Thứ bảy, 27/04/2024 04:30
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ tư, 07/02/2024 07:00

Học cách sống chung với bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

Không có một loại thuốc thần kỳ nào có thể làm hồi phục những cấu trúc bị tổn thương ở phế quản, không có một loại thuốc nào có khả năng làm co lại những phế nang bị giãn. Vì thế người bệnh chỉ còn một cách là học thói quen sống chung an toàn với bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.

Mùa lạnh là mùa nhập viện

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính là một căn bệnh hô hấp khiến cho nhiều người cao tuổi nhập viện nhiều nhất trong mùa lạnh. Trong bất kỳ một bệnh viện có chuyên khoa hô hấp nào thì có thể vắng bóng bệnh hen, có thể vắng bóng bệnh lao nhưng bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính thì lúc nào cũng có bệnh nhân lưu.

Theo số liệu ước tính hiện nay, số người già bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính là 14% với những người trên 65 tuổi. Và đây là nguyên nhân chiếm tới 20% của các ca nhập viện tính từ 65 đến 75 tuổi.

Như vậy là trong các lý do trục trặc cơ thể khác ở người già như bệnh tim mạch, bệnh khớp thì một mình bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đã chiếm tới 20% tổng số ca nhập viện điều trị. Có thể nói rằng đây là một con số rất lớn và thực sự nó đang là bệnh gây hại nhiều nhất cho sức khoẻ người cao tuổi.

Empty

Ảnh minh họa

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính vốn là một bệnh tắc nghẽn đường thở (đường khí phế quản) mạn tính. Trong đó, phổi không có khả năng lưu thông khí thở thông thoáng mà luôn có tình trạng tắc nghẽn xảy ra. Người ta thường cho đây là căn bệnh đi sau và là hậu quả của ba bệnh: viêm phế quản, hen phế quản và khí phế thũng.

Nguyên nhân của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính đi đầu là hút thuốc và nghiện thuốc mức độ nặng. Gần như không một trường hợp nào bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính mà không có tiền sử hút thuốc lá. Ngoài những trường hợp bị bệnh do nghề nghiệp, những trường hợp bị bệnh do hít phải khí thải độc do công việc gây ra thì đa phần các trường hợp bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính đều là những người nghiện thuốc lá và cả thuốc lào. Chính vì lý do này mà bệnh rất hay gặp ở các nước phương Tây do thói quen hút thuốc nặng đến nỗi trở thành một nét sinh hoạt với cả nam và nữ. Còn ở Việt Nam, tỷ lệ bệnh cũng đạt tới ngưỡng 10% do tập tục hút thuốc lá thuốc lào của những người cao tuổi. Trong hàng loạt các hậu quả để lại thì hút thuốc lá tới mức nghiện là con đường nhanh nhất dẫn đến bệnh này.

Vốn là một bệnh của đường thở nên cứ mùa lạnh, mùa đông-xuân lại là mùa của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính bùng phát. Bởi trong hai mùa này, cơ trơn của khí phế quản bị co thắt quá mức, tiết dịch quá nhiều nên đã làm bệnh phát tác.

Nguy cơ tử vong

Ít có một bệnh hô hấp nào lại phải cấp cứu khẩn trương như bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Cũng ít có bệnh hô hấp nào lại dễ bị biến chứng như bệnh này. Điều không may mắn là chúng ta hoàn toàn có thể bị tử vong chỉ trong tích tắc nếu chúng ta không biết cách xử lý kịp thời trước những biến chứng.

Biến chứng đầu tiên đó là viêm phổi. Viêm phổi thường thì rất khó xảy ra với những người lành. Do cơ thể có cơ chế bảo vệ tự nhiên. Và cũng vì ít khi mà vi khuẩn hay vi rút đạt đến lượng đủ lớn để gây ra bệnh. Tuy nhiên, khi phổi bị tắc nghẽn, toàn bộ dịch tiết không được thải ra. Toàn bộ chất bẩn và cặn bã bị tích tụ lại đã gây ra ứ đọng bệnh lý. Lúc này thì chính sự tắc nghẽn đã đẩy nồng độ mầm bệnh lên cao và cứ thế mỗi ngày một ít tích tụ đủ để gây ra bệnh.

Empty

Ảnh minh họa

Biến chứng thứ hai là suy hô hấp. Suy hô hấp ở đây hoàn toàn là do đường thở không được khơi thông. Trong tình cảnh này, khí phế quản vừa bị chít hẹp do cơ trơn bao quanh co thắt, vừa bị tắc nghẹt do dịch tiết và đờm bít đường lưu thông. Và vì thế mà người bệnh không thể thở được. Suy hô hấp xảy ra. Người bệnh thở rất nặng nhọc, phải há mồm ra để thở, phải ngồi dậy mà thở, phải ngồi mà ngủ mà không dám nằm vì sự khó thở lên đến đỉnh điểm. Mỗi một nhịp thở là một lần rít, là một lần lọc xọc vì đờm. Suy hô hấp chính là lý do đầu tiên mà người bệnh phải nhập viện và cũng là lý do chủ đạo khiến người bệnh tử vong. Bởi nếu không cấp cứu kịp thời thì chỉ cần một khoảng thời gian ngắn, người bệnh sẽ không thể cứu chữa được, đặc biệt là trong đợt bùng phát của bệnh.

Biến chứng thứ ba là suy tim phải. Đây là biến chứng chẳng sớm thì muộn cũng sẽ xảy ra. Suy tim phải là do máu bao giờ cũng được bơm từ tim lên phổi để thực hiện trao đổi oxy. Khi phổi bị tắc nghẽn thì nó cũng làm hẹp luôn đường máu lưu thông. Sức cản với dòng máu là rất lớn. Và tim không còn cách nào khác là phải “gồng mình” lên mà bóp và đẩy máu. Lâu dần, tim sẽ bị phì đại và bị suy tim. Một khi mà suy tim phải xảy ra thì hệ lụy thật khôn lường. Hơn thế nữa, suy tim phải thì cũng rất nhanh dẫn đến suy tim toàn bộ và đẩy cuộc sống của người bệnh rơi vào thế nặng nề nhất.

Sống chung với bệnh

Đến nay, vẫn chưa có một loại thuốc nào có thể chữa trị tiệt căn của bệnh. Người bệnh chỉ còn một cách là học thói quen sống chung an toàn. Vì nếu như biết cách kiểm soát tốt, chúng ta hoàn toàn bảo toàn tuổi thọ như thường mà không hề bị suy chuyển do tác động bệnh lý.

Cách phòng ngừa hiệu quả thứ nhất đó là tuyệt đối không hút thuốc lá thuốc lào, không hút thuốc khi đó nó sẽ làm giảm thiểu viêm phế quản, không có dịch tiết ra thì sẽ không có bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Tiếp đó là giữ ấm cơ thể tuyệt đối khi trời lạnh. Vì khí trời lạnh là một lý do chủ đạo gây ra hiện tượng tăng tiết dịch và khò khè đường hô hấp, làm kích thích cơ khí phế quản co thắt.

Vậy nên bạn phải mặc quần áo đủ ấm trong mùa Đông. Không đi chân đất, không để hở cổ. Hãy đi tất chân, tất tay, quàng khăn cổ, đội mũ. Phòng ngủ cho người cao tuổi hết sức chú ý là phải kín gió, tuyệt đối kín gió, ấm áp đừng để nhiệt độ xuống dưới 20 độ C. Lau người hàng ngày nhưng phải dùng nước ấm, tuyệt đối không dùng nước lạnh. Bí quyết thứ ba là hãy điều trị khẩn trương và kịp thời khi bệnh xảy ra, đừng để bệnh nặng mới chữa.

-> 4 dấu hiệu buổi sáng cảnh báo nguy cơ ung thư phổi

BS Trang Khánh  
Từ vụ bé gái 5 tuổi bị chó dữ tấn công: Phòng tránh nguy cơ cho trẻ bằng cách nào?
Chuyên gia đưa 3 khuyến cáo giúp phòng chống cúm A/H5N1
Bác sĩ hướng dẫn cách giúp trẻ thoát hiểm khi hóc dị vật đường thở
Miền Bắc trở lạnh, bác sĩ chuyên khoa lưu ý gì về bệnh viêm đường hô hấp cấp ở trẻ nhỏ?
Cảnh báo 4 bệnh trẻ nhỏ thường mắc vào dịp đầu năm
Học cách sống chung với bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
Dấu hiệu đặc trưng và cách phòng ngừa ngộ độc thực phẩm ngày Tết
Nữ sinh viên năm nhất vô tình phát hiện buồng trứng đa nang, bác sĩ đưa lời cảnh báo
Gia tăng người nhập viện do bệnh tim mạch: Phòng tránh thế nào khi trời trở lạnh?
Người già và trẻ nhỏ mắc cúm A tăng đột biến: Dấu hiệu nào nhận biết, phòng bệnh thế nào?
Mỏi mắt tìm sữa chuẩn cho con, hợp túi tiền cho mẹ
Vì sao chơi thể thao khi trời lạnh dễ bị đột quỵ?
Báo động ngộ độc thuốc lá điện tử, bác sĩ đề xuất cấm khẩn cấp
Nguy cơ sâu răng sớm ở trẻ em: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị nhanh phục hồi
Hệ thống tiêm chủng VNVC được vinh danh uy tín nhất 2023
Cha mẹ thường ép trẻ đi tất khi ngủ nhưng lại không hay biết sự thật này
Viêm loét da vì tự ý mua thuốc điều trị kiến ba khoang
Gia tăng 20 - 30%, làm gì để tránh đột quỵ khi trời trở lạnh?
Báo động trẻ bị ngộ độc thuốc và hóa chất tại nhà: Phòng thế nào, xử lý ra sao?
Ăn bao nhiêu thịt mỗi ngày để tốt cho sức khỏe?
Xem thêm