Thứ sáu, 22/03/2024 03:41
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ năm, 30/06/2022 06:00

6 triệu chứng của người nhiễm biến chủng BA.5

Dòng virus BA.5 thuộc biến thể Omicron chủ yếu tác động tới đường hô hấp trên, khiến người bệnh sốt, ớn lạnh, mất khứu giác, ho, nghẹt mũi, sổ mũi…

Việt Nam phát hiện biến chủng BA.5

Được xác định lần đầu tiên ở Botswana và Nam Phi vào tháng 11/2021, biến chủng Omicron nhanh chóng vươn lên thống trị toàn cầu, nhanh hơn bất kỳ chủng nào trước đó. Trong suốt mùa đông, Omicron đã gây ra làn sóng Covid-19 mới trên hàng loạt quốc gia, đẩy nhiều hệ thống bệnh viện đến bên bờ “vỡ trận”.

Ngoài khả năng lây lan nhanh, Omicron còn có rất nhiều chủng phụ, mỗi chủng phụ lại sản sinh ra nhiều nhánh phụ khác khiến nó trở thành biến chủng đột biến nhiều nhất lịch sử.

Mới đây, cơ quan kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh châu Âu (ECDC) cảnh báo 2 biến thể phụ của Omicron là BA.4 và BA.5 sẽ lây lan rộng. Theo đó, biến chủng này có khả năng làm gia tăng số người lây nhiễm cần nhập viện điều trị hoặc tử vong và điều này sẽ gây áp lực cho nền y tế.

Cụ thể, vào tháng 3/2022, WHO đã bổ sung biến chủng BA.4 và BA.5 vào danh mục các biến thể cần giám sát trong khi ECDC liệt hai dòng phụ này vào danh mục "các biến thể đáng lo ngại".

Mặc dù vậy, BA.4 và BA.5 dường như ít nguy hiểm hơn. Một số chuyên gia cho rằng đó là do các biến thể mới có nhiều khả năng lây nhiễm ở đường hô hấp trên (mũi, họng) hơn là phổi, gây ra ít ca tử vong hơn so với khoảng thời gian trước đó trong đại dịch, khi phổi bị ảnh hưởng nhiều hơn.

Tại buổi gặp mặt cung cấp thông tin y tế chiều 27/6, GS.TS Phan Trọng Lân, Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế, cho biết Việt Nam đã có sự xâm nhập của biến chủng BA.5 của Omicron.

Theo ông Lân, khi một biến chủng mới xâm nhập, chúng ta sẽ đối diện với nguy cơ chúng lấn lướt biến chủng cũ. Tuy nhiên, đây là điều tất yếu khi người dân giao lưu, đi lại trong bối cảnh bình thường mới. Qua một số đánh giá nhỏ lẻ ban đầu, biến chủng BA.4 và BA.5 có khả năng lây lan nhanh hơn BA.1 và BA.2 trước đó.

ba.5

Ảnh minh họa

Triệu chứng của người nhiễm biến chủng BA.5

Khi nhiễm biến chủng mới BA.5, người bệnh có thể thấy xuất hiện những triệu chứng sau đây:

- Sốt hoặc ớn lạnh

- Khó chịu

- Mất khứu giác

- Ho

- Mệt mỏi

- Nghẹt mũi hoặc sổ mũi.

Ngoài các triệu chứng trên, CDC cũng đã kêu gọi mọi người cẩn thận với những triệu chứng này:

- Khó thở

- Đau nhức cơ bắp hoặc cơ thể

- Chứng nhức đầu

- Đau họng

- Buồn nôn hoặc ói mửa

- Tiêu chảy

Theo khuyến cáo của ngành Y tế, những người đã tiêm vắc xin phòng Covid-19 đầy đủ, đúng hạn sẽ được bảo vệ tốt nhất, nhưng hiệu quả sẽ giảm dần theo thời gian. Trong bối cảnh Việt Nam đã ghi nhận ca mắc biến thể phụ BA.5 thì mục tiêu bao phủ vắc xin với tỷ lệ cao nhất cho toàn dân càng được ngành Y tế quan tâm, thực hiện với quyết tâm cao nhất gắn với tăng cường hệ thống giám sát trọng điểm.

Để phòng, chống dịch trong tình hình mới, thời điểm này, cùng với việc tiêm đủ các mũi vắc xin phòng Covid-19, người dân cần phòng, chống bệnh bằng cách khử khuẩn, đeo khẩu trang ở những nơi có nguy cơ cao, hạn chế hoặc không tiếp xúc với người có triệu chứng nghi ngờ.

Kim Ngân  
Nguyên nhân gây ù tai phải và cách cải thiện tại nhà
Bé 2 tháng tuổi tổn thương thần kinh do thói quen bố mẹ thường làm khi trẻ khóc
Sáng khỏe mạnh, chiều đổ bệnh vì nồm ẩm
Vinmec ra mắt VinCare PRIMÉ – Mô hình quản lý sức khỏe cho giới thượng lưu đầu tiên tại Việt Nam
Ngã xe xong về ngủ, thanh niên suýt mất mạng
Kích thước vòng eo tiết lộ điều gì về sức khỏe?
Nhiều người thích ăn cơm nhão nhưng không hay biết nguy cơ ung thư
Lợi ích và cách thực hiện bài tập Kegel mỗi sáng giúp cải thiện sức khỏe
Vì sao về già ngủ ít và thức dậy sớm hơn?
Dùng điện thoại quá 6 tiếng mỗi tuần làm tăng 25% nguy cơ cao huyết áp
Từ vụ người phụ nữ 70 tuổi tử vong sau phẫu thuật căng da mặt: Bác sĩ khuyến cáo gì?
Bé trai 2 tuổi mắc sùi mào gà
Bị u xơ tử cung nên ăn gì và kiêng gì?
Béo phì có di truyền không?
Cảnh báo trẻ 'nghiện' điện thoại: Nguy cơ khôn lường, 20 tuổi thoái hoá khớp ngón tay
Không ăn tiết canh vẫn nhiễm liên cầu lợn do sai lầm dễ gặp
Dùng đường nâu hay đường trắng tốt hơn?
Bé gái 3 tuổi ăn nhầm thuốc giảm cân
Trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh không còn nỗi lo phải mở ngực, cưa xương ức
Rộ tin nam sinh tử vong do tắm đêm: Bác sĩ nói gì?
Xem thêm