Thứ bảy, 11/05/2024 09:38
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ năm, 07/04/2022 06:30

Chuyên gia tim mạch khuyến cáo gì về di chứng hậu Covid-19 và cách khắc phục?

Nhiều F0 khỏi bệnh đã phải đối mặt với vấn đề sức khỏe hậu Covid-19 trong đó di chứng tim mạch được đánh giá là nghiêm trọng và khó phục hồi hơn cả.

Tỷ lệ chết do tim mạch đứng đầu các loại bệnh

Chia sẻ tại buổi Tọa đàm “Chăm sóc sức khỏe hậu COVID-19: "Phát hiện tổn thương tim mạch và cách khắc phục” do Tạp chí Gia đình Việt Nam tổ chức, Tiến sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thị Thu Thuỷ, Trưởng khoa Khám bệnh Tự nguyện, Bệnh viện Tim Hà Nội cho biết: “Đại dịch COVID-19 ảnh hưởng nhiều, để lại nhiều hậu quả tàn dư sau đó. Do đó, cần hiểu rõ hậu COVID để phát hiện và phục hồi”.

tang-qua

Tọa đàm “Chăm sóc sức khỏe hậu COVID-19: "Phát hiện tổn thương tim mạch và cách khắc phục” do Tạp chí Gia đình Việt Nam tổ chức ngày 30/3 vừa qua

Có một số triệu chứng về tim mạch điển hình hậu COVID-19 có thể kể đến như: Đau thắt ngực, hồi hộp, nhịp tim nhanh. Cảm giác mệt và rối loạn nhịp tim, bệnh nhân có thể bị suy tim, dẫn đến tình trạng ngộp thở khi đang ngủ ban đêm, làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ, thuyên tắc phổi. Nếu không phát hiện kịp thời những biến chứng tim mạch, bệnh nhân có thể bị viêm tim cấp dẫn đến tử vong.

“Di chứng tim mạch hậu COVID-19 đang được quan tâm nhất, với di chứng lớn như viêm cơ tim, nhồi máu não. Tuy nhiên không phải bệnh nhân nào cũng để lại di chứng”, Bác sĩ Thủy cho hay.

Đặc biệt, có một số người vẫn cảm thấy tức ngực, nhói đau ngực sau mắc COVID-19 nên cảm thấy rất lo lắng, chia sẻ về điều này, bác sĩ Thủy cho hay: “Khi hết virus cơ thể vẫn còn kháng thể và có di chứng được gọi là hậu Covid. Vì thế nếu thấy khó thở, tim đập nhanh, hồi hộp, triệu chứng sương mù não,... mọi người cần đến trung tâm tim mạch để bác sĩ đánh giá mức độ xem có đúng mắc tim mạch hậu COVID-19 hay không?”.

Tại các cơ sở y tế, bác sĩ sẽ làm công thức máu, làm xét nghiệm chuyên sâu xem có bị tắc mạch hay không. Với trường hợp nghi ngờ biến chứng nặng sẽ được làm thêm nhiều xét nghiệm chuyên sâu.

Bác sĩ Thu Thuỷ nhấn mạnh: “Không phải ai cũng mắc hậu COVID-19. Chúng ta nên tránh 2 thái cực: Lo lắng quá hoặc chủ quan quá. Chúng ta cần đi khám đúng lúc và đúng thời điểm để bác sĩ đưa ra những lời khuyên chuyên sâu và nắm bắt được sức khỏe”.

tim

Di chứng tim mạch được đánh giá là nghiêm trọng và khó phục hồi hơn so với các di chứng khác hậu Covid-19

Bác sĩ Trần Quang Đạt - Khoa Y học cổ truyền Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cũng cho biết, tỷ lệ chết do tim mạch đang đứng đầu các loại bệnh. Chỉ cần thiếu khoảng 4-5 phút não sẽ bị hoại tử, liệt nửa người.

Theo chuyên gia, cơ chế gây tổn thương của Covid-19 thường xảy ra khi virus vào cơ thể gắn với thụ thể ACE2 để xâm nhập vào tế bào. Thụ thể ACE2 có nhiều nhất ở tế bào nội mô hô hấp, cơ tim và nội mô mạch máu.

Tế bào hô hấp bị tổn thương sẽ gây suy hô hấp, có thể diễn tiến đến hội chứng nguy ngập hô hấp cấp tính (ARDS). Tổn thương tế bào cơ tim có thể gây tổn thương cơ tim, viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim.

Đặc biệt, khi virus xâm nhập tế bào nội mô mạch máu sẽ thu hút bạch cầu, kích hoạt quá trình viêm, giải phóng cytokine và các chất hoạt mạch. Tế bào nội mô bị phá hủy sẽ lộ lớp biểu mô dưới niêm mạc, gây thoát mạch và khởi động con đường đông máu. Chính vì mạch máu có ở hầu hết cơ quan trong cơ thể nên tổn thương do Covid-19 là tổn thương đa cơ quan với nhiều triệu chứng.

Các biện pháp giảm thiểu biến chứng tim mạch hậu Covid-19

Theo bác sĩ Thủy, khi người bệnh gặp các triệu chứng về tim mạch nên đi thăm khám đúng khoa tim mạch để kiểm tra xem có bị di chứng hậu COVID-19 hay không. Bởi trên thế giới đã có rất nhiều trường hợp bị hậu COVID-19, có những nghiên cứu chỉ ra rằng 20 - 30% người bị tức ngực kéo dài,... do đó khi nghi ngờ chúng ta cần đi khám.

“Nếu mắc di chứng về tim mạch, người bệnh cần bình tĩnh và tin tưởng vào bác sĩ. Người bệnh không nên hoang mang, rời vào trạng thái bi quan quá, rồi uống thuốc trên mạng với giá cao. Thuốc chỉ dùng tốt khi dùng đúng bệnh và sẽ ảnh hưởng đến tính mạng nếu dùng sai. Việc thành công của chữa bệnh có thành công hay không do người bệnh tuân thủ quy tắc chữa bệnh. Khi cơ thể có triệu chứng khác thường cần liên hệ ngay đến cơ sở ý tế được khám chữa bệnh”, bác sĩ Thủy cho biết.

Bên cạnh đó, bác sĩ Thủy khuyến cáo mọi người dần có chế độ dinh dưỡng lành mạnh, đầy đủ, đa dạng các loại thực phẩm, chia nhỏ các bữa ăn như sữa, cháo,... ăn nhiều tinh chất tốt cho tim như tôm, cua, các loại hoa quả như chuối, cam. Nên bù đủ dịch cho người bị nhiễm hậu COVID-19. Nếu không có chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ bị suy nhược.

Tập thở vô cùng quan trọng như thở đều, hít sâu và tập luyện hàng ngày, điều độ, tùy theo sức của mình để hệ hô hấp tốt hơn, và cần phải lắng nghe cơ thể của mình để có chế độ phù hợp.

di chung

Người bệnh cần đi khám khi các triệu chứng hậu Covid-19 kéo dài

Bác sĩ Đạt bổ sung thêm, người bệnh bên cạnh việc sử dụng thuốc Tây Y thì có thể tham khảo thêm các sản phẩm Đông Y. Khi kết hợp Đông Y và Tây Y trong điều trị mạch vành cho hiệu quả khả quan hơn so với việc sử dụng riêng biệt, đồng thời còn hạn chế được một số tác dụng phụ của thuốc Tây Y.

Nghiên cứu cho thấy các thảo dược như: Dong riềng đỏ, đan sâm, hồng hoa, đương quy, ngưu tất, sài hồ, chỉ xác, xuyên khung... có tác dụng rất tốt giúp hồi phục cơ thể cho bệnh nhân tim mạch.

Đặc biệt, các chuyên gia y tế nhấn mạnh khi phát hiện bệnh, bệnh nhân tim mạch cần khai báo ngay với y tế địa phương, thông tin cho bác sĩ về sức khỏe để theo dõi tim mạch song song quá trình điều trị COVID-19. Tuân thủ theo hướng dẫn của chuyên gia, bác sĩ. Tránh mua thuốc tràn lan, khiến bệnh tim mạch nặng hơn và dẫn đến tử vong do không tuân thủ liệu trình của bác sĩ..

Chương trình tọa đàm trực tuyến với chủ đề: “Chăm sóc sức khỏe hậu COVID-19: Phát hiện tổn thương tim mạch và cách khắc phục” do Gia đình Việt Nam phối hợp cùng nhãn hàng Mạch vành Win Win tổ chức.

winwin-1-1124
Thúy Ngà  
Từ vụ bé gái 5 tuổi bị chó dữ tấn công: Phòng tránh nguy cơ cho trẻ bằng cách nào?
Chuyên gia đưa 3 khuyến cáo giúp phòng chống cúm A/H5N1
Bác sĩ hướng dẫn cách giúp trẻ thoát hiểm khi hóc dị vật đường thở
Miền Bắc trở lạnh, bác sĩ chuyên khoa lưu ý gì về bệnh viêm đường hô hấp cấp ở trẻ nhỏ?
Cảnh báo 4 bệnh trẻ nhỏ thường mắc vào dịp đầu năm
Học cách sống chung với bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
Dấu hiệu đặc trưng và cách phòng ngừa ngộ độc thực phẩm ngày Tết
Nữ sinh viên năm nhất vô tình phát hiện buồng trứng đa nang, bác sĩ đưa lời cảnh báo
Gia tăng người nhập viện do bệnh tim mạch: Phòng tránh thế nào khi trời trở lạnh?
Người già và trẻ nhỏ mắc cúm A tăng đột biến: Dấu hiệu nào nhận biết, phòng bệnh thế nào?
Mỏi mắt tìm sữa chuẩn cho con, hợp túi tiền cho mẹ
Vì sao chơi thể thao khi trời lạnh dễ bị đột quỵ?
Báo động ngộ độc thuốc lá điện tử, bác sĩ đề xuất cấm khẩn cấp
Nguy cơ sâu răng sớm ở trẻ em: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị nhanh phục hồi
Hệ thống tiêm chủng VNVC được vinh danh uy tín nhất 2023
Cha mẹ thường ép trẻ đi tất khi ngủ nhưng lại không hay biết sự thật này
Viêm loét da vì tự ý mua thuốc điều trị kiến ba khoang
Gia tăng 20 - 30%, làm gì để tránh đột quỵ khi trời trở lạnh?
Báo động trẻ bị ngộ độc thuốc và hóa chất tại nhà: Phòng thế nào, xử lý ra sao?
Ăn bao nhiêu thịt mỗi ngày để tốt cho sức khỏe?
Xem thêm