Chủ nhật, 28/04/2024 12:59
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ năm, 15/04/2021 06:00

Mẹo đơn giản của người Nhật giúp tiết kiệm 35% thu nhập

Ai cũng nói rằng mình muốn tiết kiệm tiền nhưng những gì bạn làm có thực sự tạo nên sự khác biệt hay không? Nếu bạn luôn phải vật lộn với việc tiết kiệm, hãy thử áp dụng phương pháp Kakeibo của Nhật Bản.

Phương pháp Kakeibo (sổ tài chính gia đình) giúp người Nhật tiết kiệm 35% thu nhập mỗi tháng. Nhà báo Hani Motoko là người phát hiện ra phương pháp này từ năm 1904.

Bước 1: Mở sổ ghi chép

Có thể bạn đang bị bao quanh bởi quá nhiều thiết bị cùng một lúc mà bạn không biết bắt đầu từ đâu. Bạn nên gạt công nghệ sang một bên và quay trở lại phương pháp truyền thống: lấy một cuốn sổ và một cây bút và bắt đầu viết. Theo các nghiên cứu, bạn sẽ ghi nhớ nhiều thông tin hơn nếu bạn thực sự viết xuống từng chữ cái thay vì gõ phím.

tiet kiem thu nhap Giadinhvietnam (3)

Ảnh minh họa.

Bước 2: Kế hoạch thu nhập hàng tháng

Đầu tiên và quan trọng nhất, hãy bắt đầu bằng cách viết ra tất cả các nguồn thu nhập của bạn và số tiền bạn thực sự kiếm được trong một tháng. Tạo 4 cột mô tả các tuần trong tháng. Bạn có thể lập một bảng cho mỗi tuần, hoặc thậm chí viết nó ra bằng gạch đầu dòng, cột hoặc bất cứ thứ gì giúp bạn dễ ghi nhớ.

Vào đầu tháng, hãy viết thu nhập mà bạn biết chắc chắn rằng bạn sẽ nhận được. Viết nó bằng màu đỏ. Bất kỳ khoản thu nhập bổ sung nào bạn nhận được sau khi này phải được ghi lại bằng các chữ cái khác màu. Ghi chép lại từng đồng bạn có được, dù là tiền lương, hàng hóa bán được hay khoản nợ đã trả...

Bước 3: Kế hoạch tiết kiệm hàng tháng

Vẽ một bảng khác, nơi bạn sẽ viết ra số tiền bạn muốn tiết kiệm mỗi tuần của tháng tương ứng đó. Điều quan trọng là phải quyết định số tiền này trước khi bạn bắt đầu lập kế hoạch chi tiêu của mình.

Bước 4: Kế hoạch chi tiêu hàng tháng

Bước tiếp theo là giảm chi phí hàng tháng của bạn. Viết ra bất kỳ chi phí cố định nào bạn có trong tháng đó, như tiền thuê nhà, hóa đơn điện nước, hóa đơn điện thoại hoặc hóa đơn Internet.

tiet kiem thu nhap Giadinhvietnam (1)

Ảnh minh họa.

Bước 5: Kế hoạch cho các chi phí còn lại

Số tiền còn lại sau khi bạn trừ các khoản chi tiêu thông thường và thêm những thứ bạn muốn tiết kiệm là số tiền bạn có thể chi tiêu. Điều này nên được chia thành 4 loại:

Chi phí sinh hoạt: thực phẩm, quần áo, sản phẩm gia dụng,...

Chi phí cho văn hóa, giáo dục: vé dự triển lãm hoặc các khóa học.

Chi phí cho giải trí: ghi lại từng bữa trưa hoặc bữa tối đã chi tiêu.

Chi phí phát sinh: Thứ không phù hợp với danh mục nào ở trên.

Bước 6: Chiến lược tương lai

Vào cuối tháng, hãy phân tích mọi thứ và xem liệu bạn có ở trong giới hạn không. Bạn có thể có bức tranh tốt hơn về số tiền bạn chi tiêu cho những thứ bạn không cần và bạn có thể lập kế hoạch ngân sách của mình tốt hơn cho tháng sắp tới. Công cụ này giúp bạn theo dõi mọi thứ bạn kiếm được và chi tiêu một cách rất đơn giản nhưng chi tiết. Mục tiêu cuối cùng thực sự là để tăng khoản tiết kiệm của bạn.

Tất nhiên, nếu bạn còn dư tiền chi tiêu, hãy cố gắng đưa vào tài khoản tiết kiệm hoặc làm tròn bất kỳ khoản nào bạn chi tiêu, phần còn lại có thể cho vào lợn tiết kiệm. Làm theo phương pháp này, bạn có thể tiết kiệm tới 35% số tiền của mình.

Thay vì tập trung vào những gì bạn không có khả năng chi trả, bạn nên tập trung vào những gì quan trọng và những gì có thể tiêu.

-> Hóa đơn điện nước giảm đáng kể nhờ 8 thói quen đơn giản hàng ngày

T. Linh (Theo Brightside)  
Thiết kế cửa sổ đại kỵ tránh 10 điều làm tiêu tán tài lộc
Tuổi già keo kiệt chi 5 thứ này phúc khí dễ bay mất
Quanh nhà xuất hiện 3 điều báo hiệu may mắn sắp đến
Vì sao ngày càng nhiều bà nội không muốn chăm cháu?
Hối hận sau 5 năm bán nhà ở quê chuyển về sống gần con trai
Vì sao nói 'phần mộ sụp con cháu ít, trên mộ không có cỏ tài sản cạn kiệt'?
3 tài sản cha mẹ dễ gây bất hòa con cái
Làm gì để sống một mình không cô độc?
Chăm cháu khi về già có 4 điều cấm kỵ không nên nói
Cùng làm một việc, ở một nơi nhưng kẻ giàu, người nghèo
Không có gỗ không đỡ được nhà, không xóm giềng không thể sống tốt
Lời 'dặn dò' con gái trong đám cưới gây sốt MXH, chuyên gia khuyên 'không nên': Vì sao?
Tuổi 70 vợ chồng thỏa thuận 4 điều để an tâm dưỡng già
Con cái trưởng thành thường trốn tránh cha mẹ
34 năm gia đình hạnh phúc nhờ sẻ chia việc nhà
Nữ sinh lớp 8 tự làm hại bản thân do nguyên nhân thường thấy trong các gia đình
3 kiểu gia đình không thay đổi sớm muộn cũng bị đào thải
Phụ nữ hiện đại phải cân bằng gia đình và công việc
Lạnh lùng với người nhà, thân thiện với người ngoài có phải bất hiếu?
Lời chúc 8/3 ý nghĩa dành cho sếp nữ, đồng nghiệp và bạn bè
Xem thêm