Thứ bảy, 27/04/2024 11:36
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ sáu, 22/07/2022 13:00

Những ai dễ mắc cúm A, ăn gì để tăng cường sức đề kháng?

Người mắc cúm A thường có dấu hiệu mệt mỏi, uể oải, ăn không ngon miệng,... do đó việc bổ sung các chất dinh dưỡng là điều cần thiết để tăng cường sức đề kháng và nhanh khỏi bệnh.

Đối tượng dễ mắc và trở nặng do cúm A

Theo TS. BS Phạm Thị Bích Thủy - Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương, cúm là bệnh nhiễm virus cấp tính, lây truyền trực tiếp từ người sang người thông qua đường hô hấp. Nguyên nhân gây cúm do các chủng virus cúm A, B, C. Trong đó, cúm A là chủng gây bệnh phổ biến nhất.

Virus cúm có trong nước mũi, nước bọt người bệnh, lây truyền sang người khác qua những hạt nước nhỏ li ti bắn ra từ mũi, miệng người bệnh khi ho, hắt hơi hoặc qua tiếp xúc trực tiếp, hoặc trong không khí, tiếp xúc với các bề mặt, vật dụng có chứa virus cúm.

bs-thuy-16582942115171928601040

TS. BS Phạm Thị Bích Thủy - Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương

Theo bác sĩ Thủy, những đối tượng dễ mắc cúm nhất và dễ diễn biến nặng gây biến chứng là: Trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi, người trên 65 tuổi, phụ nữ mang thai, người bị suy giảm hệ miễn dịch, người có các bệnh lý mạn tính như hen, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, bệnh tim mạch, HIV/AIDS hoặc ung thư…

Bệnh cúm A gây ra bởi các chủng của virus cúm A như H1N1, H5N1, H7N9… Virus cúm tấn công hệ thống hô hấp gây ra các triệu chứng:

- Sốt, có thể sốt cao, ớn lạnh.

- Chảy nước mũi, nước mắt, ngạt mũi, hắt hơi.

- Đau họng.

- Ho.

- Đau đầu.

- Đau cơ hoặc đau nhức cơ thể.

- Mệt mỏi, chán ăn, có cảm giác như kiệt sức.

- Có thể kèm theo các triệu chứng đường tiêu hóa (buồn nôn, nôn, tiêu chảy), đặc biệt ở trẻ em.

Thông thường, bệnh diễn biến nhẹ và hồi phục trong vòng 7 ngày. Ở trẻ em và người lớn tuổi, người mắc bệnh mạn tính về tim, phổi, thận, bệnh chuyển hóa, thiếu máu hoặc người có suy giảm miễn dịch, bệnh có thể diễn biến nặng hơn và có thể gây biến chứng như viêm tai, viêm xoang, viêm phế quản, viêm phổi…

Một số trường hợp bệnh cúm A có thể tiến triển nặng với các triệu chứng như sốt cao, khó thở, tím tái, phù phổi do suy tim và có thể gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

cum-mua-1

Người mắc cúm A thường ho, sốt, mệt mỏi, chán ăn,... (Ảnh minh họa)

Người mắc cúm A nên ăn gì?

Theo TS. BS Phạm Thị Bích Thủy, người mắc bệnh cúm thường rất mệt mỏi, ăn không ngon miệng dẫn đến chán ăn… Nếu để kéo dài có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Do đó, bên cạnh việc điều trị theo chỉ định, người bệnh cần phải chú ý bổ sung dinh dưỡng để nhanh hồi phục bằng cách: Ăn uống đủ chất dinh dưỡng, ăn thức ăn dễ tiêu, uống nhiều nước, ăn nhiều rau quả, trái cây tươi chứa nhiều vitamin C (chanh, cam, quýt…) để tăng cường sức đề kháng chống lại virus gây bệnh.

Một số thực phẩm tốt cho người mắc bệnh cúm:

- Rau quả

Rau quả tươi là thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất giúp bổ sung dinh dưỡng, kháng viêm và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, rất tốt cho người mắc bệnh cúm.

Người bệnh nên ăn các loại rau củ quả có màu đậm như các loại rau lá xanh: rau ngót, cải bó xôi, cải xoăn, bông cải xanh, gấc, cà rốt, cà chua, bí đỏ…

- Thực phẩm giàu vitamin C

Vitamin C giúp kích thích sản xuất các tế bào bạch cầu tấn công vi khuẩn và virus nên cũng được xem là một phần phản ứng miễn dịch của cơ thể. Ngoài ra, vốn là một chất chống oxy hoá mạnh nên vitamin C cũng giúp bảo vệ các tế bào miễn dịch hoạt động hiệu quả hơn, ngăn ngừa được các loại vi khuẩn, virus gây bệnh. Vì vậy, bổ sung vitamin C rất hiệu quả để ngăn ngừa và giảm các triệu chứng của bệnh cúm.

Nguồn thực phẩm bổ sung vitamin C tốt nhất là trái cây họ cam quýt (cam, chanh, bưởi…), nho, dâu tây, đu đủ, táo, lê, chuối, ổi, kiwi… ; các loại rau như: bông cải xanh, cà chua, ớt chuông…

cum a

Bên cạnh việc điều trị theo chỉ định, người mắc cúm A cần phải chú ý bổ sung dinh dưỡng để nhanh hồi phục (Ảnh minh họa)

- Thực phẩm giàu kẽm

Kẽm là chất dinh dưỡng có vai trò quan trọng đối với nhiều chức năng sinh học, đặc biệt là hệ miễn dịch, giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng và chống lại nhiễm trùng.

Nghiên cứu cho thấy, việc bổ sung kẽm có thể giảm nguy cơ mắc các triệu chứng nghiêm trọng và rút ngắn thời gian mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp như: cúm, cảm lạnh, viêm xoang, viêm phổi...

Kẽm có nhiều trong các loại thực phẩm có nguồn gốc động vật. Thực phẩm có nguồn gốc thực vật thường chứa ít kẽm và có giá trị sinh học thấp do khó được hấp thu. Người bệnh nên ăn thức ăn giàu kẽm từ động vật như: sò, hàu, thịt bò, gà, thịt lợn nạc, sữa, trứng, cá, tôm, cua…

- Một số gia vị như hành, tỏi, gừng, mật ong… có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, rất tốt cho người mắc bệnh cảm cúm. Đồng thời, tăng cường miễn dịch, giúp nhanh hồi phục sức khỏe.

-->> Dấu hiệu cảnh báo và cách phòng bệnh cúm A

Thúy Ngà  
Liên tiếp trẻ bị đuối nước, bác sĩ cảnh báo an toàn trong kỳ nghỉ dài
6 bí quyết cân bằng nội tiết tố tự nhiên, không cần thuốc
Cảm giác nôn nao khi đói là dấu hiệu của bệnh gì?
Hình dạng khuôn mặt tiết lộ tính cách gì của bạn?
Người phụ nữ đột quỵ sau khi làm “chuyện ấy”
Giá đỗ có thực sự giúp sung sức trong 'cuộc yêu''?
Vì sao tập thể dục thường xuyên vẫn tăng cân vù vù?
Bé trai 3 tuổi ngộ độc chì nguy kịch sau khi uống thuốc nam
Bổ sung chất xơ đúng cách tránh đầy hơi, chuột rút
Hà Nội vào đỉnh dịch tay chân miệng: Chuyên gia chỉ dấu hiệu không nên chủ quan
Mắc Covid-19 liên tục trong 613 ngày
Cô đơn làm tăng 50% nguy cơ mất trí nhớ
Bị ù tai, vo ve trong tai: Điều trị bằng cách nào?
Bất thường ở tim có thể là dấu hiệu ung thư tuyến tiền liệt
Tăng 10% nguy cơ đột quỵ do thói quen khi ngủ
Nơi bẩn nhất trong phòng làm việc, chứa ổ vi khuẩn gấp 400 lần bồn cầu
Bệnh viện không được từ chối, chậm trễ cấp cứu trong dịp nghỉ lễ 30/4-1/5
Chuyên gia Meijibio chia sẻ bí quyết sống lâu khoẻ mạnh
“Đu trend” pha mắm tôm vào trà sữa: Thú vui đánh đổi nguy cơ ngộ độc
Dấu hiệu u xơ tử cung thường gặp là gì?
Xem thêm