Thứ hai, 13/05/2024 11:35
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ sáu, 25/03/2022 06:30

Chăm sóc sức khỏe hậu COVID-19: Phát hiện tổn thương tim mạch và cách khắc phục

Chăm sóc sức khỏe hậu COVID-19 đặc biệt việc phát hiện các tổn thương tim mạch và khắc phục là điều nhiều người quan tâm và lo lắng.

backround toa dam

Tọa đàm trực tuyến diễn ra vào 9h30 ngày 30/3/2022

Với tốc độ lây lan lên đến hàng trăm nghìn ca mỗi ngày, COVID-19 thực sự đang là nỗi lo lớn của cộng đồng. Mặc dù tỷ lệ các ca mắc và trở nặng trong thời gian qua là không nhiều. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa chúng ta không phải đối mặt với những tổn thương hậu COVID-19 như cảnh báo của các chuyên gia y tế.

Tính tới thời điểm hiện tại, đã có hơn 200 di chứng hậu COVID-19 được ghi nhận như: mệt mỏi, khó thở; đau hoặc tức ngực; các vấn đề về trí nhớ và khả năng tập trung; khó ngủ (mất ngủ); tim đập nhanh; chóng mặt; đau khớp; trầm cảm và lo âu…

Các kết quả nghiên cứu cho thấy, 33% - 76% người bệnh có thể gặp triệu chứng hậu COVID-19 kéo dài ít nhất 6 tháng sau khi nhiễm bệnh, 20% người bệnh phải tái nhập viện; 80% người bệnh phải theo dõi tại cơ sở chăm sóc sức khỏe ban đầu trong vòng 2 tháng sau xuất viện.

Trong đó, tổn thương tim mạch được coi là nguy cơ hàng đầu gây ra những biến chứng nguy hiểm và khó phục hồi hơn cả.

Di chứng này có thể xảy ra trên cả những người có sẵn bệnh nền và người khỏe mạnh, làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ, thuyên tắc phổi.

Virus SARS-CoV-2 xâm nhập tế bào thông qua thụ thể ACE2 - có rất nhiều trong hệ thống tim và mạch máu, nên bệnh COVID-19 tác động mạnh mẽ lên hệ tuần hoàn. Bệnh nhân tim mạch sẽ dễ gặp COVID-19 nặng và ngược lại, tỉ lệ gặp biến chứng tim mạch ở bệnh nhân COVID-19 cũng cao, nhất là các ca nặng.

Nhiều trường hợp COVID-19 kéo dài khiến bệnh nhân không thể trở lại làm việc, thậm chí phải quay trở lại bệnh viện để điều trị. Do đó việc kiểm tra sức khỏe hậu COVID-19 và có giải pháp khắc phục khi phát hiện đóng vai trò rất quan trọng.

cac-roi-loan-nhi-tim-hau-covid-thuong-gap

Biến chứng tim mạch hậu COVID-19 có thể xảy ra ở người có sẵn bệnh nền và cả ở người khỏe mạnh (Ảnh minh họa)

Nhằm cung cấp cho người dân, độc giả những kiến thức cơ bản trong việc phát hiện và điều trị các vấn đề về tim mạch hậu COVID-19, vào lúc 9h30 ngày 30/3/2022 Tạp chí Gia đình Việt Nam phối hợp cùng nhãn hàng Mạch vành Win win của Công ty CP Sao Thái Dương tổ chức tọa đàm trực tuyến với chủ đề: “Chăm sóc sức khỏe hậu Covid 19: Phát hiện tổn thương tim mạch và cách khắc phục”.

Buổi tọa đàm có sự góp mặt của Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Thu Thuỷ - Trưởng Khoa Khám Bệnh Tự Nguyện - Bệnh viện Tim Hà Nội, Bác sĩ Trần Quang Đạt - Khoa Y học cổ truyền Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.

Tại buổi tọa đàm các chuyên gia sẽ phân tích, lý giải về những tổn thương tim mạch có thể gặp phải hậu Covid-19. Đặc biệt các bác sĩ, chuyên gia của chương trình sẽ chỉ ra các biện pháp khắc phục những tổn thương đó và cân bằng sức khỏe để ổn định cuộc sống, trở lại với công việc.

Buổi tọa đàm được phát trực tiếp trên tạp chí điện tử Giadinhonline.vn và hệ thống Fanpage của Gia đình Việt Nam cũng như của Công ty CP Sao Thái Dương.

Để được giải đáp những thắc mắc về các vấn đề liên quan đến tim mạch hậu Covid-19, ngay từ bây giờ mời quý độc giả đặt câu hỏi cho các chuyên gia qua các kênh online nói trên để được giải đáp và hướng dẫn.

Winwin (1)
PV  
Bị lạc nội mạc tử cung nên và không nên ăn gì?
5 đồ uống buổi sáng giúp kiểm soát huyết áp mà không cần thuốc
Nhiều người ngáy to nhưng tỉnh dậy vẫn một mực phủ nhận, vì sao vậy?
Nhầm lẫn tai hại trong tiệm spa
9 bước cần thực hiện để xây dựng một lối sống lành mạnh
Biết 5 tác dụng này sẽ hiểu vì sao nhiều người uống nước dừa mỗi ngày
Bé 5 tháng tuổi mặt sưng nề do thói quen tai hại từ người lớn
Ung thư đại trực tràng ở Mỹ tăng 500%, ngày càng trẻ hoá độ tuổi
Giải pháp cải thiện ù tai, nghe kém ở người cao tuổi từ thảo dược
Người Việt thích thưởng trà nhưng đa số mắc 3 sai lầm tai hại
Mùa hè nóng nực ăn kem mỗi ngày có tốt không?
Không còn khàn tiếng, u xơ dây thanh quản nhờ bí quyết thảo dược
7 triệu chứng cholesterol cao thường bị bỏ qua ở phụ nữ tuổi 40
1 người chết, 18 người nhập viện sau khi ăn cỗ ở Thái Bình: Bác sĩ chỉ món khoái khẩu mang ổ bệnh
Không một giọt rượu bia vẫn 'dính' nồng độ cồn do hội chứng kỳ lạ hiếm người gặp
8 lợi ích bất ngờ từ việc ôm đối phương
Dưa hấu và dưa lưới: Ăn loại nào tốt hơn, bao nhiêu là đủ?
Ăn yến sào hàng ngày được không, nên ăn thế nào cho tốt?
Bí quyết hết nặng ngực, đau nhói tim do suy tim
Lạm dụng đồ uống có đường nhân tạo tăng 20% nguy cơ mắc bệnh tim
Xem thêm