Chủ nhật, 24/11/2024 14:43     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ tư, 23/03/2022 09:57

Mắc Covid-19 đã uống Molnupiravir có được dùng tiếp khi tái nhiễm không?

Molnupiravir là loại thuốc được dùng điều trị COVID-19. Vậy người mắc Covid-19 từng dùng Molnupiravir nếu tái nhiễm có thể tiếp tục dùng thuốc này hay không?

Molnupiravir được coi là thuốc đặc trị COVID-19 được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Tuy nhiên, Bộ Y tế cảnh báo rằng không phải tất cả các trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 đều được phép sử dụng Molnupiravir.

Vậy những trường hợp có thể sử dụng Molnupiravir theo quy định có được sử dụng Molnupiravir lần 2 và nhiều lần sau nếu như không may tái nhiễm hay không?

Molnupiravir-1628914

Thuốc Molnupiravir điều trị COVID-19 do Việt Nam sản xuất (Ảnh minh họa)

Bác sĩ CKII. Nguyễn Thanh Phong, Trưởng khoa nhiễm D, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM trả lời: "Sử dụng bình thường! Người tái nhiễm Covid-19 có thể dùng thuốc Molnupiravir như một trường hợp mắc mới".

Theo bác sĩ Phong, hiện nay không có công thức chính xác về khoảng cách giữa 2 lần dùng thuốc kháng virus Molnupiravir. Tuy nhiên, tái nhiễm Covid-19 thường xảy ra sau 2 - 3 tháng khỏi bệnh. Thời gian này đủ để thuốc của lần đầu đào thải hoàn toàn khỏi cơ thể.

“Thực tế bệnh nhân không tái nhiễm sau vài tuần mà thường là sau vài tháng nên họ có thể uống thuốc lần 2 mà không cần quá lo lắng. Miễn sao F0 đó phải đúng chỉ định như hướng dẫn của Bộ Y tế và bác sĩ điều trị”, bác sĩ Nguyễn Thanh Phong nói.

Trong khi đó, PGS.TS Đỗ Văn Dũng - Trưởng khoa Y tế Công cộng, Đại học Y dược TP.HCM cho rằng, quá trình điều trị F0 lần đầu và tái nhiễm không liên quan nhiều với nhau. Mỗi lần điều trị sẽ được coi là một lần mắc bệnh mới. Việc tái nhiễm dưới 60 ngày rất hiếm khi xảy ra.

Vì vậy, việc sử dụng Molnupiravir trong lần tái nhiễm tiếp theo là hoàn toàn có thể, tuy nhiên cần đúng đối tượng chỉ định, liều lượng, không bỏ giữa chừng.

Trong trường hợp F0 dùng thuốc đủ 5 ngày theo liệu trình nhưng xét nghiệm vẫn dương tính, chuyên gia cho rằng không nên lo lắng hay tìm thuốc khác thay thế. Molnupiravir có tác dụng tiêu diệt và ức chế sự phát triển của virus, có thể xác virus sót lại khiến xét nghiệm dương tính.

“Khi sử dụng đủ liều Molnupiravir đồng nghĩa với việc cơ thể của bệnh nhân đã có được sự điều trị tốt nhất. Cơ thể đã có thể sản sinh ra các kháng thể tự nhiên để tiêu diệt lượng virus còn sót lại trong cơ thể”, PGS Đỗ Văn Dũng chia sẻ.

thuoc_dieu_tri_covid19_molnupiravir_2503

Thuốc Molnupiravir có thể dùng cho F0 tái nhiễm (Ảnh minh họa)

Hiện nay, Molnupiravir đã được Bộ Y tế cấp phép điều trị Covid-19 mức độ nhẹ đến trung bình ở người trưởng thành dương tính với xét nghiệm chẩn đoán SARS-CoV-2 và có ít nhất một yếu tố nguy cơ làm bệnh tiến triển nặng.

Theo đó, thuốc kháng virus này được dùng cho bệnh nhân Covid-19 từ 18 tuổi trở lên mức độ nhẹ đến trung bình và có ít nhất một yếu tố nguy cơ làm bệnh tiến triển nặng.

Thuốc sử dụng trong vòng 5 ngày kể từ khi khởi phát các triệu chứng hoặc có kết quả xét nghiệm dương tính. Thuốc chống chỉ định với người quá mẫn cảm với Monulpiravir hay bất kỳ thành phần nào của thuốc. Liều dùng 800 mg/lần, uống 2 lần/ngày, cách nhau 12 tiếng.

Thuốc không khuyến cáo sử dụng cho phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú, trẻ em dưới 18 tuổi do quan ngại nguy cơ độc tính trên thai nhi, trên xương, sụn của thuốc.

Phụ nữ có khả năng mang thai, phụ nữ trong độ tuổi sinh sản nên sử dụng biện pháp tránh thai phù hợp trong quá trình điều trị và trong 4 ngày sau khi uống liều molnupiravir cuối cùng.

Đối với nam giới trong độ tuổi sinh sản: cần sử dụng biện pháp tránh thai phù hợp trong thời gian điều trị và ít nhất 3 tháng sau liều Monulpiravir cuối cùng.

Bộ Y tế cũng cảnh báo, tuyệt đối không được sử dụng Molnupiravir như một loại thuốc phòng ngừa trước và sau khi nhiễm bệnh. Chỉ sử dụng Molnupiravir khi được kê đơn bởi các cơ sở y tế hoặc bác sĩ có chuyên môn dựa trên tình trạng thực tế của mỗi ca bệnh.

Các bác sĩ cho biết, hiện nay, triệu chứng mắc Covid-19 ở người đã tiêm vắc xin, không thuộc nhóm nguy cơ cao, thường khá nhẹ nhàng. Chủ yếu là ớn lạnh, mệt mỏi, sốt nhẹ, đau rát cổ họng, xuất hiện trong vài ngày. Triệu chứng mất mùi và mất vị giác ít xuất hiện ở người nhiễm Omicron.

Tuy nhiên, bệnh nhân Covid-19 vẫn có nguy cơ trở nặng. Do đó, người bệnh cần theo dõi dấu hiệu giảm SpO2. Nếu chỉ số vẫn trên 95% thì nên đi bộ trong thời gian 5 đến 10 phút để phát hiện được những người giảm SpO2 tiềm ẩn (lúc này SpO2 sẽ giảm dưới 95%) để điều trị kịp thời.

Riêng thuốc kháng virus dạng uống hiện nay như Molnupiravir hay Favipiravir chỉ nên sử dụng trong 5 ngày đầu và nên dùng khi F0 có dấu hiệu trở nặng như ho nhiều, mệt nhiều, không giảm sốt và SpO2 giảm dưới 95%.

-->> Khó thở, hụt hơi hậu COVID-19: 3 việc cần làm để cải thiện sức khoẻ

Thúy Ngà  
Kết hợp chặt chẽ viện - trường, đổi mới đào tạo bác sĩ nội trú để nâng chất lượng nhân lực y tế
Bí quyết hết đau lưng do gai cột sống của cô Miện
Nhiễm trùng đường hô hấp trên ở trẻ và cách cải thiện
TPBVSK K3 đóng góp vào thành công giải Golf Vòng tay nhân ái lần thứ 2
Tìm hiểu về polyp thanh quản và cách cải thiện hiệu quả
Vai trò của y tế tại các giải đấu thể thao
3 phụ nữ Việt trên 50 tuổi lại có 1 người mắc bệnh loãng xương
Suy thận độ 2, phù như cây chuối hột - Thử cách này!
Tiểu đêm nhiều có phải do thận kém?
26 tuổi phát hiện ung thư tuyến giáp nhờ lần khám sức khoẻ định kỳ
Bé 22 tháng tuổi nuốt hạt táo đỏ bị thủng ruột
Mổ thay khớp háng có tốt không, để lại những biến chứng gì?
Gia tăng trẻ viêm màng não khi thời tiết thay đổi: Dấu hiệu nhận biết, phòng bệnh thế nào?
Bí quyết khắc phục chậm nói, tăng động, khó ngủ ở trẻ
Nhiễm Herpes lây sang cả chồng sau lần đến spa
Chảy nước dãi khi ngủ cảnh báo bệnh gì?
Luôn nghĩ mình tài giỏi, cô gái trẻ 'té ngửa' khi đi khám bác sĩ tiết lộ điều này
Người già gãy xương khớp háng nguy hiểm thế nào, phòng tránh ra sao?
Hơn 30.000 người Việt tử vong do tai nạn thương tích mỗi năm
Trẻ mắc sỏi bàng quang hiếm gặp do bố mẹ tự ý chữa tại nhà
Xem thêm