Thứ hai, 06/05/2024 08:54
|
Hà nội 21*C/61%
Chủ nhật, 20/06/2021 14:00

Hệ miễn dịch tạo ra các phản ứng khác nhau đối với vaccine COVID-19

Sốt, đau tại chỗ tiêm, đau người, mệt mỏi... là những biểu hiện khác nhau sau khi tiêm vaccine COVID-19. Nhưng trong khi một số người rất khó chịu vì các phản ứng phụ của vaccine, thì những người khác hoàn toàn không phải chịu điều đó.

Chúng ta có thể gặp các tác dụng phụ khi tiêm liều đầu tiên của vaccine COVID-19, liều thứ hai và thậm chí cả hai liều. Cơ quan Quốc gia về An toàn Thuốc và Sản phẩm Y tế (ANSM) Pháp cho biết: “Những tác dụng này gây khó chịu nhưng không nghiêm trọng và biến mất tự nhiên sau vài ngày”.

Empty

Phản ứng khi tiêm vaccine COVID-19 không nói lên hiệu quả của vaccine (Ảnh minh họa)

Tại sao có người có phản ứng dữ dội khi tiêm vaccine COVID-19, người khác lại không. Câu trả lời nằm ở cách cơ thể của mỗi cá nhân phản ứng với vaccine. Các loại vaccine truyền thống được tạo ra từ các mảnh virus bất hoạt hoặc giảm độc lực để kích hoạt phản ứng miễn dịch. Mặt khác, hầu hết các vaccine COVID-19 được thiết kế để làm cho cơ thể sản xuất ra protein Spike của SARS-CoV-2 nhằm kích hoạt phản ứng miễn dịch. Protein này, nằm trên bề mặt của virus, là cửa ngõ để virus xâm nhập vào cơ thể.

Sau đó, có hai giai đoạn trong phản ứng miễn dịch, như ông Veenu Manoharan, nhà miễn dịch học tại Đại học Cardiff Metropolitan (Anh) giải thích: Đó là miễn dịch bẩm sinh và miễn dịch thích ứng. Loại đầu tiên "phản ứng gần như ngay lập tức với protein spike của virus", gây ra các phản ứng phụ. Loại thứ hai thì không như vậy. Nhưng "ở một số người, phản ứng viêm của hệ thống miễn dịch bẩm sinh và thích nghi bị phóng đại và biểu hiện như một tác dụng phụ. Ở những người khác, mặc dù hoạt động bình thường nhưng nó không đạt đến mức có thể gây ra tác dụng phụ đáng chú ý".

Một số yếu tố có thể là nguồn gốc của hiện tượng này, bao gồm tuổi tác, giới tính, tình trạng sức khỏe hoặc loại vaccine. Những người lớn tuổi ít gặp các tác dụng phụ hơn. Ông Mathieu Molimard, Trưởng khoa dược học tại Bệnh viện Đại học Bordeaux, Pháp cho biết: “Thường những người trẻ tuổi có nhiều triệu chứng hơn khi có hệ thống miễn dịch hiệu quả hơn”. Điều tương tự cũng xảy ra đối với những người mắc bệnh viêm mạn tính, những người "dùng thuốc ức chế miễn dịch để kiểm soát các triệu chứng của họ", ông Veenu Manoharan nêu rõ. Do đó, họ ít có khả năng gặp các biểu hiện liên quan đến vaccine hơn.

Empty

Ảnh minh họa

Cũng sẽ có sự chênh lệch giữa nam và nữ. Phụ nữ tỏ ra có nhiều tác dụng phụ hơn đó là nội tiết tố. "Testosteron có xu hướng là một hormon ức chế miễn dịch và estrogen có xu hướng là một chất tăng cường miễn dịch", bác sĩ người Mỹ Vivek Cherian cho biết.

Vì thế, không có tác dụng phụ không có nghĩa là vaccine không bảo vệ chống lại SARS-CoV-2. "Các tác dụng phụ của vaccine không nên được coi là thước đo hiệu quả của vaccine. Mặc dù có sự đa dạng về các phản ứng miễn dịch sau khi tiêm, hầu hết mọi người đều đạt được miễn dịch với SARS-CoV-2 khi tiêm chủng, bất kể tình trạng có, không có hoặc mức độ nghiêm trọng của các tác dụng phụ", ông Veenu Manoharan khẳng định.

-> 6 thay đổi trong lối sống giúp tăng cường sức khỏe chống dịch

Xem thêm: Cách đeo khẩu trang đúng cách

Theo Bộ Y tế  
Lạm dụng đồ uống có đường nhân tạo tăng 20% nguy cơ mắc bệnh tim
Quý ông mất bản lĩnh do... thể thao
Cơ thể con người chịu đựng được mức nhiệt bao nhiêu?
Dấu hiệu của bệnh suy nhược thần kinh mà 99% bị bỏ qua
Phút dại dột sau mâu thuẫn gia đình
Nữ bệnh nhân 17 tuổi suýt chết do biến chứng thủy đậu
30 tuổi không chịu lập gia đình, mẹ đưa vào viện tâm thần phát hiện điều không ngờ
Khám miễn phí cho trẻ đặc biệt nhân Tháng Tự kỷ Thế giới
Điều gì xảy ra với cơ thể khi luôn ăn tối trước 19h?
Phát hiện bệnh nguy hiểm từ những lần đổ mồ hôi bất thường
Tại sao nên sử dụng thực phẩm bổ sung để hỗ trợ sức khỏe âm đạo?
2 người tử vong do nắng nóng: Bác sĩ chỉ dấu hiệu cần đề phòng
4 biện pháp phòng ngừa tránh say nắng cực hiệu quả
Có nên tắm nhiều lần để giải nhiệt khi trời nắng nóng?
Hầu hết người già sống tới 80 không làm 4 điều này ở tuổi 60
Mỗi tối ăn 1 tép tỏi, điều kỳ diệu gì xảy ra với cơ thể bạn?
Tưởng bị viêm khớp, đi khám phát hiện ra hội chứng ống cổ tay
Mặt biến dạng sau 3 ngày cắt môi hình trái tim
Cách cải thiện mề đay mẩn ngứa từ cây nhà lá vườn
Áo chống nắng dày hay mỏng chống tia UV tốt hơn?
Xem thêm