Thứ năm, 02/05/2024 07:10
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ hai, 17/01/2022 06:00

Tảo mộ cuối năm, nét văn hóa tâm linh không phai nhạt giữa mùa dịch

Thành thông lệ hàng năm, những ngày cận Tết người Việt lại dành thời gian cùng con cháu ra mộ phần tổ tiên, ông bà để sửa sang, dọn dẹp như một việc làm ý nghĩa, nhân văn. Năm nay tuy dịch Covid-19 đang gây ra nhiều mối lo nhưng không vi thế mà việc làm ý nghĩa này bị phai nhạt.

Trong tiết trời lạnh của miền Bắc những ngày cuối năm, ông Hà Tiến Lương mặc dù năm nay đã ngoài 70 tuổi vẫn dậy từ sáng sớm để cùng người thân xuất phát trên chuyến xe gia đình từ Mai Động – quận Hoàng Mai – TP. Hà Nội lên Nghĩa trang Lạc Hồng Viên – Hòa Bình dọn dẹp, thắp nén nhang cho bố mẹ đã khuất.

Chia sẻ về câu chuyện của mình ông Hà Tiến Lương cho biết, để có mặt ở nghĩa trang gia đình ông phải vượt qua quãng đường gần 60km.

“Rất may là đường sá đi lại thuận tiện, lại là ngày cuối tuần nên để đi từ Hà Nội lên Lạc Hồng Viên không mất quá nhiều thời gian”, ông Lương cho biết.

Empty

Mới sáng sớm nhưng gia đình ông Hà Tiến Lương đã vượt quảng đường gần 60km để có mặt ở phần mộ bố mẹ làm công việc tảo mộ cuối năm

Empty
Empty
Empty

Ông Hà Tiến Bảo và người thân cũng tranh thủ dọn dẹp, thắp nén nhang lên mộ phần bố mẹ

Ông Hà Tiến Bảo (66 tuổi, em trai ông Lương) vừa tranh thủ lau chùi, sửa sang lại phần mộ bố mẹ vừa cho hay, bố ông mất từ năm 2009 trong khi mẹ ông mất năm 2018. Từ đó đến nay thành thông lệ hàng năm gia đình ông đều tổ chức tảo mộ cuối năm và dịp tết thanh minh cho con cháu nhớ đến ông bà.

“Trước đây mộ phần bố mẹ tôi được chôn cất ở Nghĩa trang Văn Điển – Hà Nội. 2 năm nay gia đình tôi chuyển mộ phần ông bà lên Lạc Hồng Viên. Tuy đi lại xa xôi hơn nhưng ở đây thoáng mát, lại được quy hoạch bài bản, có người chăm sóc nên mộ phần ông bà luôn được sạch sẽ”, ông Bảo cho biết.

Ông Hà Tiến Lương cho biết thêm, hàng năm gia đình ông đều có ít nhất 3 đợt lên đây thắp hương cho bố mẹ đó là vào dịp Tết thanh minh, dịp giỗ ông bà và tảo mộ cuối năm. Năm nay do dịch bệnh phức tạp, việc đi lại khó khăn nhưng không vì thế mà lơ là việc tảo mộ. Cận Tết tuy bận rộn nhưng gia đình ông vẫn thu xếp để lên vệ sinh, thắp hương cho bố mẹ.

“Sợ dịch bệnh cuối năm phức tạp khó đi lại nên năm nay gia đình tôi tổ chức đi sớm. Làm được việc quan trọng ý nghĩa cuối năm ai cũng thấy thoải mái tâm hồn để đón tết”, ông Lương vui vẻ tâm sự.

Empty
Empty

Mâm lễ vật đơn sơ nhưng được thắp nén hương cho người đã khuất dịp cuối năm mang lại ý nghĩa to lớn đối với con cháu

Không chỉ gia đình ông Hà Tiến Lương, những ngày này khu Nghĩa trang Lạc Hồng Viên nhộn nhịp hơn ngày thường khi các gia đình khác cũng tranh thủ những ngày nghỉ cuối tuần để lên tảo mộ, thắp hương cho ông bà, tổ tiên và người thân đã khuất.

Một gia đình khác cùng con cái cũng tranh thủ cuối tuần từ Hà Nội lên thắp hương tại nghĩa trang này cho biết, do dịch bệnh, việc đi lại hạn chế nhưng nhiều năm nay gia đình anh đều duy trì việc thắp hương, tảo mộ cuối năm cho ông bà, tổ tiên.

“Việc tảo mộ không chỉ thể hiện lòng tưởng nhớ công ơn của ông bà, tổ tiên mà còn giúp con cháu nhớ về nguồn cội để nuôi dưỡng tình yêu thương cho các con”, anh cho biết.

Empty

Nghĩa trang Lạc Hồng Viên có cảnh sông núi, vẫn giữ nét mộc mạc là nơi gửi gắm, chốn thác về

Empty

Người thân tay lễ tay hương với tấm lòng thành kính ra tảo mộ cho ông bà, tổ tiên dịp cuối năm

Nói về truyền thống văn hóa tảo mộ dịp cuối năm của người Việt, Đại đức Thích Trí Thịnh - Phó Trưởng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Hòa Bình, Trụ trì chùa Kim Sơn Lạc Hồng cho biết: Tục tảo mộ của người dân Việt Nam đã có từ lâu đời. Hàng năm vào dịp Tết đến Xuân về các gia đình thường ra nghĩa trang để thực hiện việc tảo mộ như một việc làm ý nghĩa tưởng nhớ tổ tiên, ông bà.

“Tảo mộ là nét đẹp văn hóa của người Việt, biểu hiện tấm lòng hiếu thảo nhớ về tổ tiên ông bà và cần được phát huy” , Đại đức Thích Trí Thịnh nhấn mạnh.

Empty

Đại đức Thích Trí Thịnh - Phó Trưởng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Hòa Bình, Trụ trì chùa Kim Sơn Lạc Hồng

Năm nay do dịch bệnh Covid-19 việc đi lại giữa các địa phương khó khăn hơn, thậm chí việc lên chùa cầu bình an cho gia đình, người thân lại càng khó khăn gấp bội nhưng theo Phó Trưởng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Hòa Bình, các gia đình cần tranh thủ việc có thể đi lại để thắp nén hương cho ông bà, tổ tiên thể hiện lòng thành kính của con cháu.

“Chúng ta đã trải qua 2 năm dịch bệnh và đang dần thích nghi nhưng do những diễn biến dịch nên việc tổ chức lễ chùa là rất khó khăn. Nhưng nhờ công nghệ 4.0 chúng ta có thể truyền tải các nghi lễ tôn giáo, thể hiện tấm lòng thành kính”, Đại đức Thích Trí Thịnh chia sẻ.

Đại đức Thích Trí Thịnh cũng đưa ra khuyến cáo, đi tảo mộ hay lễ chùa ai cũng cần thực hiện nghiêm các quy định về y tế để bảo vệ cộng đồng, tránh lây lan dịch.

“Khi đi lễ chùa chúng ta thường cầu cho bản thân chúng ta và cộng đồng được an lành. Vì thế việc tuân thủ các hướng dẫn phòng dịch cũng chính là góp phần bình an cho bản thân, gia đình và cộng đồng”, Đại đức Thích Trí Thịnh nhắn gửi.

-> Những điều kiêng kỵ khi tảo mộ ngày Tết

An Khánh  
Thiết kế cửa sổ đại kỵ tránh 10 điều làm tiêu tán tài lộc
Tuổi già keo kiệt chi 5 thứ này phúc khí dễ bay mất
Quanh nhà xuất hiện 3 điều báo hiệu may mắn sắp đến
Vì sao ngày càng nhiều bà nội không muốn chăm cháu?
Hối hận sau 5 năm bán nhà ở quê chuyển về sống gần con trai
Vì sao nói 'phần mộ sụp con cháu ít, trên mộ không có cỏ tài sản cạn kiệt'?
3 tài sản cha mẹ dễ gây bất hòa con cái
Làm gì để sống một mình không cô độc?
Chăm cháu khi về già có 4 điều cấm kỵ không nên nói
Cùng làm một việc, ở một nơi nhưng kẻ giàu, người nghèo
Không có gỗ không đỡ được nhà, không xóm giềng không thể sống tốt
Lời 'dặn dò' con gái trong đám cưới gây sốt MXH, chuyên gia khuyên 'không nên': Vì sao?
Tuổi 70 vợ chồng thỏa thuận 4 điều để an tâm dưỡng già
Con cái trưởng thành thường trốn tránh cha mẹ
34 năm gia đình hạnh phúc nhờ sẻ chia việc nhà
Nữ sinh lớp 8 tự làm hại bản thân do nguyên nhân thường thấy trong các gia đình
3 kiểu gia đình không thay đổi sớm muộn cũng bị đào thải
Phụ nữ hiện đại phải cân bằng gia đình và công việc
Lạnh lùng với người nhà, thân thiện với người ngoài có phải bất hiếu?
Lời chúc 8/3 ý nghĩa dành cho sếp nữ, đồng nghiệp và bạn bè
Xem thêm