tốt nhất là nhanh chóng đưa nạn nhân ra khỏi nguồn gây bỏng. Ngay sau đó có thể làm nguội vết bỏng bằng cách xả nhẹ dưới vòi nước (cho nước chảy thật nhẹ, xả nước mạnh sẽ làm bong vùng da bị bỏng). Sau đó lấy khăn, hay quần áo sạch, gạc y tế băng nhẹ lại và đưa trẻ đến cơ sở y tế. Lưu ý cho trẻ uống nhiều nước sau đó.

Các bác sĩ nhấn mạnh, thời điểm gần Tết, dù bận rộn nhưng người lớn, các bậc phụ huynh nên lưu ý các biện pháp đảm bảo an toàn cho trẻ.

Cách phòng tránh tốt nhất là không cho trẻ chơi ở khu vực có bếp nấu, các đồ dùng hay thức ăn nóng, phích nước sôi cần để xa tầm tay trẻ em. Trông giữ trẻ, không cho tiếp xúc với các nguồn gây bỏng như nước sôi, điện, hóa chất, lửa… Đặc biệt cần chú ý tránh những sai lầm trong sơ cứu vết bỏng tại chỗ cho trẻ để tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra.

PV  
Không còn khàn tiếng, u xơ dây thanh quản nhờ bí quyết thảo dược
7 triệu chứng cholesterol cao thường bị bỏ qua ở phụ nữ tuổi 40
1 người chết, 18 người nhập viện sau khi ăn cỗ ở Thái Bình: Bác sĩ chỉ món khoái khẩu mang ổ bệnh
Không một giọt rượu bia vẫn 'dính' nồng độ cồn do hội chứng kỳ lạ hiếm người gặp
8 lợi ích bất ngờ từ việc ôm đối phương
Dưa hấu và dưa lưới: Ăn loại nào tốt hơn, bao nhiêu là đủ?
Ăn yến sào hàng ngày được không, nên ăn thế nào cho tốt?
Bí quyết hết nặng ngực, đau nhói tim do suy tim
Lạm dụng đồ uống có đường nhân tạo tăng 20% nguy cơ mắc bệnh tim
Quý ông mất bản lĩnh do... thể thao
Cơ thể con người chịu đựng được mức nhiệt bao nhiêu?
Dấu hiệu của bệnh suy nhược thần kinh mà 99% bị bỏ qua
Phút dại dột sau mâu thuẫn gia đình
Nữ bệnh nhân 17 tuổi suýt chết do biến chứng thủy đậu
30 tuổi không chịu lập gia đình, mẹ đưa vào viện tâm thần phát hiện điều không ngờ
Khám miễn phí cho trẻ đặc biệt nhân Tháng Tự kỷ Thế giới
Điều gì xảy ra với cơ thể khi luôn ăn tối trước 19h?
Phát hiện bệnh nguy hiểm từ những lần đổ mồ hôi bất thường
Tại sao nên sử dụng thực phẩm bổ sung để hỗ trợ sức khỏe âm đạo?
2 người tử vong do nắng nóng: Bác sĩ chỉ dấu hiệu cần đề phòng
Xem thêm