Chủ nhật, 28/04/2024 01:07
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ bảy, 23/07/2022 10:30

Phù não, tổn thương gan, tử vong do cúm A

Theo bác sĩ, cúm A có thể gây phù não, tổn thương gan trầm trọng, thậm chí tỷ lệ tử vong rất cao. Phụ nữ đang mang thai mắc cúm A cũng có thể gây ra biến chứng viêm phổi hoặc sẩy thai.

Thời gian gần đây, số ca mắc cúm A tăng nhanh là điều "bất thường", bởi loại cúm này thường xuất hiện nhiều vào mùa đông xuân.

Tuy nhiên, nhiều người nhầm lẫn giữa cúm A và cúm thường nên chủ quan. Điều này có thể gây ra hậu quả khôn lường.

Bác sĩ Nguyễn Trí Thức, khoa Bệnh lây đường tiêu hóa (A4-B), Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Hà Nội, cho biết cúm A là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do virus, có khả năng lây nhiễm cao và rất nhanh trong cộng đồng. Cúm A lây lan qua đường giọt bắn khi người bệnh ho, hắt hơi, cười hoặc nói chuyện.

Người dân có thể mắc bệnh khi tiếp xúc, chạm tay vào bề mặt vật dụng bị nhiễm virus sau đó đưa tay lên mũi, miệng, mắt. Do đó, khi bị nhiễm bệnh, người bệnh cần nghỉ ngơi tại nhà, hạn chế tiếp xúc để tránh lây nhiễm cho mọi người.

Cúm A có thể gây nguy hiểm thế nào?

Các triệu chứng cúm A thường xuất hiện đột ngột. Một số triệu chứng thường gặp là đau họng, ho; hắt hơi, chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi; sốt, ớn lạnh; nhức đầu, nhức mỏi cơ thể; cảm thấy mệt mỏi.

Để điều trị cúm A, người bệnh cần uống nhiều nước; uống thuốc hạ sốt, giảm đau paracetamol; cố gắng nghỉ ngơi nhiều; ăn đầy đủ chất dinh dưỡng; tắm nước ấm hoặc lau người, chườm ấm khi sốt cao.

Bác sĩ Nguyễn Trí Thức cho biết: "Đôi khi, các triệu chứng cúm A tự khỏi hoặc nhẹ, có thể điều trị tại nhà. Tuy nhiên, khi các triệu chứng kéo dài hơn một tuần, người bệnh không được chủ quan mà nên đến cơ sở khám chữa bệnh uy tín để điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nghiêm trọng do cúm gây ra".

cum a

Một bệnh nhi mắc cúm A đang được điều trị tại khoa Nhi, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. (Ảnh: TL)

Vị chuyên gia này nhấn mạnh người trên 65 tuổi, trẻ em dưới 2 tuổi và trường hợp mắc các bệnh mạn tính như hen suyễn, bệnh phổi, đái tháo đường... dễ biến chuyển thành ác tính. Đặc biệt, biến chứng nguy hiểm nhất của cúm A là gây phù não và tổn thương gan trầm trọng, tỷ lệ tử vong rất cao. Phụ nữ đang mang thai mắc cúm A cũng có thể gây ra biến chứng viêm phổi hoặc sẩy thai.

Vì vậy, người dân nên đề cao cảnh giác, chủ động phòng bệnh. Khi mắc bệnh, nếu thấy có các biểu hiện bất thường, người bệnh cần được đưa ngay đến các cơ sở y tế tin cậy để được thăm khám, điều trị kịp thời, tránh xảy ra biến chứng đáng tiếc.

Cách phòng ngừa virus cúm A

Để chủ động phòng chống cúm mùa, trong đó có cúm A, bác sĩ Thức khuyến cáo người dân cần thực hiện đảm bảo một số điều sau:

- Vệ sinh cá nhân tốt: Rửa tay thường xuyên, đeo khẩu trang khi ra đường, tránh đám đông lớn. Đặc biệt, khi dịch cúm bùng phát, che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi. Trường hợp bị sốt ở nhà ít nhất 24 giờ sau khi hết để tránh lây nhiễm cho người khác.

- Ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng để đảm bảo sức khỏe phòng ngừa cúm A.

- Thường xuyên lau sạch, vệ sinh, lau sạch các bề mặt, vật dụng tiếp xúc hàng ngày, sàn nhà bằng xà phòng hoặc chất tẩy rửa thông thường. Mở cửa thoáng mát nơi ở, lớp học, phòng làm việc.

- Cách tốt nhất để phòng ngừa cúm A là tiêm vaccine cúm hàng năm. Mỗi mũi tiêm có thể chống lại 3-4 loại virus cúm khác nhau trong mùa cúm năm đó. Đặc biệt, gia đình có trẻ em cần tiêm đủ, đúng lịch, tiêm nhắc lại để chủ động phòng tránh dịch bệnh.

-->> Những ai dễ mắc cúm A, ăn gì để tăng cường sức đề kháng?

Thúy Ngà  
Liên tiếp trẻ bị đuối nước, bác sĩ cảnh báo an toàn trong kỳ nghỉ dài
6 bí quyết cân bằng nội tiết tố tự nhiên, không cần thuốc
Cảm giác nôn nao khi đói là dấu hiệu của bệnh gì?
Hình dạng khuôn mặt tiết lộ tính cách gì của bạn?
Người phụ nữ đột quỵ sau khi làm “chuyện ấy”
Giá đỗ có thực sự giúp sung sức trong 'cuộc yêu''?
Vì sao tập thể dục thường xuyên vẫn tăng cân vù vù?
Bé trai 3 tuổi ngộ độc chì nguy kịch sau khi uống thuốc nam
Bổ sung chất xơ đúng cách tránh đầy hơi, chuột rút
Hà Nội vào đỉnh dịch tay chân miệng: Chuyên gia chỉ dấu hiệu không nên chủ quan
Mắc Covid-19 liên tục trong 613 ngày
Cô đơn làm tăng 50% nguy cơ mất trí nhớ
Bị ù tai, vo ve trong tai: Điều trị bằng cách nào?
Bất thường ở tim có thể là dấu hiệu ung thư tuyến tiền liệt
Tăng 10% nguy cơ đột quỵ do thói quen khi ngủ
Nơi bẩn nhất trong phòng làm việc, chứa ổ vi khuẩn gấp 400 lần bồn cầu
Bệnh viện không được từ chối, chậm trễ cấp cứu trong dịp nghỉ lễ 30/4-1/5
Chuyên gia Meijibio chia sẻ bí quyết sống lâu khoẻ mạnh
“Đu trend” pha mắm tôm vào trà sữa: Thú vui đánh đổi nguy cơ ngộ độc
Dấu hiệu u xơ tử cung thường gặp là gì?
Xem thêm