Thứ ba, 07/05/2024 20:58
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ bảy, 10/02/2024 16:20

Tết ấm áp bên nồi bánh chưng xanh

Không khí Tết đang ngập tràn trên từng góc phố, đường làng, ngõ xóm khi người dân nổi lửa luộc bánh chưng chào xuân đang tới. Với nhiều gia đình, chiếc bánh chưng xanh nhỏ bé không đơn thuần là món ăn mà đã trở thành niềm vui, niềm hân hoan sum họp trong những ngày đầu năm mới.

Cuộc sống bận rộn, nhiều phong tục truyền thống dần bị mai một, nhưng một tập quán xa xưa vẫn được người Việt lưu giữ tới nay và mãi về sau đó là tục gói bánh chưng dâng cúng tổ tiên ngày Tết. Một nét đẹp truyền thống không thể thiếu mỗi dịp Tết đến xuân về, khi mọi người cùng nhau bên bếp lửa hồng của nồi bánh chưng nghi ngút khói tỏa thể hiện sự sum vầy, ấm áp và đoàn tụ.

Empty

Tết đến Xuân về, mọi người lại quây quần bên nhau cùng gói bánh chưng

Đã thành thông lệ, năm nào gia đình chị Lê Thị Mận (ở Thanh Hóa) cũng cùng nhau tất bật chuẩn bị cẩn thận từng chiếc lá dong, khuôn gói bánh đến gạo nếp, đỗ xanh,... để gói thành những chiếc bánh chưng bày lên bàn thờ tổ tiên ngày Tết.

Để thực hiện các khâu làm bánh, mọi người cùng nhau cắt lá, đặt khuôn, đổ gạo... Khi xong các công đoạn chuẩn bị, mọi người lại quây quần bên bếp lửa. Ai cũng háo hức chờ những cặp bánh vừa chín tới, phả hương thơm lừng của Tết. Tất cả đều khiến những giờ phút cuối cùng của năm cũ trở nên đầy ý nghĩa.

Đáng chú ý, năm nay không chỉ có người lớn gói bánh chưng mà các bạn nhỏ nhà chị Mận cũng rất háo hức được trải nghiệm, xắn tay vào gói bánh và thức trông nồi bánh chưng cùng gia đình.

Nhìn những đứa trẻ má ửng hồng vì hơi nóng ngồi xúm lại, xuýt xoa trông nồi bánh, rồi nô đùa hồn nhiên với nhau. Tự nhiên, mọi vất vả, cực nhọc trong năm qua gần như tan biến.

Empty

Các bạn nhỏ hào hứng học gói bánh chưng

"Gói bánh chưng dịp Tết là phong tục đẹp đã tồn tại qua nhiều đời ở nước ta, nhưng cũng dần mai một ở nhiều thành phố lớn do điều kiện kinh tế, xã hội đổi khác. Thế nhưng, hiện nay, không ít người dân vẫn muốn lưu giữ lại ý nghĩa đẹp đẽ này, tạo không khí Tết cổ truyền cho gia đình, con cái. Đối với gia đình tôi, năm nào cũng cố gắng cùng nhau gói bánh chưng để ngày Tết thêm ý nghĩa, ấm cúng.

Giữa tiết trời vào xuân, được sưởi ấp bằng bếp lửa hồng nghi ngút hơi khói của nồi bánh sôi sục phía hiên sau nhà, mọi người cùng quây quần bên nồi bánh chưng với nhiều câu chuyện của một năm qua, cùng bao chuyện phiếm thường ngày thật ấm áp, ý nghĩa", chị Mận chia sẻ.

Empty

Trẻ nhỏ được hoà mình vào các hoạt động đón Tết an vui của cả gia đình

Còn với gia đình ông Nguyễn Xuân Hải (ở Vĩnh Phúc), những ngày này trở nên rộn ràng hơn bởi tiếng cười nói của các thành viên trong gia đình.

Các con ông đều đi làm và học tập xa nhà, chỉ có dịp Tết mới được đoàn viên cùng gia đình. Thế nên, dù có bận rộn đến mấy nhưng năm nào ông Hải cũng tổ chức gói bánh chưng cùng gia đình. Ngoài việc để các con ông được thưởng thức hương vị bánh chưng xanh ngày Tết, quan trọng hơn hết đây chính là truyền thống gia đình được ông duy trì từ nhiều năm qua.

Nhanh tay gói xong chiếc bánh chưng vuông vức, ông Hải tâm sự: “Mỗi dịp Xuân về, gia đình chúng tôi mới có dịp ngồi quây quần, nói chuyện vui vẻ cùng nhau. Mặc dù làm lụng vất vả cả năm nhưng đến Tết, gia đình tôi cũng cố gắng gói bánh chưng để có chút lửa, chút khói cho cả nhà được đầm ấm hơn, nhắc nhở con cháu gìn giữ nét đẹp truyền thống quý giá của cha ông mình”.

Empty

Bên bếp củi hồng rực lửa, nồi bánh chưng đang nghi ngút khói, những đứa trẻ má ửng hồng vì hơi nóng ngồi xúm lại, xuýt xoa trông nồi bánh cảm nhận không khí Tết đang đến rất gần

Bấy lâu nay, trong lối sống hiện đại, con người bị cuốn theo bộn bề công việc làm phai nhạt dần những phong tục, tập quán tốt đẹp, hoặc ít có dịp quan tâm đến nhau. Vì vậy, việc nấu bánh chưng trong dịp Tết Nguyên đán là một cơ hội để giúp các thành viên trong gia đình xích lại gần nhau để thăm hỏi, thấu hiểu, chia sẻ với nhau những niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống.

Với gia đình bà Trần Thị Nhàn (ở Hải Dương) thì việc cùng với các thành viên trong gia đình, họ hàng cùng nấu bánh là khoảng thời gian quý mà gia đình bà và mọi người chia sẻ nhiều điều trong cuộc sống.

“Năm nào nhà tôi cũng gói bánh chưng để tạo không gian đầm ấm cho gia đình. Đây cũng là dịp để gia đình, họ hàng tập trung về cùng nhau hưởng một cái Tết sum họp, đầm ấm và cũng là việc duy trì truyền thống tốt đẹp của người dân Việt Nam mình”, bà Nhàn chia sẻ.

-->> Hương vị Tết đậm đà trong gói bánh chè lam

Thúy Ngà  
Thiết kế cửa sổ đại kỵ tránh 10 điều làm tiêu tán tài lộc
Tuổi già keo kiệt chi 5 thứ này phúc khí dễ bay mất
Quanh nhà xuất hiện 3 điều báo hiệu may mắn sắp đến
Vì sao ngày càng nhiều bà nội không muốn chăm cháu?
Hối hận sau 5 năm bán nhà ở quê chuyển về sống gần con trai
Vì sao nói 'phần mộ sụp con cháu ít, trên mộ không có cỏ tài sản cạn kiệt'?
3 tài sản cha mẹ dễ gây bất hòa con cái
Làm gì để sống một mình không cô độc?
Chăm cháu khi về già có 4 điều cấm kỵ không nên nói
Cùng làm một việc, ở một nơi nhưng kẻ giàu, người nghèo
Không có gỗ không đỡ được nhà, không xóm giềng không thể sống tốt
Lời 'dặn dò' con gái trong đám cưới gây sốt MXH, chuyên gia khuyên 'không nên': Vì sao?
Tuổi 70 vợ chồng thỏa thuận 4 điều để an tâm dưỡng già
Con cái trưởng thành thường trốn tránh cha mẹ
34 năm gia đình hạnh phúc nhờ sẻ chia việc nhà
Nữ sinh lớp 8 tự làm hại bản thân do nguyên nhân thường thấy trong các gia đình
3 kiểu gia đình không thay đổi sớm muộn cũng bị đào thải
Phụ nữ hiện đại phải cân bằng gia đình và công việc
Lạnh lùng với người nhà, thân thiện với người ngoài có phải bất hiếu?
Lời chúc 8/3 ý nghĩa dành cho sếp nữ, đồng nghiệp và bạn bè
Xem thêm