Chủ nhật, 28/04/2024 20:12
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ hai, 04/07/2022 06:08

Xuất hiện biến thể BA.5, đối tượng nào cần tiêm mũi 4 vaccine COVID-19?

Với sự xâm nhập của biến thể phụ BA.5, Bộ Y tế dự báo số ca mắc có thể gia tăng trong thời gian tới và yêu cầu đẩy nhanh tốc độ tiêm vaccine mũi nhắc lại để phòng chống dịch.

Số người nhiễm biến thể BA.5 ở Việt Nam có thể tăng

GS.TS. Phan Trọng Lân, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, Việt Nam đã ghi nhận 3 ca nhiễm biến thể phụ BA.5 tại Hà Nội và dự báo trong thời gian tới các ca nhiễm biến thể phụ BA.5 có thể ghi nhận nhiều hơn trong cộng đồng ở nước ta.

Bởi lẽ, việc đi lại bình thường, giao thương, du lịch khắp nơi như hiện nay thì việc BA.5, BA.4 xâm nhập và phát triển chỉ là vấn đề thời gian.

Bộ Y tế cũng khẳng định, hiện nay, biển thể BA.2 chiếm chủ yếu nhưng BA.5 có nguy cơ lấn át biến thể cũ. Số ca mắc biến thể mới này có thể tăng cao trong thời gian tới.

Giáo sư Phan Trọng Lân dẫn chứng, biến thể BA.4, BA.5 lây lan nhanh hơn BA.1, BA.2 từ 10-13%. Đồng thời, có khả năng thoát miễn dịch - nghĩa là người đã mắc BA.1, BA.2 có thể mắc BA.4, BA.5.

20211221_bien-the-omicron-1

Biến thể BA.4, BA.5 có tốc độ lây lan nhanh hơn BA.1, BA.2 từ 10-13% (Ảnh minh họa)

Tuy nhiên, đến thời điểm này, vắc xin Covid-19 vẫn chứng tỏ hiệu quả với các biến thể mới của SARS-CoV-2. GS Phan Trọng Lân khẳng định, vắc xin giúp cơ thể có miễn dịch, giảm nguy cơ mắc, giảm nguy cơ trở nặng và tử vong khi nhiễm bệnh. Tiêm vắc xin mũi 3 - 4 sẽ củng cố và duy trì miễn dịch của cơ thể.

Theo GS Lân, bản chất của virus SARS-CoV-2 có sự tiến hóa khôn lường, trong phạm vi vừa phải sẽ xuất hiện các biến thể mới. Thậm chí, biến thể nhiều hơn nữa và trở thành biến chủng. “Nghĩa là SARS-CoV-3, 4 có thể xảy ra”, GS Phan Trọng Lân cảnh báo.

"Đối với kịch bản hiện nay, các biến thể còn khả năng đáp ứng của vắc xin, không nặng hơn, tiêm vắc xin đúng chỉ định, dù biến thể mới có lây lan nhanh hơn nhưng vẫn đáp ứng được”.

Mặc dù thế, Việt Nam vẫn phải chuẩn bị kịch bản cho tình huống xấu nhất: xuất hiện biến thể mới mà vắc xin không còn hiệu quả, lây lan nhanh, nặng, chẩn đoán khó khăn.

“Bên cạnh các biện pháp kinh nghiệm trong thời gian qua, biện pháp hành chính xã hội có thể sẽ phải thiết lập để bảo vệ tính mạng người dân trên hết và trước hết”, GS. Phan Trọng Lân dự báo.

Các đối tượng cần tiêm vaccine COVID-19 mũi 4

Theo Bộ Y tế, các nghiên cứu trên thế giới và trong đó có nghiên cứu của Việt Nam cũng chỉ ra kháng thể kháng SARS-CoV-2 sau tiêm mũi 3 sẽ suy giảm đáng kể khoảng 15 tuần sau khi tiêm, đặc biệt là kháng thể kháng biến chủng Omicron.

vaccinen

Tiêm vaccine vẫn là cách tốt nhất để phòng chống dịch (Ảnh minh họa)

Do vậy, Bộ Y tế nhấn mạnh việc tiêm vaccine COVID-19 mũi 4 đặc biệt hữu ích đối với những người:

- Người từ 50 tuổi trở lên;

- Người từ 18 tuổi trở lên có suy giảm miễn dịch từ thể vừa đến thể nặng;

- Người từ 18 tuổi trở lên thuộc nhóm nguy cơ cao phơi nhiễm với COVID-19 như cán bộ y tế, cán bộ tuyến đầu như lực lượng công an, quân đội, giáo viên, người làm việc trong lĩnh vực giao thông vận tải, người cung cấp dịch vụ thiết yếu, người làm việc tại các cơ sở dịch vụ du lịch, trung tâm thương mại, siêu thị, chợ, công nhân, người làm việc các khu công nghiệp.

Bộ Y tế nhận định với tình hình dịch COVID-19 hiện nay ở Việt Nam và việc triển khai tiêm mũi 3 đạt tỉ lệ trên 65% ở người từ 18 tuổi trở lên, rất cần thiết và là thời điểm phù hợp để tiêm nhắc mũi thứ 4.

Trước bối cảnh xuất hiện biến thể mới BA.5 của virus SARS-CoV-2 và đã xâm nhập vào Việt Nam, làm tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh trở lại, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Y tế khẩn trương, quyết liệt hơn nữa việc đôn đốc, hỗ trợ địa phương đẩy nhanh tiêm vắc-xin Covid-19, nhất là mũi 3, mũi 4 cho người từ 12 tuổi trở lên.

-->> Trẻ em nhiễm BA.5 có nguy hiểm không?

Kim Ngân  
Rách hậu môn, thủng trực tràng do đạp xe
Tin tưởng bạn trai, cô gái sốc khi gặp phải bệnh khó nói
Sai lầm khi bật quạt mùa hè có thể gây đột quỵ
Đi bộ 11 phút mỗi ngày tăng tuổi thọ, giảm nguy cơ tử vong sớm
Liên tiếp trẻ bị đuối nước, bác sĩ cảnh báo an toàn trong kỳ nghỉ dài
6 bí quyết cân bằng nội tiết tố tự nhiên, không cần thuốc
Cảm giác nôn nao khi đói là dấu hiệu của bệnh gì?
Hình dạng khuôn mặt tiết lộ tính cách gì của bạn?
Người phụ nữ đột quỵ sau khi làm “chuyện ấy”
Giá đỗ có thực sự giúp sung sức trong 'cuộc yêu''?
Vì sao tập thể dục thường xuyên vẫn tăng cân vù vù?
Bé trai 3 tuổi ngộ độc chì nguy kịch sau khi uống thuốc nam
Bổ sung chất xơ đúng cách tránh đầy hơi, chuột rút
Hà Nội vào đỉnh dịch tay chân miệng: Chuyên gia chỉ dấu hiệu không nên chủ quan
Mắc Covid-19 liên tục trong 613 ngày
Cô đơn làm tăng 50% nguy cơ mất trí nhớ
Bị ù tai, vo ve trong tai: Điều trị bằng cách nào?
Bất thường ở tim có thể là dấu hiệu ung thư tuyến tiền liệt
Tăng 10% nguy cơ đột quỵ do thói quen khi ngủ
Nơi bẩn nhất trong phòng làm việc, chứa ổ vi khuẩn gấp 400 lần bồn cầu
Xem thêm