Thứ hai, 29/04/2024 15:10
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ năm, 24/12/2020 14:00

Điều gì xảy ra khi ăn một tép tỏi sau khi ra ngoài trong trời lạnh?

Tỏi được coi như một loại "thần dược" đối với sức khỏe của chúng ta bởi rất nhiều tác dụng mà nó mang lại. Nếu trời lạnh ăn một tép tỏi khi ra ngoài sẽ giúp chống cảm cúm cực kỳ hiệu quả.

Tác dụng bất ngờ của tỏi

Theo Boldsky, tỏi là một loại kháng sinh tự nhiên, có khả năng chữa được một số bệnh nhiễm trùng và chữa lành một số bệnh nghiêm trọng nếu mới ở giai đoạn chớm nhiễm.

Và điều quan trọng nhất chính là, tỏi phát huy tác dụng cực tốt khi bụng đói, và buổi sáng sau khi thức dậy chính là thời điểm thích hợp nhất. Khi đó, các đặc tính của tỏi sẽ tác động đến các vi khuẩn tốt bên trong cơ thể, kích thích hoạt động của chúng.

toi 2

Tỏi giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống cảm cúm, cảm lạnh hiệu quả (Ảnh minh họa)

Việc bổ sung tỏi hàng ngày giúp cung cấp nhiều allicin cho cơ thể, từ đó giúp giảm 63% nguy cơ bị cảm cúm. Bên cạnh đó, ăn tỏi giúp giảm 70% thời gian bị cảm, ví dụ bạn bị cảm từ 5 ngày sẽ giảm xuống 1, 5 ngày. Nhờ đó sức khỏe sẽ nhanh chóng phục hồi hơn.

Chuyên gia nhận định, mặc dù ăn tỏi sống có hiệu quả tốt nhất nhưng nếu không thể chịu được mùi tỏi sống, bạn có thể biến tấu theo một số cách khác nhau để vừa ăn dễ dàng lại vừa có thể có thuốc kháng sinh tự nhiên phát huy mạnh sau khi ăn. Chuyên gia gợi ý, bạn có thể ăn tỏi trộn mật ong, tỏi trộn nước chanh hoặc nước cam... Những loại thực phẩm kết hợp này đều có công dụng ngang nhau với những tính kháng sinh tương tự nên không lo giảm hiệu quả chữa bệnh.

Những điều tối kỵ khi ăn tỏi

- Người mắc bệnh liên quan tới mắt, thị lực yếu: Không nên ăn tỏi bởi trong loại củ này có thành phần gây kích thích màng nhầy, mô liên kết mạc của mắt.

- Không nên ăn tỏi khi bị đi tả: Nguyên nhân do allicin trong tỏi sẽ gây kích thích thành ruột dẫn tới phù nề, nghẽn mạch máu dẫn tới những biến chứng nguy hiểm.

toi4

Ảnh minh họa

- Không ăn tỏi cùng một số loại thực phẩm sau: Trứng, cá trắm, thịt chó, thịt gà.

- Không ăn tỏi khi bụng đói: Vì nếu ăn tỏi lúc đang đói thì dễ gây viêm loét dạ dày do chất allicin trong tỏi có tính kháng sinh gây phát tác và dẫn tới nóng trong dạ dày.

- Không ăn tỏi nếu bạn có tiền sử mắc các bệnh về gan: Nguyên nhân do tỏi có tính nóng, vị cay, người mắc các bệnh về gan khi ăn tỏi sẽ gây kích thích mạnh, tình trạng nóng gan sẽ nặng hơn, lâu dài dẫn đến tổn thương cho cơ quan này.

- Đang mắc bệnh nặng không nên ăn tỏi: Trường hợp bạn đang sử dụng một số loại thuốc điều trị HIV/AIDS, thuốc chống đông máu,… thì bệnh nhân không nên ăn tỏi vì sẽ gây nên tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe.

- Thể trạng suy yếu không nên ăn tỏi: Theo kinh nghiệm của y học cổ truyền xưa, người ăn tỏi nhiều sẽ làm tiêu tan khi huyết, khiến sinh đờm, loãng khí, hao máu, phát nhiệt. Do đó người có thể trạng yếu thì không nên ăn tỏi.

- Không ăn quá nhiều tỏi: Công dụng của tỏi là không thể phủ nhận, tuy nhiên tỏi thuộc nhóm gia vị cay, việc ăn thường xuyên hoặc ăn quá nhiều sẽ gây mất tính cân bằng trong môi trường dạ dày, dẫn tới mệt mỏi, chán ăn, giảm cân.

-> Thực hư về việc ăn tỏi giúp chống virus Corona

Xem thêm: Ung thư cổ tử cung không còn là nỗi lo (Nguổn: VTC1)

Hoàng Ly (T/H)  
Cách cải thiện mề đay mẩn ngứa từ cây nhà lá vườn
Áo chống nắng dày hay mỏng chống tia UV tốt hơn?
Ngủ bên chồng, mơ làm 'chuyện ấy'... với kẻ lạ
Rách hậu môn, thủng trực tràng do đạp xe
Tin tưởng bạn trai, cô gái sốc khi gặp phải bệnh khó nói
Sai lầm khi bật quạt mùa hè có thể gây đột quỵ
Đi bộ 11 phút mỗi ngày tăng tuổi thọ, giảm nguy cơ tử vong sớm
Liên tiếp trẻ bị đuối nước, bác sĩ cảnh báo an toàn trong kỳ nghỉ dài
6 bí quyết cân bằng nội tiết tố tự nhiên, không cần thuốc
Cảm giác nôn nao khi đói là dấu hiệu của bệnh gì?
Hình dạng khuôn mặt tiết lộ tính cách gì của bạn?
Người phụ nữ đột quỵ sau khi làm “chuyện ấy”
Giá đỗ có thực sự giúp sung sức trong 'cuộc yêu''?
Vì sao tập thể dục thường xuyên vẫn tăng cân vù vù?
Bé trai 3 tuổi ngộ độc chì nguy kịch sau khi uống thuốc nam
Bổ sung chất xơ đúng cách tránh đầy hơi, chuột rút
Hà Nội vào đỉnh dịch tay chân miệng: Chuyên gia chỉ dấu hiệu không nên chủ quan
Mắc Covid-19 liên tục trong 613 ngày
Cô đơn làm tăng 50% nguy cơ mất trí nhớ
Bị ù tai, vo ve trong tai: Điều trị bằng cách nào?
Xem thêm