Thứ tư, 24/04/2024 08:00
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ bảy, 26/03/2022 08:20

Dấu hiệu phân biệt Covid-19 và bệnh lý tai mũi họng

Một số bệnh lý tai mũi họng phổ biến ở vùng đường hô hấp trên khiến nhiều người dễ nhầm lẫn với triệu chứng của Covid-19.

Triệu chứng của bệnh lý tai mũi họng có một vài dấu hiệu tương đồng với Covid-19 khiến nhiều người dễ nhầm lẫn, do đó việc có kiến thức để phân biệt các dấu hiệu khi nhiễm bệnh là cần thiết và tránh hoang mang.

Triệu chứng dễ nhận biết của Covid-19

Theo kinh nghiệm điều trị của TS.BS Lê Quốc Hùng - Trưởng khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM), triệu chứng ở người mắc Covid-19 do biến chủng Omicron có một số điểm khác biệt đặc trưng so với chủng Delta trước đây.

Trong đó, ông nhận thấy người nhiễm Omicron dường như ít có triệu chứng sốt hơn so với Delta. Các dấu hiệu hàng đầu của người nhiễm Omicron hiện nay là đau đầu, đau cơ, đau người và viêm đường hô hấp trên.

Trong phác đồ điều trị của Bộ Y tế, người mắc Covid-19 đặc trưng bởi các triệu chứng lâm sàng ở mức độ nhẹ như sốt, ho khan, đau họng, nghẹt mũi, mệt mỏi, đau đầu, đau mỏi cơ, tê lưỡi, tiêu chảy, chảy mũi, mất khứu giác, mất vị giác...

Theo TS.BS Nguyễn Ngọc Minh, Giảng viên bộ môn Tai Mũi Họng, Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch (TP.HCM), Omicron gây tổn thương viêm đường hô hấp trên, gồm các vị trí mũi, xoang, khoang họng...

Ở mức độ nặng hơn, virus tấn công lan dần xuống đường hô hấp dưới, tuy nhiên, Omicron cũng thường ít khi gây viêm hô hấp dưới.

Empty

Một số triệu chứng của bệnh lý tai mũi họng dễ nhầm lẫn với Covid-19 (Ảnh minh họa)

Triệu chứng ở bệnh lý tai mũi họng thường gặp

Tai mũi họng là khu vực đặc thù trên cơ thể người, hỗ trợ con người thích ứng với môi trường xung quanh. Các bệnh lý tai mũi họng thường gặp gồm bệnh lý về họng thanh quản (viêm họng, viêm amidan…), mũi xoang và tai giữa.

Theo TS.BS Lý Xuân Quang - Trưởng khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, nhiều triệu chứng bệnh lý tai mũi họng thường gặp như ngạt mũi, chảy mũi, đau họng, đau tai, ù tai, nghe kém, khàn tiếng, khó nuốt… Các triệu chứng này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân và bệnh lý khác nhau.

Trong đó, viêm mũi dị ứng là bệnh phổ biến nhất với triệu chứng điển hình như chảy nước mũi, ngứa mũi, nghẹt mũi, mất ngủ… Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng là sự thiếu thích ứng cũng như sự nhạy cảm của cơ thể đối với môi trường xung quanh.

hong

Chảy nước mũi, ngứa mũi, nghẹt mũi, mất ngủ,... là những triệu chứng điển hình của viêm mũi dị ứng (Ảnh minh họa)

Viêm tai giữa cũng là một bệnh lý thường gặp, đặc biệt ở trẻ dưới 15 tuổi. Nguyên nhân là trẻ em ở độ tuổi này thường mắc các bệnh liên quan đường hô hấp trên nên dễ dẫn đến bệnh viêm tai giữa.

Ngoài ra, trẻ đang phát triển về các chức năng vùng tai mũi họng, đặc biệt là vùng vòi nhĩ liên quan tai giữa và hoạt động của hầu họng.

Bác sĩ Quang chia sẻ thêm trẻ nhỏ từ 2 tuổi đến 6 tuổi cũng thường mắc một bệnh lý khác là viêm VA. VA là tổ chức mô nằm sau mũi thuộc vùng mũi họng, tham gia tạo kháng thể cho cơ thể, hoạt động mạnh trước 6 tuổi.

Khi VA hoạt động quá mức sẽ gây ra tình trạng viêm, tắc nghẽn ở mũi và tai giữa, khiến trẻ nghẹt mũi, khó thở và dẫn đến các bệnh lý khác như viêm mũi xoang, viêm tai giữa...

Điều trị bệnh lý tai mũi họng

Theo bác sĩ Lý Xuân Quang, phần lớn bệnh lý tai mũi họng được chẩn đoán bằng việc thăm khám thông thường, khai thác bệnh sử hoặc nội soi mũi họng.

Tuy nhiên, một số trường hợp cần chẩn đoán chuyên sâu, sử dụng đến các phương tiện xét nghiệm máu, nước bọt, nội soi, siêu âm đầu cổ… để đánh giá mức độ bệnh và tìm ra phương pháp điều trị phù hợp.

Các nhóm thuốc kháng viêm thường được sử dụng trong điều trị các bệnh lý tai mũi họng gồm các loại: thuốc Corticoid, nhóm thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs), nhóm thuốc kháng viêm dạng men.

Do đặc thù của tai mũi họng, ngoài sử dụng thuốc uống hay tiêm, thì các loại thuốc tác dụng tại chỗ cũng được dùng phổ biến như thuốc xịt, xông, thoa...

Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc trong điều trị nói chung phải tuân thủ theo nguyên tắc đúng thuốc, đúng đường sử dụng, đúng liều lượng và đúng thời gian, do vùng tai mũi họng có niêm mạc rất nhạy cảm.

Bác sĩ Lý Xuân Quang khuyến cáo đối với người bệnh là trẻ em, cần phải đặc biệt lưu ý về liều lượng sử dụng thuốc, phụ huynh không nên tự ý cho trẻ sử dụng thuốc khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.

-->> Chăm sóc sức khỏe hậu COVID-19: Phát hiện tổn thương tim mạch và cách khắc phục

Thúy Ngà  
Bất thường ở tim có thể là dấu hiệu ung thư tuyến tiền liệt
Tăng 10% nguy cơ đột quỵ do thói quen khi ngủ
Nơi bẩn nhất trong phòng làm việc, chứa ổ vi khuẩn gấp 400 lần bồn cầu
Bệnh viện không được từ chối, chậm trễ cấp cứu trong dịp nghỉ lễ 30/4-1/5
Tầm soát sức khỏe toàn diện giúp chủ động cuộc sống
“Đu trend” pha mắm tôm vào trà sữa: Thú vui đánh đổi nguy cơ ngộ độc
Dấu hiệu u xơ tử cung thường gặp là gì?
Chuyên gia y tế thế giới bàn chiến lược cải thiện sức khỏe và bất bình đẳng giới
Thịt gà có 6 dấu hiệu này tuyệt đối không ăn
Cải thiện ngồi lâu giúp tăng tuổi thọ ở người lớn tuổi
Loại thực phẩm giúp vui vẻ cả ngày phải bổ sung thường xuyên trong bữa ăn
Hoạt động thể chất làm giảm 23% nguy cơ bệnh tim
Công thức “vàng” cho bữa ăn nhẹ dinh dưỡng, tiện lợi từ sữa tươi và yến mạch
Hoại tử vùng rốn sau khi hút mỡ bụng theo quảng cáo trên mạng
Tập thể dục buổi tối giúp giảm 61% nguy cơ tử vong sớm
Chế độ ăn của người dân Vùng xanh: Bí quyết sống lâu sống khoẻ
Lão hoá và và 4 cách làm chậm lại sự già đi của cơ thể
Cao huyết áp uống rượu được không?
Bé gái 12 tuổi bị xâm hại sinh con: Chuyên gia nhắn nhủ gì với phụ huynh?
Tủ lạnh mất điện bảo quản được thực phẩm trong bao lâu?
Xem thêm