Thứ sáu, 03/05/2024 11:33
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ tư, 26/08/2020 09:03

Ngôi nhà xây trong một đêm, vững chãi suốt hơn 300 năm ở Hà Nội

Ngôi nhà được xây từ năm 1676, chỉ trong một đêm, đến nay vẫn vững chãi. Người làng Sơn Đồng thường kể cho con cháu nghe về sự ra đời đầy bất ngờ của nó...

Làng Sơn Đồng (huyện Hoài Đức, TP Hà Nội) nổi tiếng là làng nghề chuyên tạc tượng, làm đồ thờ cúng... Vùng đất này cũng có một di sản văn hóa đặc biệt là ngôi nhà cổ được xây dựng chỉ trong một đêm.

Đằng sau di sản ngôi nhà cổ là câu chuyện được truyền đời về mối ân tình của hai vị quan nổi tiếng trong thời phong kiến Việt Nam.

Ông Nguyễn Viết Vy (SN 1941) cùng gia đình đang sinh sống trong ngôi nhà này. Ông Vy cho biết, ngôi nhà là của Thượng thư Nguyễn Viết Thứ (1644 - 1692), quan triều Lê, được xây dựng từ năm 1676.

ngoi nha co Giadinhvietnam (1)

Ông Nguyễn Viết Vy

Ông Vy là đời con cháu thứ 11 được giao nhiệm vụ trông coi ngôi nhà. Ông nói, lịch sử ra đời về nhà cổ không được ghi chép trong sách vở, nhưng đã từ nhiều đời nay, người dân làng Sơn Đồng vẫn truyền miệng cho nhau nghe.

Theo đó, năm 1675, dưới đời vua Lê Hy Tông, Đô đốc Thái bảo Nguyễn Công Triều mượn voi của triều đình để kéo nguyên vật liệu, phục vụ việc xây dựng đình chùa và đường đi cho dân chúng.

Tuy nhiên không may voi kiệt sức mà chết. Theo luật thời ấy, đô đốc phải đền một con voi có trọng lượng tương tự bằng vàng hoặc phải chịu án tử hình.

Đô đốc Nguyễn Công Triều dồn hết sản nghiệp cũng không đủ để làm con voi vàng vì vậy ông rất lo lắng. Người được giao xét xử vụ án là Thượng thư Nguyễn Viết Thứ. Vị thượng thư biết Đô đốc Nguyễn Công Triều vô tội nên tìm mọi cách biện hộ cho ông.

Đô đốc được cởi bỏ mọi tội lỗi nên vô cùng cảm động. Ông muốn làm một điều gì đó để tạ ơn Thượng thư Nguyễn Viết Thứ.

Tuy nhiên mọi món quà tặng đều bị vị thượng thư từ chối. Cuối cùng, Đô đốc Nguyễn Công Triều nói rằng, nhà thượng thư đã quá cũ, ông xin dựng một căn nhà mới để tỏ lòng biết ơn.

Khó lòng từ chối nên Thượng thư Nguyễn Viết Thứ đành đưa ra điều kiện, nếu xây ngôi nhà chỉ trong 1 đêm ông mới nhận. Nếu xây quá thời gian đó, ông xin từ chối món quà.

Một chiều năm 1676, người dân thấy một đoàn tùy tùng cùng voi, ngựa, trâu kéo gỗ, gạch, đá, ngói... đến làng Sơn Đồng.

Đến khu đất của gia đình quan Thượng thư Nguyễn Viết Thứ thì trời tối, đoàn người bắt đầu công việc. Họ đẽo cột, dựng khung nhà, cất nóc, kéo gỗ, xúc đất... suốt đêm. Sáng sớm, bà con dân làng vô cùng kinh ngạc khi thấy trên nền đất cũ, một căn nhà mới tinh tươm gồm 5 gian, 2 dĩnh (chái), dài 18,5m và rộng 7,2 m đã được dựng nên.

Cảm động trước tấm chân tình của người tặng, Thượng thư Nguyễn Viết Thứ không thể từ chối món quà.

Ngôi nhà hiện tại được ông Nguyễn Viết Vy trông nom. Gia đình ông đại tu 1 lần vào năm 1995 do nhà đã có nhiều hư hỏng. Trước đó, theo ghi nhận của dòng họ, ngôi nhà cũng đã được chỉnh trang lại một lần vào năm 1975.

Căn nhà được lợp bằng ngói âm dương rất mát mẻ vào mùa hè.

Ông Vy cho biết, ngôi nhà không chỉ là niềm tự hào của dòng họ mà còn là của người làng Sơn Đồng. ông muốn giữ gìn căn nhà bởi nó là minh chứng cho tình bằng hữu và cũng là gia tài về tri thức, văn hóa của cha ông xưa để lại.

Theo ông Viết Vy, Thượng thư Nguyễn Viết Thứ từ nhỏ đã rất hiếu học. Cụ Thứ đậu Tiến sĩ năm 21 tuổi, sau đó, được triều đình bổ dụng vào nhiều vị trí quan trọng.

Cụ làm quan triều Lê nổi tiếng là chính trực và thẳng thắn. Trong nhà còn bức hoành phi ghi 3 chữ "Đức - Dã - Viễn" (lưu giữ đức lâu dài) để nhắc nhở con cháu giữ cho đức bền lâu.

Xem thêm một số hình ảnh về ngôi nhà:

ngoi nha co Giadinhvietnam (2)

Toàn cảnh nhà cổ.

ngoi nha co Giadinhvietnam (3)
ngoi nha co Giadinhvietnam (4)

Từ mái hiên nhìn ra là khoảng sân xanh mát.

ngoi nha co Giadinhvietnam (5)

Bức hoành phi được treo trang trọng giữa nhà.

ngoi nha co Giadinhvietnam (6)
ngoi nha co Giadinhvietnam (7)
ngoi nha co Giadinhvietnam (8)

Bên trong nhà cổ được xây dựng cách đây 344 năm.

ngoi nha co Giadinhvietnam (9)

Tất cả đều được gìn giữ gần như nguyên bản.

ngoi nha co Giadinhvietnam (10)

Đây là niềm tự hào của dòng họ và người dân làng Sơn Đồng.

-> Lão thợ mộc Vĩnh Phúc trang trí nhà ở từ 10.000 bát đĩa cổ

Theo Vietnamnet  
Thiết kế cửa sổ đại kỵ tránh 10 điều làm tiêu tán tài lộc
Tuổi già keo kiệt chi 5 thứ này phúc khí dễ bay mất
Quanh nhà xuất hiện 3 điều báo hiệu may mắn sắp đến
Vì sao ngày càng nhiều bà nội không muốn chăm cháu?
Hối hận sau 5 năm bán nhà ở quê chuyển về sống gần con trai
Vì sao nói 'phần mộ sụp con cháu ít, trên mộ không có cỏ tài sản cạn kiệt'?
3 tài sản cha mẹ dễ gây bất hòa con cái
Làm gì để sống một mình không cô độc?
Chăm cháu khi về già có 4 điều cấm kỵ không nên nói
Cùng làm một việc, ở một nơi nhưng kẻ giàu, người nghèo
Không có gỗ không đỡ được nhà, không xóm giềng không thể sống tốt
Lời 'dặn dò' con gái trong đám cưới gây sốt MXH, chuyên gia khuyên 'không nên': Vì sao?
Tuổi 70 vợ chồng thỏa thuận 4 điều để an tâm dưỡng già
Con cái trưởng thành thường trốn tránh cha mẹ
34 năm gia đình hạnh phúc nhờ sẻ chia việc nhà
Nữ sinh lớp 8 tự làm hại bản thân do nguyên nhân thường thấy trong các gia đình
3 kiểu gia đình không thay đổi sớm muộn cũng bị đào thải
Phụ nữ hiện đại phải cân bằng gia đình và công việc
Lạnh lùng với người nhà, thân thiện với người ngoài có phải bất hiếu?
Lời chúc 8/3 ý nghĩa dành cho sếp nữ, đồng nghiệp và bạn bè
Xem thêm